Phân tích hồi quy

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nâng cao khả năng huy động vốn của các Doanh nghiệp nhỏ và vừa tại thị xã Dĩ An, tỉnh Bình Dương (Trang 80 - 121)

7. Kết cấu của đề tài

3.3.4.Phân tích hồi quy

Mô hình hồi quy dùng trong phân tích có dạng sau:

YHDV(i) = C0i + α1iNTPL + α2iNTKT+ α3iĐĐDN +α4iQDCGP + ε(i)

Theo Hoàng Trọng và Chu Nguyễn Mộng Ngọc (2008), phân tích hồi quy là nghiên cứu mối liên hệ phụ thuộc của một biến (gọi là biến phụ thuộc) vào nhiều biến khác (gọi là biến độc lập), với ý tưởng ước lượng và hoặc dự đoán giá trị trung bình (tổng thể) của biến phụ thuộc trên cơ sở giá trị biết trước (trong mẫu) của các biến độc lập. Khi chạy hồi quy cần quan tâm các thông số sau:

• Hệ số Becta: hệ số hồi quy chuẩn hóa cho phép so sánh trực tiếp giữa các hệ số dựa trên mối quan hệ giải thích của chúng với biến phụ thuộc.

• Hệ số R2 (R Square): đánh giá phần biến động của biến phụ thuộc được giải thích bởi các biến dự báo hay biến độc lập. Hệ số ngày có thể thay đổi từ 0 đến 1.

• Hệ số R2 điều chỉnh (Adjust R Square): Được sử dụng để phản ánh sát hơn mức độ phù hợp của mô hình hồi quy tuyến tính đa biến. R2 điều chỉnh không nhất thiết tăng lên khi nhiều biến được thêm vào phương trình, nó là thước đo sự phù hợp được sử dụng cho tình huống hồi quy tuyến tính biến vì nó không phụ thuộc vào độ lệch phóng đại của Hệ số R2 .

• Kiểm đỉnh ANOVA để kiểm tra tính phù hợp của mô hình với tập dữ liệu gốc. Nếu mức ý nghĩa của kiểm định <0.05 thì ta có thể kết luận mô hình hồi quy phù hợp với tập dữ liệu.

• Độ chấp nhận của biến (Tolerance) thường được sử dụng để đo lường hiện tượng cộng tuyến.

• Hệ số phóng đại phương sai (Variance inflation factor – VIF) có liên hệ gần với độ chấp nhận.Thực tế nó là nghịch đảo của độ chấp nhận. Khi Tolerance nhỏ thì VIF lớn, quy tắc là VIF vượt quá 10, đó là dấu hiệu của đa cộng tuyến.

Việc xây dựng mô hình hồi quy nhằm đánh giá mức độ ảnh hưởng của các biến độc lập đối với biến phụ thuộc. Do đó, kết quả phân tích hồi quy tuyến tính cho thấy mô hình có R2 = 0.926 và R2 được điều chỉnh là 0.924. Kết quả này cho thấy độ thích hợp của mô hình là 92.6% hay nói một cách khác 92.6% sự biến thiên của HDV được giải thích chung của các biến độc lập theo bảng 3.15 dưới đây:

Bảng 3.15: Phân tích hồi quy Model Summary

Model R R Square

Adjusted R Square

Change Statistics

F Change df1 df2 Sig. F Change

1 .962a .926 .924 361.005 4 115 .000

Predictors: (Constant), NTPL, ĐĐDN, NTKT, QDCGP

Kết quả phân tích mô hình hồi quy, ta thấy rằng mô hình thực tế (tối ưu) của nhân tố HDV gồm 4 nhân tố tác động tại bảng 3.15, có ảnh hưởng 92.6% đến nhân tố HDV với mức độ tin cậy. Mục tiêu kiểm định này nhằm xem xét có mối quan hệ tuyến tính giữa các biến độc lập với biến phụ thuộc hay không. Mô hình được xem là không phù hợp khi tất cả các hệ số hồi quy đều bằng không, và mô hình được xem là phù hợp nếu có ít nhất một hệ số hồi quy khác không.

