7. Kết cấu của đề tài
1.3.1.4. Môi trường Dân số
Dân số già hay dân số trẻ, các nước có dân số đông là thuận lợi cho phát triễn lực lượng lao động sản xuất, đây cũng chính là thị trường tiêu thụ lớn về hàng hóa sản xuất ra. Đối với các doanh nghiệp, nguồn nhân lực đã trở thành yếu tố quan trọng trực tiếp, ảnh hưởng đến năng lực sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Do đó, dân số là lực lượng lao động nó quyết định qui mô sản xuất, cũng như mở rộng thị trường tạo sự bền vững của quốc gia.
1.3.1.5. Môi trường sử dụng kỹ thuật công nghệ
Đây là, nhân tố ảnh hưởng trực tiếp đến các chính sách doanh nghiệp. Các yếu tố công nghệ thường biểu hiện như phương pháp sản xuất mới, kỹ thuật mới, vật liệu mới, thiết bị sản xuất, các bí quyết, các phát minh, phần mềm ứng dụng...Khi công nghệ phát triển, các doanh nghiệp có điều kiện ứng dụng các thành tựu của công nghệ để tạo ra sản phẩm, dịch vụ có chất lượng cao hơn nhằm phát triển kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh, giá thành thấp và hạn chế ô nhiễm môi trường.
1.3.1.6. Môi trường tự nhiên
Tự nhiên là điều kiện đầu tiên, thường xuyên và tất yếu của quá trình sản xuất của các doanh nghiệp. Điều kiện tự nhiên như: đất đai, sông ngòi, khí hậu, các nguồn tài nguyên khoáng sản, tài nguyên rừng, tài nguyên biển …có thể tạo những điều kiện thuận lợi hoặc khó khăn cho quá trình sản xuất, do đó ảnh hưởng đến tình hình tiêu thụ sản phẩm của các doanh nghiệp.
1.3.1.7. Môi trường cạnh tranh của thị trường
Theo lý thuyết cạnh tranh là sự cân bằng, có cạnh tranh thì có giá cả tốt, có
chất lượng sản phẩm tốt, người tiêu dùng sẽ được hưởng lợi. Nhưng đối với các doanh nghiệp cạnh tranh nó là vấn đề sống còn của doanh nghiệp, các doanh
nghiệp giành nhau khách hàng. Do đó cạnh tranh dẫn tới khó khăn như vốn, kỹ thuật công nghệ, trình độ lao động, môi trường quốc tế, tình hình tiêu thụ sản phẩm, mức doanh thu, lợi nhuận của các doanh nghiệp sẽ bị hạn chế.
1.3.2. Môi trường kinh tế vi mô
1.3.2.1.Yếu tố vốn sản xuất của doanh nghiệp
Đối với vốn sản xuất doanh nghiệp, để tiến hành sản xuất kinh doanh, bất cứ doanh nghiệp nào dù lớn hay nhỏ cũng cần vốn để thực hiện khoản đầu tư như xây dựng nhà xưởng, mua nguyên vật liệu, trả công lao động, nộp thuế, mua sắm máy móc thiết bị. Nhất là trong nền kinh tế thị trường, cũng có nhiều kênh cung ứng vốn mà doanh nghiệp có thể tiếp cận như vốn tự có do tích lũy, vốn từ vay mượn bạn bè, người thân, vốn từ kênh tín dụng thương mại; huy động vốn trên thị trường chứng khoán. Trong các kênh huy động vốn trên thị trường, thì huy động vốn vay ngân hàng được xem là quan trọng và hiệu quả nhất đối với các doanh nghiệp.
1.3.2.2.Yếu tố nguồn nhân lực
Nguồn nhân lực là yếu tố lao động của sản xuất, chúng giữ vai trò hết sức quan trọng và quyết định đối với sự thành bại của doanh nghiệp. Do đó, đối với các doanh nghiệp hết sức chú ý và đặc biệt quan tâm từ khâu tuyển dụng con người, bố trí sử dụng và cuối cùng là trả công, bồi dưỡng đào tạo, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực.
