1.Vị trí vai trò của bố trí sản xuất trong doanh nghiệp
1.1. Khái niệm và ý nghĩa của bố trí sản xuất
Thực chất của bố trí sản xuất trong doanh nghiệp là tổ chức sắp xếp, định dạng về mặt không gian các phương tiện vật chất sử dụng để sản xuất ra sản phẩm hoặc cung ứng dịch vụ đáp ứng nhu cầu của thị trường.
Kết quả của quá trình này là hình thành các nơi làm việc, các phân xưởng, các bộ phận phục vụ sản xuất và dây truyền sản xuất. Luồng di chuyển của công việc của nguyên vật liệu, bán thành phẩm và lao động trong hệ thống sản xuất, dịch vụ của doanh nghiệp là một trong những xuất phát điểm cơ bản, đồng thời cũng là căn cứ để phân loại bố trí sản xuất.
Mục tiêu của bố trí sản xuất là tìm kiếm xác định một phương án bố trí hợp lý, đảm bảo cho hệ thống sản xuất hoạt động có hiệu quả cao, chi phí thấp và thích ứng với loại quá trình sản xuất.
Bố trí sản xuất có quan hệ chặt chẽ với loại quá trình sản xuất, chiến lược kinh doanh, phương tiện thiết bị nhà xưởng sẵn có của mỗi doanh nghiệp.
Bố trí sản xuất trong doanh nghiệp có ý nghĩa rất quan trọng. Nó được xây dựng trên cơ sở các lý do sau:
- Bố trí đúng sẽ tạo ra năng suất chất lượng cao hơn, nhịp độ sản xuất nhanh hơn, tận dụng và phát huy tối đa các nguồn lực vật chất vào sản xuất nhằm thực hiện các mục tiêu kinh doanh của doanh nghiệp.
- Trong nhiều trường hợp, sự thay đổi của bố trí sản xuất sẽ dẫn đến vấn đề tâm lý không tốt, ảnh hưởng xấu đến năng suất lao động.
- Đòi hỏi sự nỗ lực và đầu tư rất lớn về sức người và sức lực tài chính. - Đây là vấn đề dài hạn mà sai lầm sẽ rất khó khắc phục và tốn kém.
1.2. Các yêu cầu trong bố trí sản xuất
Do các ảnh hưởng của các yếu tố như công nghệ, tổ chức trong quá trình bố trí sản xuất mà cần phải đảm bảo những yêu cầu mang tính nguyên tắc sau:
- An toàn cho người lao động.
- Thích hợp với đặc điểm thiết kế và sản phẩm. - Phù hợp với khối lượng sản phẩm của sản xuất. - Đáp ứng những đòi hỏi của công nghệ.
- Thích ứng với môi trường sản xuất.
2. Các loại hình bố trí sản xuất chủ yếu
2.1. Bố trí theo quá trình
Bố trí theo quá trình phù hợp đối với loại hình sản xuất gián đoạn, khối lượng sản phẩm nhỏ, chủng loại nhiều. Sản phẩm hoặc các chi tiết bộ phận đòi hỏi quá trình chế biến khác nhau, thứ tự công việc không giống nhau và sự di chuyển của NVL, bán thành phẩm cũng theo những con đường khác nhau. Máy móc thiết bị nhóm với nhau theo chức năng chứ không phải theo thứ tự chế biến.
Kiểu bố trí này rất phổ biến trong lĩnh vực doanh nghiệp cơ khí và đặc biệt là trong lĩnh vực dịch vụ ngân hàng, bệnh viện, trường học.
Ưu điểm:
- Hệ thống sản xuất có tính linh hoạt.
- Công nhân có trình độ chuyên môn và kỹ năng.
- Hệ thống sản xuất ít khi bị ngừng vì những lý do trục trặc của thiết bị. - Tính độc lập trong chế biến các chi tiết bộ phận cao.
- Chi phí bảo dưỡng thấp. Hạn chế:
- Chi phí sản xuất trên đơn vị sản phẩm cao.
- Lịch trình sản xuất và các hoạt động không ổn định. - Sử dụng nguyên liệu kém hiệu quả.
- Mức độ sử dụng máy móc thiết bị thấp. - Khó kiểm soát.