Với giả thiết : Ho biến độc lập không ảnh hưởng tới biến phụ thuộc; H1: biến độc lập có ảnh hưởng tới biến phụ thuộc

Bảng 3.16: Phân tích phương sai ANOVAb

Model Sum of Squares df Mean Square F Sig. 1 Regression 110.222 4 27.556 361.005 .000a Residual 8.778 115 .076 Total 119.000 119

a. Predictors: Hang so (Constant), Nhan to phap ly, Nhan to kinh te, Dac diem doanh nghiep, Quyet dinh cac giai phap.

b. Dependent Variable: HDV

Trên cơ sở phân tích phương sai (Analysis of variance ANOVA) để kiểm định. Mức ý nghĩa đảm bảo có độ tin cậy ít nhất 95% cho thấy ( Sig = 0.000 < 0.05), ta chấp nhận giả thuyết H1, đều đó chứng tỏ rằng mô hình hồi quy xây dựng phương sai ANOVA là phù hợp với dữ liệu thu thập được, và các biến đưa vào đều có ý

nghĩa thống kê với mức ý nghĩa 5%. Kết quả phân tích các hệ số hồi quy cho thấy giá trị sig của các biến độc lập đều nhỏ hơn 0.05, do đó ta có cơ sở bác bỏ giả thiết Ho, hay là các biến độc lập trên đều có tác động đến HDV.

Bảng 3.17: Phân tích hồi quy Coefficientsa

Model Unstandardized Coefficients Standardized Coefficients t Sig. Collinearity Statistics B Std. Error Beta Toleran ce VIF

1.(Constant) Hang so 1.654E-17 .025 .000 1.000

Quyet dinh cac giai phap .577 .025 .577 22.782 .000 1.000 1.000

Nhan to kinh te .552 .025 .552 21.789 .000 1.000 1.000

Dac diem doanh nghiep .353 .025 .353 13.948 .000 1.000 1.000 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Nhan to phap ly .405 .025 .405 15.991 .000 1.000 1.000

a. Dependent Variable: HDV

Phân tích kiểm định hệ số hồi quy của các biến Quyet dinh cac giai phap, Nhan to kinh te, Dac diem doanh nghiep, Nhan to phap ly.

Theo phân tích bảng 3.17 ta nhận thấy giá trị Sig = 0.000 nhỏ hơn 0,05 (với mức ý nghĩa 5%), thì độ tin cậy của hệ số hồi quy là 95%. Cho nên ta bác bỏ Ho chấp nhận H1, hay là Quyết định các giải pháp (QDCGP) thật sự có ảnh hưởng tới HDV ( huy động vốn).

Với giá trị Sig = 0.000 nhỏ hơn 0,05 (với mức ý nghĩa 5%), thì độ tin cậy của hệ số hồi quy là 95%. Cho nên ta bác bỏ Ho chấp nhận H1, hay là Nhân tố kinh tế thật sự có ảnh hưởng tới Huy động vốn.

Ta nhận thấy giá trị Sig = 0.000 nhỏ hơn 0,05 (với mức ý nghĩa 5%), thì độ tin cậy của hệ số hồi quy là 95%. Cho nên ta bác bỏ Ho chấp nhận H1, hay là Nhân tố pháp lý có ảnh hưởng tới Huy động vốn.

Ta nhận thấy giá trị Sig = 0.000 nhỏ hơn 0,05 (với mức ý nghĩa 5%), thì độ tin cậy của hệ số hồi quy là 95%. Cho nên ta bác bỏ Ho chấp nhận H1, hay là Đặc điểm doanh nghiệp có ảnh hưởng tới Huy động vốn.