1.3.2.3. Yếu tố cung cấp nguyên vật liệu
Nguyên vật liệu là yếu tố cấu thành nên sản phẩm, là tổng hợp các yếu tố để tính giá thành quyết định giá cả, quyết định chất lượng sản phẩm.
1.3.2.4. Yếu tố máy móc thiết bị
Máy móc thiết bị là tư liệu sản xuất, được xem là yếu tố sản xuất, đồng thời là phương tiện sản xuất được dùng để tác động lên những nguyên vật liệu trong quá trình chế biến để hình thành các sản phẩm. Đối với máy móc thiết bị hiện đại sẽ tạo điều kiện sản xuất những sản phẩm mới, chất lượng cao, giá thành rẻ
và nâng cao khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp. Móc móc thiết bị tốt sẽ giúp cho việc tiêu thụ những sản phẩm mới, các dịch vụ mới của doanh nghiệp; rút ngắn chu kỳ sản xuất kinh doanh, tiết kiệm chi phí sản xuất, nâng cao năng suất lao động.
1.3.2.5. Yếu tố Marketing và thị trương
Marketing và thị trường được hiểu là một khái niệm bao gồm tất cả những khách hàng tiềm năng có nhu cầu, một mong muốn cũng như có khả năng tham gia trao đổi giao dịch và có khả năng thanh tóan để thỏa mãn nhu cầu hay mong muốn ấy. Với quan điểm marketing thể hiện 3 yếu tố: phải trao đổi, sản phẩm hàng hóa hay dịch vụ, người bán, người mua và khả năng thanh toán.
1.3.2.6. Yếu tố quản trị doanh nghiệp
Sự phát triển của doanh nghiệp phụ thuộc rất lớn vào tài năng kinh doanh của nhà quản trị doanh nghiệp. Do quá trình toàn cầu hóa và sự tiến bộ nhanh chóng của khoa học công nghệ, để thích nghi kịp thời với xu thế đòi hỏi nhà quản trị phải có kỹ năng phân tích và sự nhạy cảm, linh họat, sáng tạo, quyết đoán với tầm nhìn chiến lược, xây dựng chiến lược kinh doanh dài hạn cho doanh nghiệp.
Sơ đồ 1.1: Các nhân tố ảnh hưởng khả năng huy động của các DNNVV
1.4. Nghiên cứu kinh nghiệm huy động vốn của các DNNVV ở một số nước trênthế giới thế giới
1.4.1. Theo nghiên cứu Đài loan
Đối với Đài Loan, trong giai đoạn đầu phát triển kinh tế. Đài Loan là một quốc gia đã áp dụng nhiều biện pháp nâng cao tháo gỡ về khả năng huy động vốn, giúp các doanh nghiệp tận dụng tối đa từ các chính sách hỗ trợ phát triễn mạnh các ngành sản xuất như: nhựa, dệt, xi măng, gỗ.
Để đạt được kết quả trên Đài loan đã mất nhiều thời gian, với sự nổ lực và đóng góp, trong việc xây dựng và thực thi các chính sách hỗ trợ huy động vốn của các doanh nghiệp. Các tổ chức cam kết tài trợ các khoản huy động vốn năm sau cao hơn năm trước. Các loại quỹ cũng nhanh chóng được thành lập nhằm mục
Khả năng huy động vốn (DNNVV)
Môi trường vĩ mô Môi trường vi mô
- Môi trường chính sách pháp luật - Môi trường kinh tế
- Môi trường văn hóa xã hội - Môi trường dân số
- Môi trường kỷ thuật công nghệ - Môi trường tự nhiên
- Môi trường cạnh tranh của thị trường
- Yếu tố vốn sản xuất của doanh nghiệp
- Yếu tố nguồn nhân lực
- Yếu tố cung cấp nguyên vật liệu - Yếu tố máy móc thiết bị
- Yếu tố marketing và thị trường - Yếu tố quản trị doanh nghiệp
đích hỗ trợ các doanh nghiệp, trong đó phải kể 3 Quỹ là Quỹ phát triển, Quỹ Sino, -US, Quỹ phát triển DNNVV nhằm tài trợ cho các hoạt động sản xuất kinh doanh của DNNVV. Ngoài ra, Đài Loan còn áp dụng nhiều biện pháp khác như: giảm lãi suất đối cho các khoản vay ưu đãi, chính sách hỗ trợ thuế từ nhà nước, các khoản vay phục vụ mục đích mua sắm máy móc thiết bị, đổi mới công nghệ, phát triển sản xuất và nâng cao tính cạnh tranh.
