7. Kết cấu của đề tài
3.1.4.3. Huy động vốn thông qua liên doanh liên kết
Hiện nay, hình thức huy động vốn thông qua liên doanh liên kết các DNNVV tại thị xã Dĩ An, tỉnh Bình Dương khá phổ biến. Nhất là trong điều kiện kinh tế khó khăn như hiện nay, sự khó khăn của doanh nghiệp buột phải sát nhập, liên doanh liên kết mới có thể vượt qua giai đoạn khó khăn. Đối với
hình thức huy động vốn thông qua liên doanh, liên kết cũng có thể cá nhân hay tổ chức nằm ngoài doanh nghiệp nên đòi hỏi công khai báo cáo tài chính, minh bạch có lợi cho các nhà đầu tư. Các nhà đầu tư phải biết tình hình kinh doanh, phương án kinh doanh, hiệu quả kinh doanh thông qua cung cấp thông tin giữa khách hàng cũng như các đối tác kinh doanh khác.
3.1.5. Huy động vốn thông qua các hình thức khác
3.1.5.1. Quỹ đầu tư mạo hiểm tại thị xã Dĩ An, tỉnh Bình Dương
Ở nước ta, vai trò chính trong việc cung ứng vốn cho nền kinh tế là ngân hàng. Tuy nhiên, chỉ riêng nguồn vốn ngân hàng không cũng chưa đáp ứng được yêu cầu thực tế của các DNNVV. Sự ra đời Quỹ đầu tư mạo hiểm là đều đáng khích lệ của các DNNVV, xong mối quan tâm của các QĐTMH sẽ hỗ trợ tài chính cho các DNNVV bao nhiêu thì chưa biết được. Các thủ tục cho vay từ QĐTMH cũng không phải đơn giản. Do đó, các DNNVV không thể tìm đến ngân hàng nhưng rất có thể lại đạt được sự quan tâm thích đáng từ các nhà ĐTMH. Với cơ chế của một quỹ đầu tư, Quỹ ĐTMH là một kênh dẫn vốn đặc biệt cho nền kinh tế. Ở các nước phát triển và những nền kinh tế năng động, vốn mạo hiểm đóng vai trò quan trọng cho mục tiêu tăng trưởng thể hiện qua bảng 3.1 như sau:
Bảng 3.1: Hoạt động các Quỹ đầu tư mạo hiểm năm 2010 tại Việt Nam.
Tên quỹ chỉ tiêu Beta Vietnam &Beta Mekong Vietnam Enterprise Investment Vietnam Frontier Fund(VFF) Vietnam Opportunities Fund (VOF) Năm thành lập 1993 1994 1994 1991 Công ty quản lý Quỹ Indochina Asset Management Dragon Capital Ltd
Finansa Vietnam Fund
Management Com Quy mô Quỹ
(triệu USD)
80 27,5 50 51
Số vốn đã đầu tư (triệu USD)
50 18,6 30 42
hiểm, chính vì đó mà các DNNVV tại thị xã Dĩ An vẫn chưa được hưởng lợi từ QĐTMH. Dù sao đi nữa có còn hơn không, điều mà các DNNVV tại thị xã Dĩ An vẫn chưa được tiếp cận nguồn huy động vốn theo kiểu này. Việc cung cấp vốn cho các DNNVV của Quỹ đầu tư vẫn chưa phổ biến, chủ yếu chỉ tập trung vào các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, đặc biệt là các công ty liên doanh.
3.1.5.2. Tín dụng thương mại tại thị xã Dĩ An, tỉnh Bình Dương
Những năm gần đây, cùng với xu hướng chủ trương đa dạng hóa các thành phần kinh tế, Nhà nước đã bắt đầu cho phép tín dụng thương mại được hoạt động. Hiện nay, quan hệ tín dụng thương mại giữa các DNNVV tại thị xã Dĩ An, tỉnh Bình Dương. Hầu hết các DNNVV có quy mô sản xuất kinh doanh nhỏ, thiếu vốn kinh doanh, tín dụng thương mại sẽ tạo thêm kênh huy động vốn, tiếp cận tín dụng ngân hàng cho các DNNVV. Tuy nhiên, hoạt động tín dụng thương mại hiện chưa được sử dụng phổ biến. Nguyên nhân là do phần lớn các doanh nghiệp chưa tạo được uy tín trong thanh toán, không tin tưởng lẫn nhau. Theo pháp Luật Các tổ chức tín dụng đã có quy định cho phép các tổ chức tín dụng được cấp tín dụng dưới hình thức chiết khấu thương phiếu và các giấy tờ có giá khác. Nhưng hoạt động chiết khấu thương phiếu, các giấy tờ có giá khác vẫn chưa trở thành kênh cấp tín dụng của các tổ chức tín dụng.
Trong quan hệ mua bán, vay nợ giữa các doanh nghiệp, cá nhân trong hoạt động kinh doanh. Luật CCCCN - đã được Quốc hội khoá XI, kỳ họp thứ 8 thông qua ngày 29/11/2005 và có hiệu lực thi hành từ ngày 01/07/2006 – ra đời là cơ sở pháp lý quan trọng để bảo vệ tốt hơn quyền và lợi ích hợp pháp của các bên tham gia quan hệ công cụ chuyển nhượng, cụ thể hóa các quy định về quyền truy đòi, khởi kiện của người thụ hưởng khi bị từ chối chấp nhận hoặc bị từ chối thanh toán.