 Mô hình thực tiễn của nhân tố Huy động vốn được thiết lập như sau:

YHDV(i) = 1.654E-17 + 0.577*QDCGP + 0.552*NTKT + 0.353*ĐĐDN + 0.405*NTPL + 0.0247

Dựa vào kết quả xử lý tại bảng 3.17 ta thiết lập được mô hình hồi quy dạng tổng thể.Từ mô hình hồi quy dang tổng thể cho thấy nhân tố Quyết định các giải pháp của mô hình có tầm quan trọng hơn, so với các Nhân tố kinh tế, Nhân tố pháp lý, đặc điểm doanh nghiệp trong quá trình Huy động vốn của các DNNVV tại thị xã Dĩ An, tỉnh Bình Dương. Mô hình hồi quy một lần nữa khẳng định chứng minh được ý nghĩa cho việc tìm kiếm các quyết định sự lựa chọn cho các giải pháp để huy động vốn của các DNNVV tại thị xã Dĩ An, tỉnh Bình Dương cũng chính là tiếp cận Huy động vốn của các DNNVV là yếu tố quyết định có ý nghĩa rất lớn đối với các DNNVV tại thị xã Dĩ An, tỉnh Bình Dương.

Kết luận chương 3

Qua nghiên cứu ở chương 3 luận văn, có thể cho thấy sự đóng góp đáng kể của DNNVV cho sự phát triển kinh tế xã hội của thị xã Dĩ An, tỉnh Bình Dương. Trong quá trình hội nhập kinh tế, các DNNVV phải chịu sự tác động của nhiều yếu tố. Trong chương 3, tác giả đã đưa ra mô hình nghiên cứu các nhân tố tác động đến khả năng huy động vốn của các DNNVV bao gồm 4 nhân tố: Nhân tố pháp lý, nhân tố kinh tế, đặc điểm doanh nghiệp và nhân tố quyết định các giải pháp có mức ảnh hưởng lớn quyết định đến khả năng tiếp cận huy động vốn của các doanh nghiệp. Do đó, tác giả đã tiến hành phân tích và khẳng định được quyết định các giải pháp, mang ý nghĩa quyết định có ảnh hưởng tới khả năng huy động vốn của doanh nghiệp, đây là nhân tố có tầm quan trọng nhất (trong 4 nhóm nhân tố) đối với sự thành công của các DNNVV. Tuy nhiên, thực tế cho thấy không phải tất cả các doanh nghiệp nào khi huy động vốn thì được đáp ứng yêu cầu. Hơn 23% các DNNVV trên địa bàn thị xã Dĩ An, tỉnh Bình Dương không có khả năng huy động vốn tại các tổ chức cung ứng vốn, vì lãi suất huy động vốn rất cao, không có tài sản đảm bảo thế chấp, không có khả năng soạn thảo phương án sản xuất kinh doanh, năng lực tài chính hạn chế… Do đó, qua nghiên cứu giữa kết quả định tính với kết quả định lượng tác giả tìm ra các nguyên nhân dẫn tới các DNNVV không thể huy động vốn được nêu trên. Vì vậy, để tất cả các DNNVV có thể huy động vốn được để phát triển việc sản xuất kinh doanh, thì phải khắc phục những nguyên nhân này, để góp phần làm tăng trưởng kinh tế xã hội tại thị xã Dĩ An, trong chương 3, tác giả sẽ trình bày giải pháp nâng cao khả năng huy động vốn của các DNNVV.

CHƯƠNG 4

CÁC GIẢI PHÁP NÂNG CAO KHẢ NĂNG HUY ĐỘNG VỐN CỦA CÁC DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA

TẠI THỊ XÃ DĨ AN, TỈNH BÌNH DƯƠNG

4.1. Chính sách Đảng bộ thị xã Dĩ An, tỉnh Bình Dương đối với sự phát triễn của các DNNVV trong giai đoạn từ năm 2010-2015

Thực hiện Nghị định 56/2009/NĐ-CP ngày 30 tháng 06 năm 2009 của Chính phủ về trợ giúp phát triển DNNVV và Công văn số 4695/BKHĐT-PTDN ngày 18 tháng 7 năm 2011 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư về việc Xây dựng Kế hoach phát triễn doanh nghiệp nhỏ và vừa giai đoạn 2011-2015. Thực hiện số 3348/KH- UBND ngày 09 tháng 11 năm 2011 của Ủy Ban nhân dân tỉnh Bình Dương và Ủy Ban nhân dân thị xã Dĩ An thông qua. Trong những năm qua, các DNNVV là khu vực doanh nghiệp có vai trò quan trọng trong công tác giải quyết việc làm, tăng thu nhập cho người lao động, huy động tập trung các nguồn lực xã hội cho đầu tư phát triễn và đóng góp vào chung ngân sách tỉnh.