1.4.2. Theo nghiên cứu Thái Lan
Đối với Thái Lan, là nước có nền phát triễn nông nghiệp rất lâu đời, song sự phát triễn các DNNVV đang từng bước phát triển đáng kể mà không cần tới bất kỳ chính sách trợ giúp trực tiếp nào từ Chính Phủ. Đến nay, các doanh nghiệp đã có vai trò quan trọng trong nền kinh tế của đất nước, trong đó, có các DNNVV chiếm đa số trong nhiều lĩnh vực của nền kinh tế.
Để phục hồi kinh tế, Chính phủ Thái Lan đã đặt ưu tiên chính sách phát triễn của các doanh nghiệp, phục vụ cho quá trình công nghiệp hóa và hiện đại hóa của đất nước, thông qua việc hình thành và phát triễn những “Khu công nghiệp”. Đây là nội dung chính trong sách phát triễn các doanh nghiệp được ban hành tại Thái Lan:
Thứ nhất, là chính sách nhà nước Thái Lan quan tâm hỗ trợ đến các
DNNVV: Trong đó, có thành lập Ủy ban quốc gia về khuyến khích các DNNVV, Ủy ban khuyến khích DNNVV( SMEPO), quỹ phát triển DNNVV trực thuộc SMEPO, viện nghiên cứu phát triển DNNVV. Đây là, những minh chứng cho thấy Nhà nước quan tâm đến chính sách vấn đề kinh tế các DNNVV mà còn đặt ra cho toàn xã hội.
Thứ hai, xây dựng chính sách, chiến lược hỗ trợ các DNNVV bao gồm
những nội dung cơ bản để trợ giúp các DNNVV.
Thứ ba, đề ra các giải pháp phát triễn DNNVV theo các lĩnh vực hoạt động
nhóm ngành cần phải nhanh chóng phát triển mạng lưới DNNVV.
Thứ tư, xây dụng chương trình hành động nhằm hỗ trợ phát triển các
trong thời gian ngắn để phát triển DNNVV.
1.4.3. Theo nghiên cứu Nhật Bản
Đối với Nhật Bản, là nước có nền kinh tế phát triễn nhanh nhất trong khu vực châu Á, thành tựu đạt được cho thấy từ các chính sách Nhà nước đến các tổ chức hỗ trợ tài chính hết sức quan tâm. Đây chính là khả năng huy động vốn các doanh nghiệp nói chung, trong đó có các DNNVV của Nhật Bản đóng vai trò trung tâm cho nền kinh tế Nhật. Với lợi thế lao động dồi dào nhiệt huyết hùng hậu, cả nước có khoảng 4.480 ngàn doang nghiệp chiếm 99.7% tổng số DN, các DNNVV. Nhật Bản giải quyết các vấn đề công ăn việc làm cho hơn 40.000 ngàn lao động, chiếm 70% lực lượng lao động trong cả nước và tạo ra giá trị hàng hóa hơn 150.000 tỷ Yên, đóng góp vào cho sự tăng trưởng phát triễn kinh tế, tạo được nguồn thu lớn cho ngân sách nhà nước.
