5. Bố cục nội dung
2.2.2.2. Doanh số thu nợ
Doanh số cho vay chỉ phản ánh số lượng và quy mô tín dụng của NH chứ chưa phản ánh được hiệu quả sử dụng vốn của NH cũng như đơn vị vay vốn, vì hiệu quả sử dụng vốn được thể hiện ở việc trả nợ vay của KH. Như vậy doanh số thu nợ cũng là một trong những chỉ tiêu đánh giá hiệu quả công tác hoạt động tín dụng trong từng thời kỳ. Vì trong việc thu nợ nếu khả năng thu nợ nhỏ hơn rất nhiều so với doanh số cho vay thì phản ánh một khả năng món nợ đó có thể có rủi ro.
Doanh số thu nợ là tổng số tiền mà NH đã thu hồi từ các khoản đã giải ngân trong một thời gian nhất định. Do đó, việc thu nợ được xem là công tác quan trọng trong hoạt động tín dụng góp phần tái đầu tư tín dụng và đẩy nhanh tốc độ luân chuyển tiền tệ trong lưu thông.
Doanh số thu nợ của PGD qua 3 năm luôn tăng. Cụ thể, năm 2009 là 29.378 triệu đồng, năm 2010 là 41.266 triệu đồng, tăng 11.888 triệu đồng, tương đương 40,47% so với 2009. Năm 2011 là 79.240 triệu đồng, tăng 37.974 triệu đồng, tương đương 92,02% so với 2010.
Trang 28
Để thấy được hoạt động thu nợ của PGD diễn ra như thế nào ta phân tích cụ thể doanh số thu nợ theo thời hạn và theo ngành kinh tế của PGD qua 3 năm từ năm 2009 – 2011.
Doanh số thu nợ theo thời hạn
Bảng 7: Doanh số thu nợ theo thời hạn của PGD qua 3 năm 2009 – 2011.
ĐVT: Triệu đồng
Chỉ tiêu Năm Chênh lệch 2010/2009 Chênh lệch 2011/2010
2009 2010 2011 Số tiền % Số tiền %
Ngắn hạn 28.790 40.534 78.384 11.744 40,79 37.850 93,38
TDH 588 732 856 144 24,49 124 16,94
Tổng 29.378 41.266 79.240 11.888 40,47 37.974 92,02
(Nguồn: PGD Đông Thuận)
Biểu đồ 5: Doanh số thu nợ theo thời hạn của PGD qua 3 năm 2009- 2011.
Trang 29
Doanh số thu nợ ngắn hạn:
Doanh số thu nợ ngắn hạn luôn chiếm tỷ trọng cao trong doanh số thu nợ. Năm 2009 là 28.790 triệu đồng, năm 2010 là 40.534 triệu đồng, tăng 11.744 triệu đồng, tương đương 40,79% so với 2009. Năm 2011 là 78.384 triệu đồng, tăng 37.850 triệu đồng, tương đương 93,38% so với 2010.
Nguyên nhân chính là do KH vay ngắn hạn sử dụng vốn đúng mục đích và có hiệu quả nên đã trả nợ đúng hạn, đồng thời các món vay này chủ yếu được dùng để tài trợ cho những thiếu hụt tạm thời trong nhu cầu SXKD, do thời hạn vay ngắn nên KH cũng tranh thủ trả nợ cho PGD. Bên cạnh đó do đội ngũ cán bộ nhiệt tình, năng nổ trong thời gian qua, không chỉ mở rộng tìm kiếm thị trường để tăng doanh số cho vay mà còn chú ý kiểm tra, giám sát việc sử dụng vốn vay của KH, thường xuyên đôn đốc KH trả nợ khi đến hạn, cộng với sự hướng dẫn chỉ đạo của các cấp lãnh đạo nên công tác thu nợ luôn được thực hiện triệt để. Mặc khác, do đặc điểm của cho vay ngắn hạn có vòng quay vốn nhanh, khoản vay phát sinh nhanh chóng được thu hồi trong năm và khoản vay nhỏ nên công tác thu hồi nợ diễn ra cũng thuận lợi hơn. Do đó PGD có thể tiếp tục cho vay làm cho doanh số cho vay tăng, từ đó doanh số thu nợ cũng tăng theo.
Doanh số thu nợ trung dài hạn:
Cho vay trung dài hạn là những khoản cho vay có thời hạn dài, thời điểm vay và trả nợ cách xa nhau, việc thu hồi nợ xảy ra ở tương lai nên cũng gặp không ít rủi ro. Cụ thể doanh số thu nợ trung dài hạn tại PGD luôn tăng qua 3 năm: Năm 2009 là 588 triệu đồng, năm 2010 là 732 triệu đông, tăng 144 triệu Trang 30
đồng, tương đương 24,49% so với năm 2009. Năm 2011 là 856 triệu đồng, tăng 124 triệu đồng, tương đương 16,94% so với năm 2010.
