Doanh số cho vay

Một phần của tài liệu phân tích hoạt động tín dụng tại ocb – chi nhánh tây đô – pgd đông thuận (Trang 31 - 36)

5. Bố cục nội dung

2.2.2.1.Doanh số cho vay

Doanh số cho vay là tổng số tiền mà PGD đã giải ngân dưới hình thức tiền mặt hoặc chuyển khoản trong một khoản thời gian nhất định. Sự tăng trưởng của doanh số cho vay thể hiện quy mô tăng trưởng của công tác tín dụng.

Trên thực tế doanh số cho vay của PGD tập trung nhiều vào cho vay ngắn hạn còn cho vay trung và dài hạn chỉ chiếm tỷ trọng rất nhỏ. Doanh số cho vay tại PGD tăng dần qua các năm. Năm 2009 là 35.235 triệu đồng, năm 2010 là 76.999 triệu đồng, tăng 41.764 triệu đồng, tương đương 118,53% so với năm Trang 23

2009. Năm 2011 là 77.956 triệu đồng, tăng 957 triệu đồng, tương đương 1,24% so với năm 2010.

Để thấy được quy mô hoạt động cụ thể của PGD ta phân tich doanh số cho vay theo thời hạn và theo ngành kinh tế.

Doanh số cho vay theo thời hạn

Bảng 5: Doanh số cho vay theo thời hạn của PGD qua 3 năm 2009 – 2011.

ĐVT: Triệu đồng

Chỉ tiêu Năm Chênh lệch 2010/2009 Chênh lệch 2011/2010 2009 2010 2011 Số tiền % Số tiền % Ngắn hạn 34.530 76.073 76.931 41.543 120,31 858 1,13 TDH 705 926 1.025 221 31,35 99 10,69 Tổng 35.235 76.999 77.956 41.764 118,53 957 1,24

(Nguồn: PGD Đông Thuận)

Biểu đồ 3: Doanh số cho vay theo thời hạn của PGD qua 3 năm 2009 - 2011

Trang 24

Doanh số cho vay ngắn hạn:

Cho vay ngắn hạn luôn tăng qua các năm. Năm 2009 là 34.530 triệu đồng, năm 2010 là 76.073 triệu đồng, tăng 41.443 triệu đồng, tương đương tăng 120,31% so với năm 2009. Năm 2011 là 76.931 triệu đồng, tăng 858 triệu đồng, tương đương 1,13% so với năm 2010. Nguyên nhân chủ yếu là do:

 Cho vay ngắn hạn thường là những khoản tiền nhỏ, do đó PGD có thể giảm bớt được rủi ro do thời hạn cho vay ngắn. Bên cạnh đó do chính sách của NH ưu tiên cho vay ngắn hạn vì dễ thu vốn và lãi.

 Đối tượng sử dụng vốn vay phần lớn là những cá nhân, hộ gia đình vay vốn để phục vụ sản xuất nông nghiệp theo mùa vụ nên chu kỳ vay thường ngắn.

 Do đặc điểm của NH, KH biết đến NH Phương Đông như là một NH bán lẻ, do đó KH thường là những cá nhân có nhu cầu vốn nhỏ và thời hạn vay ngắn.

 Do tâm lý người dân ở nông thôn ngại vay vốn NH lâu.  Doanh số cho vay trung dài hạn:

Trang 25

Doanh số cho vay trung dài hạn chiếm tỷ trọng rất nhỏ trong cơ cấu cho vay của PGD. Vì PGD nhận thấy những khó khăn từ việc thu nợ đối với KH vay trung dài hạn, những khoản nợ xử lý rủi ro dễ rơi vào phần cho vay trung dài hạn nên PGD hạn chế cho vay. Tuy doanh số cho vay trung dài hạn có tăng nhưng vẫn chiếm tỷ trọng không đáng kể trong cơ cấu cho vay của PGD. Cụ thể, năm 2009 là 705 triệu đồng, năm 2010 là 926 triệu đồng tăng 221 triệu đồng, tương đương 31,35% so với năm 2009. Năm 2011 là 1.025 triệu đồng, tăng 99 triệu đồng, tương đương 10,69% so với năm 2010.