2.2. Bố trí theo sản phẩm
Phù hợp với loại hình sản xuất lặp lại, thường được sử dụng để thiết lập luồng sản xuất sản phẩm thông suốt, nhịp nhàng, khối lượng lớn. Công việc được chia thành hàng loạt những nhiệm vụ tiêu chuẩn hoá có sự cho phép của chuyên môn hoá.
Các nơi làm việc và thiết bị được bố trí thành dòng nhằm thực hiện đúng trình tự các bước công việc. Máy móc thiết bị chế biến có thể sắp xếp theo một đường cố định theo băng tải.
* Dây chuyền có thể bố trí theo đường thẳng:
Nguyên liệu -> Nơi làm việc 1 -> Nơi làm việc 2 -> Nơi làm việc 3 ....-> Sản phẩm được hình thành.
* Bố trí theo hình chữ U
Loại hình dây chuyền chữ U được ưa chuộng hơn vì có nhiều ưu điểm hơn so với dây chuyền theo đường thẳng.
Những ưu điểm: - Tốc độ sản xuất sản phẩm nhanh. - Chi phí đơn vị sản phẩm thấp. 1 2 3 4 5 6 11 10 9 8 7
- Mức độ sử dụng thiết bị và lao động cao. - Lịch trình sản xuất ổn định.
- Dễ kiểm tra.
Những hạn chế của bố trí theo sản phẩm.
- Hệ thống sản xuất không linh hoạt với những thay đổi về khối lượng, chủng loại sản phẩm.
- Dễ bị ngừng khi có một công đoạn trục trặc. - Không áp dụng khuyến khích tăng NSLĐ cá nhân
2.3. Bố trí cố định vị trí
Theo kiểu bố trí này, sản phẩm đứng cố định một vị trí còn máy móc thiết bị vật tư được chuyển đến đó để tiến hành sản xuất. Đặc điểm của sản phẩm làm cho sản phẩm rất khó di chuyển. Do đặc điểm đó, nên nguyên vật liệu máy móc thiết bị phải đưa đến trước tập kết ở nơi làm việc.
Người ta cố gắng tổ chức sản xuất nhiều bộ phận chi tiết ở nơi khác, chủ yếu là lắp ráp, giảm giá.
Trong kiểu bố trí này có nhược điểm là chi phí quản lý cao và phạm vi kiểm soát hẹp.
2.4. Hình thức bố trí hỗn hợp
- Ba hình thức trên là hình thức kiểu tổ chức kinh điển lý luận. Trong thực tế thường sử dụng các hình thức bố trí hỗn hợp.
- Hình thức bố trí hỗn hợp giữa bố trí theo quá trình và bố trí theo sản phẩm trong cùng một phân xưởng.
- Tế bào sản xuất là một kiểu bố trí trong đó máy móc thiết bị được nhóm vào một tế bào mà ở đó có thể chế biến các sản phẩm chi tiết có cùng đòi hỏi về mặt chế biến. Các tế bào là một mô hình thu nhỏ của bố trí theo sản phẩm. Để tế bào sản xuất có hiệu quả, máy móc thiết bị phải được bố trí gần nhau.
Trong bố trí theo tế bào, máy móc thiết bị được sắp xếp để thực hiện các thao tác cần thiết cho một nhóm các chi tiết bộ phận giống nhau.
Bố trí theo tế bào có nhiều lợi thế như nguyên liệu, bán thành phẩm, dự trữ vận động nhanh, giảm thời gian chuẩn bị sản xuất.
- Bố trí theo nhóm công nghệ: bao gồm việc xác định các chi tiết bộ phận giống nhau về đặc điểm thiết kế và đặc điểm sản xuất và nhóm chúng tạo thành các bộ phận cùng họ. Trong nhiều trường hợp thì đặc điểm thiết kế và chế biến liên quan chặt chẽ với nhau.
- Hệ thống sản xuất linh hoạt.
Hệ thống nhỏ điều chỉnh nhanh và tự động hoá cao. Ngày nay, hệ thống sản xuất linh hoạt đang trở thành mục tiêu phấn đấu của rất nhiều doanh nghiệp vì nó phản ảnh được việc ứng dụng công nghệ hiện đại, đồng thời tạo ra khả năng thích ứng nhanh với sự thay đổi của môi trường kinh doanh. Mọi quá trình sản xuất được điều chỉnh bằng máy tính tự động.
CHƯƠNG V
HOẠCH ĐỊNH TỔNG HỢP