5. Bố cục nội dung
2.2.3.1. Dư nợ trên vốn huy động
Biểu đồ 11: Dư nợ trên vốn huy động của PGD qua 3 năm 2009 – 2011. Đơn vị tính: %
Trang 42
Đây là chỉ tiêu phản ánh khả năng sử dụng VHĐ của NH vào công tác tín dụng, chỉ tiêu này quá lớn hay quá nhỏ đều không tốt. Bởi vì nếu chỉ tiêu này lớn hơn 1 thì khả năng huy động vốn của NH thấp, ngược lại nếu chỉ tiêu này nhỏ hơn 1 thì NH sử dụng nguồn VHĐ không hiệu quả. Nếu 100% VHĐ được đầu tư hết cho hoạt động tín dụng thì hoạt động kinh doanh của NH đạt hiệu quả, do phần lãi cho công tác huy động vốn được bù đắp bằng mức lãi suất cao hơn khi đầu tư vào cho vay.
Qua bảng số liệu trên ta thấy tỷ lệ dư nợ trên VHĐ của PGD tăng giảm không đều qua 3 năm. Năm 2009 tỷ lệ này là 72,97% nhưng đến năm 2010 tỷ lệ này tăng lên 118%, tăng 45,03% so với năm 2009. Tỷ lệ này tăng là tốt, tuy nhiên nếu cao hơn 100% thì cũng không tốt, vì nguồn VHĐ tăng không kịp so với dư nợ, tức là huy động ít mà cho vay lại nhiều, do đó PGD phải sử dụng thêm vốn điều chuyển, điều đó làm tăng chi phí, ảnh hưởng đến lợi nhuận của PGD.
Sang năm 2011 tỷ số này giảm còn 95,91%, tức là với 95,91 đồng dư nợ thì có 100 đồng VHĐ được, chỉ tiêu này càng gần 1 thì càng tốt, điều này cho thấy công tác huy động vốn của PGD đạt hiệu quả hơn, PGD có thể chủ động trong việc huy động vốn và cho vay.
Để đánh giá một cách chính xác hơn hiệu quả hoạt động tín dụng của PGD ta cần xét thêm chỉ tiêu nợ quá hạn trên tổng dư nợ nhằm hiểu rõ hơn về mức độ rủi ro tín dụng của PGD trong thời gian qua.