Hiện nay, nền kinh tế thế giới đang lâm vào khủng hoảng tầm trọng, lạm phát tăng cao, các Chính phủ phải chịu áp lực chi trả các khoản nợ nước ngoài ngày càng tăng, các doanh nghiệp phải chịu sự cạnh tranh quyết liệt, để chống chọi những khó khăn và thách thức đó.

Theo kế hoạch phát triễn kinh tế xã hội của Ủy ban nhân dân tỉnh số 3348/KH- UBND trong giai đoạn 5 năm từ năm 2011 -2015, cũng như kế hoạch UBND thị xã Dĩ An chỉ đạo, số lượng các DNNVV được thành lập mới tăng từ 10-12%/năm. Số lượng DNNVV đóng góp vào GDP của tỉnh chiếm 40-50%, giải quyết công ăn việc làm từ 3.000–5.000 lao động/năm. Các DNNVV chiếm 60% có khả năng tiếp cận được các nguồn huy động vốn cho vay từ các tổ chức tín dụng chiếm 80% các DNNVV được trợ giúp pháp lý.

4.2. Các giải pháp từ nhà nước nhằm nâng cao khả năng huy động vốn của các DNNVV tại thị xã Dĩ An, tỉnh Bình Dương

4.2.1. Giải pháp bình ổn môi trường kinh tế vĩ mô nhằm tạo điều kiện của các DNNVV

Thị xã Dĩ An, cần xây dựng chính sách kinh tế vĩ mô sao cho phù hợp, một cách đồng bộ để thể hiện sự khuyến khích của Nhà nước đối với các DNNVV. Theo đó, Chính quyền tại thị xã Dĩ An sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho các DNNVV thực hiện khung khổ pháp luật, chính sách ưu đãi cho doanh nghiệp, để các DN tiếp cận khả năng huy động vốn, có tính cạnh tranh đối với các nguồn lực đầu vào như nguyên liệu, năng lượng, đất đai, công nghệ, vốn, lao động, chất xám cụ thể như sau:

o Thứ nhất, tác động về thể chế về đầu tư. Luật đầu tư đã được ban hành và có hiệu

lực từ ngày 01/07/2006. Do đó, các cơ quan chức năng cần ban hành kịp thời các văn bản hướng dẫn thực hiện và phổ biến cho các doanh nghiệp. Bên cạnh đó, Nhà nước cũng cần sớm ban hành văn bản hướng dẫn thi hành Luật cạnh tranh nhằm giúp cho các DN có môi trường cạnh tranh bình đẳng và an toàn.

o Thứ hai, đổi mới sửa đổi bổ sung thể chế về đất đai và hỗ trợ mặt bằng sản xuất

kinh doanh. Lập quy hoạch, kế hoạch chi tiết sử dụng đất và công khai các quy hoạch này nhằm đảm bảo chắc chắn cho việc giao đất, cho thuê đất, giúp các DN công khai tiếp cận với đất phục vụ sản xuất. Bên cạnh đó, Nhà nước nên đẩy nhanh tiến độ cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, hỗ trợ đưa các DNNVV gây ô nhiễm di dời ra khỏi khu vực đô thị.

o Thứ ba, tiếp tục cải cách đổi mới, sửa đổi và bổ sung quy định về thuế thu nhập

doanh nghiệp theo hướng mở rộng đối tượng chịu thuế; đơn giản hóa phương pháp và căn cứ tính thuế; tạo điều kiện hơn nữa cho các DNNVV trong việc được hưởng ưu đãi về sắc thuế này trong những năm đầu thành lập.

o Thứ tư, hoàn thiện các quy định về chế độ kế toán – báo cáo tài chính. Đơn giản

hóa hệ thống kế toán cho các DNNVV trên cơ sở các tài khoản và phương pháp kế toán vẫn đảm bảo phù hợp với chuẩn mực kế toán chung. Nhà nước cần tạo điều (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

kiện thuận lợi, hỗ trợ các DN trong việc gia nhập thị trường, chuyển giao công nghệ, xúc tiến thương mại.

