Phân tích tình hình huy động vốn tại ngân hàng

Một phần của tài liệu phân tích hoạt động tín dụng tại ocb – chi nhánh tây đô – pgd đông thuận (Trang 29 - 31)

5. Bố cục nội dung

2.2.1.Phân tích tình hình huy động vốn tại ngân hàng

Bảng 4: Tình hình huy động vốn của PGD qua 3 năm 2009 – 2011.

ĐVT: Triệu đồng

Chỉ tiêu Năm Chênh lệch 2010/2009 Chênh lệch 2011/2010 2009 2010 2011 Số tiền (%) Số tiền (%)

+ Không kỳ

hạn 923 1.149 1.197 226 24,49 48 4,18

+ Có kỳ hạn 44.546 56.609 68.584 12.063 27,08 11.975 21,15

Tổng 46.397 58.967 71.206 12.570 27,09 12.239 20,76

(Nguồn: PGD Đông Thuận)

Trang 21

Biểu đồ 2: Tình hình huy động vốn của PGD qua 3 năm 2009 – 2011.

Tiền gửi thanh toán:

Đây là tiền gửi của các tổ chức kinh tế và doanh nghiệp, là loại tiền gửi mà KH có thể rút ra bất cứ lúc nào nhằm mục đích thanh toán của mình, loại tiền gửi này được hưởng lãi suất rất thấp. Tiền gửi thanh toán năm 2009 là 928 triệu đồng, năm 2010 là 1.209 triệu đồng, tăng 281 triệu đồng, tương đương 30,28% so với năm 2009. Đến năm 2011 là 1.425 triệu đồng, tăng 216 triệu đồng, tương đương 17,87% so với năm 2010. Do đây là vùng nông thôn ít doanh nghiệp và PGD nhỏ nên chưa tiếp cận được với các tổ chức gửi tiền, nên loại tiền gửi này chỉ chiếm tỷ trọng nhỏ trong nguồn VHĐ của PGD.

Tiền gửi tiết kiệm:

Tiền gửi tiết kiệm là nguồn VHĐ chủ yếu của PGD chiếm trên 90%. Qua bảng số liệu ta thấy loại tiền gửi này tăng liên tục qua 3 năm. Năm 2009 là 45.469 triệu đồng, năm 2010 là 57.758 triệu đồng, tăng 12.289 triệu đồng, tương đương 27,03% so với năm 2009. Đến năm 2011 là 69.781 triệu đồng, tăng 12.023 triệu đồng, tương đương 20,82% so với năm 2010.

Trang 22

Nguyên nhân là do loại tiền gửi này có thời gian cụ thể, PGD có thể sử dụng cho vay theo kế hoạch và thu hồi để trả nợ cho KH đúng hạn, đồng thời đây cũng là nguồn tiền nhàn rỗi nên KH không rút trước hạn nên gửi theo kỳ hạn sẽ được hưởng mức lãi suất cao hơn so với gửi không kỳ hạn. PGD rất ưu tiên cho loại tiền gửi tiết kiệm này.

Không kỳ hạn:

Là loại tiền gửi mà KH có thể rút bất cứ lúc nào, loại tiền gửi này không vì mục đích lợi nhuận nên chiếm tỷ trọng rất nhỏ trong tiền gửi tiết kiệm. Năm 2009 là 923 triệu đồng, năm 2010 là 1.149 triệu đồng, tăng 226 triệu đồng, tương đương 24,49% so với năm 2009. Sang năm 2011 là 1.197 triệu đồng, tăng 48 triệu đồng, tương đương 4,18% so với năm 2010.

Có kỳ hạn:

Là loại tiền gửi chiếm tỷ trọng cao nhất và là nguồn VHĐ chủ yếu của PGD. Qua bảng số liệu ta thấy loại tiền gửi này tăng liên tục qua 3 năm. Cụ thể, năm 2009 là 44.546 triệu đồng, năm 2010 là 56.609 triệu đồng, tăng 12.063 triệu đồng, tương đương 27,08% so với năm 2009. Năm 2011 là 68.584 triệu đồng, tăng 11.975 triệu đồng, tương đương 21,15% so với năm 2010.

Nguyên nhân là do NH áp dụng tiền gửi đa dạng với nhiều kỳ hạn khác nhau như: 1 tuần, 2 tuần, 3 tuần, 1 tháng, 2 tháng, 3 tháng, 4 tháng, 5 tháng, 6 tháng, 7 tháng, 8 tháng, 9 tháng, 10 tháng, 11 tháng,12 tháng,… với lãi suất linh hoạt cho từng đối tượng. Phong cách phục vụ văn minh, lịch sự, ân cần, chu đáo tạo được uy tín và lòng tin cho KH.

Một phần của tài liệu phân tích hoạt động tín dụng tại ocb – chi nhánh tây đô – pgd đông thuận (Trang 29 - 31)