IV. ĐẢM BẢO SỰ THÍCH ỨNG CỦA HỆ THỐNG HOẠCH ĐỊNH NHU CẦU NGUYÊN VẬT LIỆU VỚI NHỮNG THAY ĐỔI CỦA MÔI TRƯỜNG
3. Lập lịch trình công nghệ
Các kế hoạch tổng hợp và tác nghiệp cho thấy khối lượng và thời điểm để sản xuất sản phẩm và nhóm sản phẩm qua các tháng, nhưng chưa nói lên lịch sản xuất cụ thể cho thời gian ngắn hơn. Việc xác định khi nào cần sản xuất và sản xuất bao nhiêu trong từng tuần có ý nghĩa rất lớn giúp cho công tác chuẩn bị đầy đủ kịp thời các nguồn lực dự trữ đúng theo yêu cầu của sản xuất với chi phí nhỏ nhất. Việc xây dựng lịch trình sản xuất đối với từng tuần cụ thể đóng một vai trò hết sức quan trọng.
Lịch trình sản xuất sẽ cho biết cụ thể khối lượng và thời gian hoàn thành đối với một số sản phẩm trong từng tuần có tính toán, cân nhắc đến khối lượng sản phẩm sẽ tiêu thụ và khối lượng dự trữ hiện có, đảm bảo cân đối công suất của máy móc thiết bị, dây chuyền công nghệ, hệ thống nhà xưởng, kho tàng, lao động...
Lịch trình sản xuất dùng để điều hành, theo dõi và đánh giá tình hình sản xuất, nhưng nó cũng có những điều chỉnh kịp thời khi tình hình bên ngoài có những thay đổi bất thường.
Xây dựng lịch trình sản xuất là quá trình xác định số lượng thời gian mà từng chi tiết, bộ phận hoặc sản phẩm phải hoàn thành thông thường trong thời gian 8 tuần. Để lập lịch trình sản xuất, cần xem xét phân tích thông tin về 3 yếu tố cơ bản sau:
- Dự trữ đầu kỳ. - Số liệu dự báo.
- Đơn đặt hàng của khách hàng.
Kết quả của quá trình lập lịch trình sản xuất là những số liệu cụ thể về thời gian, khối lượng đưa và sản xuất và dự trữ hứa hẹn.
Quá trình lập lịch trình sản xuất bắt đầu từ việc tính lượng dự trữ hiện có theo kế hoạch trong từng tuần.
Dự trữ kế hoạch sẵn có = Ddk – max(Dh, Db) Ddk: dự trữ đầu kỳ
Dh: Khối lượng dự trữ theo đơn hàng Db: Số liệu dự báo
báo nhu cầu sản phẩm hoặc số lượng sản phẩm theo đơn hàng thì đó là tín hiệu cần đưa vào sản xuất để có lượng dự trữ thoả mãn nhu cầu.
Lượng dự trữ hứa hẹn dự kiến sẵn có giúp cho bộ phận tiêu thụ của doanh nghiệp tin tưởng chắc chắn rằng doanh nghiệp có khả năng đáp ứng được nhu cầu các đơn hàng của khách hàng. Lượng dự trữ hứa hẹn dự kiến sẵn có chỉ tính cho tuần đầu tiên khi lập lịch trình và tại các tuần bắt đầu đưa vào sản xuất.
Tại tuần đầu tiên, lượng dự trữ hứa hẹn sẵn có được tính bằng lượng đưa vào sản xuất trong từng tuần và tổng khối lượng đơn hàng từ tuần đó đến tuần sản xuất tiếp theo.
Sau khi tính toán theo quy trình trên, ta lập được lịch trình sản xuất, trong đó nêu nõ khi nào sản xuất, mỗi loạt sản xuất bao nhiêu và lượng dự trữ kế hoạch và lượng dự trữ hứa hẹn sẵn có. Tuần Tháng 1 Tháng 2 1 2 3 4 5 6 7 8 Dự trữ đầu kỳ Dự báo Dự trữ kế hoạch hiện có Thời điểm sản xuất Dự trữ hứa hẹn hiện có