Chính phủ Nhật Bản cũng dành một quy chế đặc biệt, nhằm hỗ trợ huy động vốn giúp các DNNVV tháo gỡ những khó khăn về vốn, các trở ngại những khó khăn, cản trở việc gia tăng vốn trong quá trình sản xuất kinh doanh như khả năng huy động vốn thấp, thiếu sự đảm bảo về vốn vay. Hỗ trợ các khoản cho vay thông thường với lãi suất cơ bản hoặc các khoản vay đặc biệt với những ưu đãi theo các mục tiêu chính sách, điều tâm đắc phải kể đến kế hoạch cho vay nhằm quản lý của các doanh nghiệp nhỏ không đòi hỏi phải có thế chấp hoặc bảo lãnh.
1.4.4. Theo nghiên cứu Đức
Đối với Đức là, nước châu Âu các DNNVV đóng một vai trò rất quan trọng trong nền kinh tế. Trung bình các DNNVV tạo ra giá trị 50% GDP, chiếm hơn một phần hai doanh thu chịu thuế của các doanh nghiệp, đồng thời cung cấp nhiều loại hàng hóa và dịch vụ đáp ứng nhu cầu trong nước cũng như xuất khẩu.
Xây dựng nhiều chính sách quan trọng, nhằm để hỗ trợ huy động vốn kịp thời thông qua tín dụng ưu đãi, có sự bảo lãnh của Nhà nước. Đa phần các DNNVV không đủ tài sản thế chấp để có thể nhận được khoản tín dụng lớn bên cạnh những khoản tín dụng ưu đãi. ở Đức nhiều tổ chức đứng ra bảo lãnh tín dụng. Nhiều tổ chức này thành lập và bắt đầu hoạt động từ những năm 1950 hợp
tác chặt chẽ với Phòng thương mại và công nghiệp Đức, Hiệp hội doanh nghiệp cũng ra đời, nhiều tổ chức khác đứng ra hỗ trợ.
1.4.5. Bài học kinh nghiệm cho Việt Nam
Đối với các DNNVV ở các nước ta, có thể thấy chính sách hỗ trợ huy động vốn các DNNVV khác nhau trong từng thời kỳ phát triễn kinh tế. Tùy theo mỗi giai đoạn, do tình hình kinh tế - xã hội mà các nền kinh tế sử dụng tính linh hoạt chính sách huy động vốn, để hỗ trợ để phát triển DNNVV một cách hiệu quả. Theo kinh nghiệm phát triễn huy động vốn của các nước trên thế giới, từ đó có thể rút ra một số bài học kinh nghiệm thiết thực sự cho phát triển của các DNNVV tại Việt Nam.
Huy động vốn của các DNNVV là nhân tố quan trong nhất, nó quyết định sự tồn tại và phát triễn của doanh nghiệp. Tuy nhiên, để phát huy tác dụng huy động vốn có hiệu quả, là phải có sự nổ lực và cố gắng các tổ chức tín dụng cũng như các doanh nghiệp. Nhất là, trong bối cảnh nền kinh tế khó khăn, khủng hoảng kinh tế, lạm phát và giá cả tăng cao. Mỗi cách huy động vốn có những ưu điểm, khuyết điểm khác nhau, nhưng nếu biết tận dụng điểm mạnh, hạn chế điểm yếu của từng phương pháp, doanh nghiệp sẽ huy động được vốn kinh doanh tương ứng với quy mô hoạt động sản xuất kinh doanh trong tương lai. Với những đóng góp to lớn từ các tổ chức tín dụng, còn tùy thuộc vào khả năng của doanh nghiệp.
Kết luận chương 1
Chương 1 của luận văn tập trung giải quyết các vấn đề cơ bản sau:
Khái quát các phân loại DNNVV của các nước trên thế giới. Trên cơ sở đó, Việt Nam đã vận dụng và lựa chọn phù hợp cho định nghĩa DNNVV (theo Nghị định 90/2001/NĐ-CP ngày 23/11/200, Nghị định56/2009/NĐ-CP ngày 20/8/2009 của Chính phủ và Quyết định số 22/2010/QĐ-CP ngày 5/05/2010), đặc điểm và vai trò của các DNNVV trong nền kinh tế thị trường nước ta.
