Giải pháp giảm nợ quá hạn

Một phần của tài liệu phân tích hoạt động tín dụng tại ocb – chi nhánh tây đô – pgd đông thuận (Trang 58 - 60)

5. Bố cục nội dung

3.2.2.Giải pháp giảm nợ quá hạn

 Khi bắt đầu một món vay nào đó PGD nên thẩm định xem xét thận trọng đối với tất cả các KH mới chưa có giao dịch với PGD thì việc thẩm định kỹ lưỡng là việc đương nhiên, còn đối với những KH đã có quan hệ tín dụng với PGD cũng nên thẩm định kỹ kế hoạch kinh doanh của họ là do không phải dự án nào cũng thu hồi đúng thời hạn. Nói chung, công tác thẩm định rất quan trọng tác động trực tiếp đến việc hình thành nợ quá hạn.

 Đối với KH khi vay vốn, PGD không nên xem tài sản thế chấp, tài sản cầm cố là chỗ dựa an toàn cho lượng tiền vay mà đây chỉ là cơ sở cho PGD thu nợ khi KH không còn khả năng trả nợ. PGD phải đánh giá đúng tính khả thi phương án SXKD của KH. Vì một phương án SXKD có hiệu quả là tài sản đảm bảo tiền vay có hiệu quả nhất.

 Đối với các món vay đã cho vay PGD nên theo dõi thường xuyên, xem họ có sử dụng vốn vay đúng mục đích đã thỏa thuận trong hợp đồng không để có biện pháp thu hồi nợ thích hợp và chọn lọc KH cho PGD.

 Chú ý hơn việc định kỳ hạn nợ và gia hạn nợ phù hợp với chu kỳ sản xuất kinh doanh và thời gian thi công các công trình. Tập trung thu hồi nợ đến

Trang 50

hạn và nợ quá hạn, nợ đã xử lý rủi ro, kiên quyết chuyển nợ quá hạn đối với khách hàng đến hạn trả nợ nếu không có lý do chính đáng để gia hạn nợ.

 Tích cực xử lý và thu hồi nợ rủi ro, giảm thấp nợ quá hạn, thu đúng, thu đủ và kịp thời mọi nguồn thu. PGD phối hợp với lãnh đạo các huyện ủy, UBND các huyện và các địa phương trong công tác thu hồi nợ để đạt kết quả tốt hơn.

 NVKD là người đóng vai trò quan trọng trong việc giảm nợ quá hạn tại NH, là người trực tiếp cho vay và nhận hồ sơ, đánh giá tính khả thi của phương án SXKD, thu thập thông tin, đánh giá tình hình tài chính của KH. Vì vậy, nếu NVKD đánh giá sai KH thì rủi ro phát sinh nợ quá hạn là rất lớn. Cho nên, sau khi cho vay thì NVKD cần phải đình kỳ theo dõi quá trình sử dụng vốn vay của KH để có thời gian thu hồi kịp thời nếu KH sử dụng vốn vay sai mục đích.

 NVKD phải thường xuyên theo dõi dư nợ cho vay để phát hiện nợ sắp đến hạn và thông báo cho NH kịp thời gởi giấy báo trả nợ đến tay KH.

 NH nên sử dụng biện pháp gia hạn nợ hoặc điều chỉnh kỳ hạn trả nợ khi KH chưa đủ điều kiện trả nợ với điều kiện phương án của người vay đang có hiệu quả.

 NH tăng cường phối hợp với tòa án, chính quyền địa phương để thu hồi nợ quá hạn bằng các biện pháp như: yêu cầu KH lập cam kết trả nợ, phát mãi tài sản thế chấp, cầm cố.

PHẦN KẾT LUẬN – KIẾN NGHỊ

 Trang 51

Một phần của tài liệu phân tích hoạt động tín dụng tại ocb – chi nhánh tây đô – pgd đông thuận (Trang 58 - 60)