Nguyên nhân là do sự cẩn trọng trong công tác thẩm định KH của NVKD, PGD chỉ cho vay trung dài hạn đối với những KH được đánh giá là có khả năng trả nợ. Hơn nữa, số lượng cho vay trung dài hạn ít nên việc thu hồi nợ thuận lợi hơn cho vay ngắn hạn.
Doanh số thu nợ ngắn hạn và trung dài hạn qua 3 năm của PGD luôn tăng, về cơ cấu thì tỷ trọng thu nợ ngắn hạn luôn chiếm tỷ trọng cao hơn thu nợ trung dài hạn. Điều này chứng tỏ PGD chủ yếu là tập trung vào hoạt động cho vay ngắn hạn.
Doanh số thu nợ theo ngành kinh tế
Bảng 8: Doanh số thu nợ theo ngành kinh tế của PGD qua 3 năm 2009 – 2011.
ĐVT: Triệu đồng
Chỉ tiêu Năm Chênh lệch 2010/2009 Chênh lệch 2011/2010 2009 2010 2011 Số tiền % Số tiền % Nông nghiệp 22.031 31.287 67.392 9.256 42,01 36.105 115,40 Chăn nuôi 4.064 5.102 6.847 1.038 25,54 1.745 34,20 Thủy sản 3.283 4.877 5.001 1.594 48,55 124 2,54 Tổng 29.378 41.266 79.24 11.888 40,47 37.974 92,02
(Nguồn: PGD Đông Thuận)
Trang 31
Biểu đồ 6: Doanh số thu nợ theo ngành kinh tế của PGD qua 3 năm 2009 – 2011
Nông nghiệp:
Bên cạnh việc cho vay thì công tác thu nợ cũng gặp không ít những khó khăn. Vì đa số người dân là sản xuất nông nghiệp, mang tính chất mùa vụ. PGD đã thực hiện phương châm đưa NVKD xuống từng xã, ấp, hộ gia đình để thu nợ nên doanh số thu nợ đã đạt được kết quả khả quan. Cụ thể, năm 2009 là 22.031 triệu đồng, năm 2010 là 31.287 triệu đồng, tăng 9.256 triệu đồng, tương đương 42,01% so với năm 2009. Năm 2011 là 67.392 triệu đồng, tăng 36.105 triệu đồng, tương đương 115,40% so với năm 2010.
Chăn nuôi:
Việc thu nợ đối với ngành chăn nuôi cũng đạt được kết quả khả quan vì đây là những khoản tiền cho vay tương đối nhỏ nên công tác thu hồi nợ đối với món vay này diễn ra thuận lợi. Doanh số thu nợ ngành chăn nuôi của năm 2009 là 4.064 triệu đồng, năm 2010 là 5.102 triệu đồng, tăng 1.038 triệu đồng, tương đương 42,01% so với năm 2009. Năm 2011 là 6.847 triệu đồng, tăng 1.745 triệu đồng, tương đương 34,20% so với năm 2010.
Thủy sản:
Trang 32
Doanh số thu nợ ngành thủy sản năm 2009 là 3.283 triệu đồng, năm 2010 là 4.877 triệu đồng, tăng 1.594 triệu đồng, tương đương 48,55% so với năm 2009. Năm 2011 là 5.001 triệu đồng, tăng 124 triệu đồng, tương đương 2,54% so với năm 2010.
Nhìn chung, việc thu nợ của PGD đang từng bước được nâng cao, hoạt động kinh doanh của PGD ngày càng mở rộng và hiệu quả hơn. Điều đó thể hiện ở doanh số thu nợ năm sau luôn cao hơn năm trước, trong đó cho vay sản xuất nông nghiệp là đối tượng chiếm doanh số cho vay và doanh số thu nợ cao nhất, với số lượng gần như tuyệt đối, đây là đối tượng vay chủ yếu của PGD. Do đó, PGD rất chú tâm theo dõi diễn biến của những món vay này để giải quyết một cách nhanh chóng, kịp thời nhất nên doanh số thu nợ luôn cao. Bên cạnh đó PGD đã chủ động tìm kiếm các giải pháp thu hồi nợ có hiệu quả, không ngừng kết hợp chặt chẽ với chính quyền địa phương và các cơ quan chức năng để thu các khoản nợ tồn đọng. Vì vậy đã góp phần làm cho doanh số thu nợ liên tục tăng qua các năm.