Những lý luận cơ bản về khả năng huy động vốn đối với DNNVV, cũng như một số nước trên thế giới. Qua đó rút ra những bài học kinh nghiệm từ các nước, tìm kiếm khả năng huy động vốn phù hợp với điều kiện của Việt Nam trong nền kinh tế thị trường.
CHƯƠNG 2
ĐẶC ĐIỂM CƠ BẢN VÀ XÂY DỰNG MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU VỀ HOẠT ĐỘNG HUY ĐỘNG VỐN CỦA CÁC DOANH NGHIỆP
NHỎ VÀ VỪA TẠI THỊ XÃ DĨ AN, TỈNH BÌNH DƯƠNG 2.1. Tổng quan về các DNNVV tại thị xã Dĩ An, tỉnh Bình Dương
2.1.1.Về quy mô
Khi Luật doanh nghiệp có hiệu lực, mọi cơ sở pháp lý hình thành giúp cho đảm bảo mọi thành phần kinh tế được bình đẳng trước pháp luật đã có hàng ngàn doang nghiệp mới thành lập đặt biệt là các DNNVV ngoài quốc doanh phát triển rất mạnh.
Theo số liệu phòng thống kê của thị xã Dĩ An, tỉnh Bình Dương các DNNVV thành lập mới đều tăng. Tốc độ tăng bình quân của thị xã Dĩ An và tỉnh Bình Dương đều tăng trong các năm qua lần lượt là 9,57% và 20,37% thể hiện qua bảng 2.1 như sau:
Bảng 2.1: Số DNNVV SXCN phân theo trên địa bàn thị xã Dĩ An so với tỉnh Bình Dương từ năm 2006-2010 Năm Thị xã Dĩ An Tỉnh Bình Dương Tỷ lệ DN thị xã Dĩ An/ Tỉnh Bình Dương (%) Số lượng (DN) Tỷ lệ tăng ( %) Số lượng ( DN) Tỷ lệ tăng ( %) 2006 504 13,01 1.993 14,17 25,28 2007 557 10,52 2.246 12,69 24,79 2008 587 5,39 2.599 15,71 22,58 2009 642 9,37 2.882 10,88 22,27 2010 708 10,28 3.195 10,86 22,15
Nguồn: Tự nghiên cứu
Theo biểu đồ 2.1, ta thấy số lượng các DNNVV từ năm 2006 - 2010 đều tăng theo số lượng từ năm 2006 là 504 doanh nghiệp, từ năm 2007 đến năm 2008 thì số doanh nghiệp tăng chậm hơn. Từ năm 2009 đến năm 2010 thì số lượng doanh nghiệp nhỏ và vừa tăng từ 642 đến 708 các DNNVV.
2.1.2. Về vốn
Theo số liệu khảo sát các DNNVV trên địa bàn thị xã Dĩ An, tỉnh Bình Dương gặp rất nhiều khó khăn trong lĩnh vực huy động nguồn vốn. Để đầu tư sản xuất kinh doanh, nhất là trong điều kiện nền kinh tế thế giới suy thoái hay nói cách khác là khủng hoảng kinh tế như hiện nay, thế nhưng các DNNVV ngày càng không ngừng phát triển mạnh mẽ. Điều đó cũng cho thấy được sự nổ lực miệt mài tăng trưởng và phát triễn cao của các DNNVV hết sức khẩn trương.
Theo số liệu của phòng thống kê thị xã Dĩ An, tỉnh Bình Dương tính đến hết ngày 31/12/2009 trên địa bàn thị xã Dĩ An, tỉnh Bình Dương hiện có 5.037 DNNVV trong đó có 2.789 DN có vốn nhỏ hơn 2 tỷ đồng chiếm 55,37%, 1.218 DN có vốn từ 2-5 tỷ đồng chiếm 24,18%, 842 DN có vốn trên