o Thứ năm, hỗ trợ đất đai, mặt bằng sản xuất cho DN, chính quyền các cấp cần xây

dựng quy hoạch đất đai, quy hoạch phát triển kết cấu hạ tầng, phát triển các khu công nghiệp, công khai rộng rãi thông tin về mặt bằng, đất đai cho các DN được biết.

o Thứ sáu, hướng dẫn các DNNVV tìm kiếm thị trường xuất nhập khẩu, tỉnh Bình

Dương nên có chính sách khuyến khích nhập khẩu công nghệ hiện đại, và đầu tư nghiên cứu sản phẩm mới, tháo gỡ những chính sách bảo hộ cao cho sản xuất trong nước, tạo điều kiện cho DN cải thiện điều kiện sản xuất, nâng cao chất lượng sản phẩm. Đẩy mạnh hỗ trợ tài chính thông qua Quỹ hỗ trợ xuất khẩu cho các DN từ khâu sản xuất đến tiêu thụ, có chính sách ưu đãi về thuế xuất khẩu cho các DNNVV.

o Thứ bảy, đào tạo nguồn nhân lực, Nhà nước cần có cơ chế tài chính hỗ trợ các

DN trong hoạt động đào tạo, khuyến khích các hình thức đào tạo lại doanh nghiệp. Ngoài ra, cần tạo điều kiện và khuyến khích hình thành các trung tâm đào tạo, thu hút cán bộ giỏi trong lĩnh vực đào tạo nhân lực.

o Thứ tám, nhà nước cũng cần hỗ trợ, giúp cho các DNNVV phát triễn lĩnh vực

công nghệ thông tin. Để hoạt động kinh doanh, DN cần rất nhiều thông tin trong và ngoài nước như thông tin thị trường, chính sách, luật pháp, giá cả nguyên vật liệu.

4.2.2. Giải pháp phát triển thị trường chứng khoán để huy động vốn cho các DNNVV tại thị xã Dĩ An, tỉnh Bình Dương

Đối với các DNNVV tại thị xã Dĩ An, tỉnh Bình Dương không đảm bảo điều kiện để niêm yết gọi là (DNNVV có quy mô vốn dưới 80 tỷ đồng), Ủy ban chứng khoán Nhà nước cần sớm tổ chức thị trường giao dịch các loại chứng khoán chưa được niêm yết trên. Nhà nước tập trung phát triễn thị trường chứng khoán phi tập trung (gọi là thị trường chứng khoán OTC), Trung tâm giao dịch chứng khoán, nhằm tạo điều kiện cho các DNNVV có thể tham gia huy động vốn, mở rộng môi

trường đầu tư có tổ chức, bảo vệ nhà đầu tư và góp phần hoàn thiện, lành mạnh hóa thị trường chứng khoán như sau:

o Thứ nhất, nhà nước đẩy mạnh công tác tuyên tuyền kiến thức về thị trường

chứng khoán phi tập trung giành cho nhà đầu tư và khuyến khích các đối tượng tham gia TTCK ngày càng đông về số lượng, quy mô theo chất lượng.

o Thứ hai, qua đó tăng cường năng lực tài chính và năng lực hoạt động, năng lực

cung cấp về công tác thông tin chính sách của các công ty chứng khoán trên thị trường niêm yết.

o Thứ ba, nhà nước cải cách chính sách văn bản pháp luật liên quan tới TTCK phi

tập trung này, nhằm tiến tới chỉnh đốn hoạt động TTCK phi tập trung cho thật sự có hiệu hơn. Công khai tính minh bạch dân chủ của thị trường đối với nhà đầu tư, nhằm tiến tới một thị trường hoàn hảo phát triển bền vững cao.

o Thứ tư, đào tạo bồi dưỡng cho đội ngũ chuyên trách quản lý thị trường chứng

khoán phi tập trung có chất lượng cao, để đáp ứng được nhu cầu cần thiết của các

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nâng cao khả năng huy động vốn của các Doanh nghiệp nhỏ và vừa tại thị xã Dĩ An, tỉnh Bình Dương (Trang 80 - 121)