Nguyên nhân doanh số cho vay trung dài hạn tăng là do lượng KH đến vay vốn trung dài hạn được PGD đánh giá là có khả năng trả nợ cao, có uy tín, đồng thời PGD đã hoạt động được lâu năm nên tạo được lòng tin ở KH ảnh hưởng đến quyết định vay vốn của KH.

Doanh số cho vay theo ngành kinh tế

Bảng 6: Doanh số cho vay theo ngành kinh tế của PGD qua 3 năm 2009 – 2011.

ĐVT: Triệu đồng

Chỉ tiêu Năm Chênh lệch 2010/2009 Chênh lệch 2011/2010 2009 2010 2011 Số tiền % Số tiền %

Nông nghiệp 26.426 61.159 62.035 34.733 131,43 876 1,43

Chăn nuôi 6.342 11.36 11.403 5.018 79,12 43 0,38

Thủy sản 2.467 4.48 4.518 2.013 81,60 38 0,85

Tổng 35.235 76.999 77.956 41.764 118,53 957 1,24

(Nguồn: PGD Đông Thuận)

Trang 26

Biểu đồ 4: Doanh số cho vay theo ngành kinh tế của PGD qua 3 năm 2009 – 2011.

Nông nghiệp:

Do đặc thù của khu vực là vùng nông thôn, sản xuất nông nghiêp là chủ yếu nên cho vay nông nghiệp chiếm tỷ trọng cao nhất trong cơ cấu cho vay của PGD. Doanh số cho vay ở lĩnh vực này tăng qua các năm. Cụ thể, năm 2009 là 26.426 triệu đồng, năm 2010 là 61.159 triệu đồng, tăng 34.733 triệu đồng, tương đương 131,43% so với 2009. Năm 2011 là 62.035 triệu đồng, tăng 876 triệu đồng, tương đương 1,43% so với 2010.

Thực tế này đã đáp ứng tốt nhu cầu vay vốn của người dân thiếu vốn sản xuất, cải tiến phương thức lao động, cũng như phục vụ tốt sản xuất nông nghiệp như: mua máy cày, máy xới, máy suốt lúa,... Mặc khác, cho vay sản xuất nông nghiệp có độ rủi ro thấp do điều kiện đất đai ở đây thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp nên người dân luôn đạt hiệu quả trong sản xuất, từ đó việc trả nợ được thực hiện tốt. Do đó PGD ưu tiên cho vay trong lĩnh vực này.

Chăn nuôi:

Doanh số cho vay ngành chăn nuôi năm 2009 là 6.342 triệu đồng, năm 2010 là 11.360 triệu đồng, tăng 5.018 triệu đồng, tương đương 79,12% so với

Trang 27

năm 2009. Năm 2011 là 11.403 triệu đồng, tăng 43 triệu đồng, tương đương 0,38% so với năm 2010.

Thủy sản:

Dưới sự chỉ đạo của chính quyền địa phương cùng với sự giúp đỡ của PGD về hỗ trợ vốn để mua thức ăn đầu vào cho những người dân nuôi thủy sản nên phong trào nuôi cá kết hợp với trồng lúa đã phát triển nhanh chóng, vì vậy nhu cầu về vốn cũng tăng nên doanh số cho vay có chiều hướng tăng dần qua các năm. Doanh số cho vay ngành thủy sản năm 2009 là 2.467 triệu đồng, năm 2010 là 4.480 triệu đồng, tăng 2.013 triệu đồng, tương đương 81,60% so với 2009. Năm 2011 là 4.518 triệu đồng, tăng 38 triệu đồng, tương đương 0,85% so với 2010.

Nhìn chung, doanh số cho vay đang có xu hướng tăng dần qua các năm. Điều này là do PGD đã chủ động trong khâu tìm kiếm các khoản vay khả thi thông qua các mối quan hệ với KH quen thuộc, uy tín của NH.

Một phần của tài liệu phân tích hoạt động tín dụng tại ocb – chi nhánh tây đô – pgd đông thuận (Trang 31 - 36)