3.1.5.3. Các hình thức huy động khác tại thị xã Dĩ An, tỉnh Bình Dương
Ngoài việc huy động vốn từ các Tổ chức tín dụng, các Hiệp hội DNNVV, các Quỹ đầu tư phát triển, Quỹ đầu tư mạo hiểm… các DNNVV tại thị xã Dĩ An, tỉnh Bình Dương có thể huy động vốn thông qua việc liên doanh, liên kết, phát hành cổ phiếu với cách huy động vốn này còn tạo phát triển bền vững giữa các doanh
nghiệp với nhau. Hơn nữa, nguồn huy động vốn này không có áp lực về thời gian hoàn trả, chi phí sử dụng vốn thấp linh động hơn. Ở tại thị xã Dĩ An, tỉnh Bình Dương hình thức này mới chỉ xuất hiện ở mức hạn chế và hiệu quả hoạt động chưa cao. Nguyên nhân phần lớn xuất phát từ phía tâm lý doanh nghiệp, thích quản lý theo mô hình gia đình, ngại chia sẻ quyền lực thông tin quản lý cũng như sự chia sẽ lợi nhuận thu được. Do đó, tuy có cơ hội liên kết nhưng doanh nghiệp vẫn thích hoạt động độc lập hơn dù thiếu vốn.
3.1.6. Đánh giá chung về tình hình huy động vốn của các DNNVV tại thị xã Dĩ An, tỉnh Bình Dương
Tình hình huy động vốn của các DNNVV tại thị xã Dĩ An, tỉnh Bình Dương gặp rất nhiều khó khăn về vốn. Mặc dù, có nhiều chính sách cũng như các cơ chế hỗ trợ huy động vốn cho các DNNVV, theo nhận định chung của các DNNVV hầu hết đều thiếu vốn kinh doanh diễn giải cho vấn đề này. Các doanh nghiệp gặp phải khó khăn do mở rộng quy mô sản xuất, thị trường tiêu thụ, lượng hàng tồn kho ngày càng gia tăng hay các khoản nợ không thu hồi được dẫn tới thiếu vốn.
Xuất phát từ những vấn đề trên các DNNVV bằng cách là phải huy động vốn, để ổn định sản xuất tìm kiếm cơ hội đầu tư mới cũng như để tháo gỡ khó khăn hiện tại. Do đó, để các doanh nghiệp huy động được vốn phải có tài sản đảm bảo thế chấp, hay phải chấp nhận với lãi suất rất cao, phải minh bạch báo cáo tài chính, hiệu quả phương án kinh doanh, khả năng về tài chính và các mối quan hệ khác.
3.1.6.1. Thành tựu
Trong những năm qua giai đoạn từ năm 2006 đến năm 2010, các DNNVV tại thị xã Dĩ An, tỉnh Bình Dương. Là khu vực doanh nghiệp có vai trò quan trọng trong công tác giải quyết việc làm, tăng thu nhập cho người lao động, huy động các nguồn lực cho đầu tư phát triễn và đóng góp vào ngân sách nhà nước. Các DNNVV có vốn đầu tư tuy không lớn nhưng được hình thành và phát triển rộng khác ở cả khu vực thành thị và nông thôn, ở hầu hết các ngành nghề, lĩnh vực kinh doanh. Giai đoạn từ năm 2006-2010, các DNNVV tại thị xã Dĩa An, tỉnh Bình Dương chiếm khoảng 24,8% về số lượng doanh nghiệp được thành lập và chiếm 23% về
vốn và một số thành tựu khác đạt được như sau:
o Số lượng hàng năm của các DNNVV trong tỉnh Bình Dương tăng bình quân 12,86%/năm trong giai đoạn 2006-2010, bình quân tăng các DNNVV tại thị xã Dĩ An chiếm 9,7% tổng số doanh nghiệp đăng ký thành lập.
o Số lượng các DNNVV vốn nước ngoài tăng 30,3%/năm giai đoạn 2005-2007 và giảm 34,7%/năm giai đoạn năm 2008-2010 (do chịu ảnh hưởng bởi khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế toàn cầu từ bắt đầu năm 2008). Đến cuối năm 2010, số lượng DNNVV có vốn nước ngoài chiếm 81,2% tổng số doanh nghiệp có vốn nước ngoài đăng ký thành lập.
o Vốn đăng ký của các DNNVV trong nước tăng bình quân 9,3%/năm, Lũy kế từ trước đến nay đạt 8.000 tỷ đồng, chiếm 46,1% tổng số vốn đăng ký tại thị xã Dĩ An.
o Vốn đăng ký đầu tư của DNNVV có vốn nước ngoài tăng 45,5%/năm giai đoạn 2005-2007 và giảm 36,4%/năm giai đoạn 2008-2010. Lũy kế từ trước đến nay đạt 2 tỷ 200 triệu USD, chiếm 28% tổng vốn FDI đăng ký đầu tư.
o Về giải quyết lao động, các DNNVV trên địa bàn tại thị xã Dĩ An, tỉnh Bình Dương, giải quyết từ 5.000 đến 8.000 lao động hàng năm.
o Về ngành nghề: các DNNVV trên địa bàn thị xã Dĩ An, tỉnh Bình Dương đăng ký theo hướng đa ngành. Tuy nhiên, phần lớn tập trung vào các ngành công nghiệp mang tính gia công, phụ trợ như ngành chế biến gỗ, các sản phẩm từ gỗ 17%, may mặc 11,3%, chế biến sản phẩm từ kim loại 13,7%, gốm sứ, hóa chất và cao su 10,8%, chế biến thực phẩm và đồ uống 8,5% và thương mại khách sạn, nhà hàng và các dịch vụ khác 33,7%.
o Với tính đa dạng về ngành nghề và loại hình, khu vực các DNNVV thị xã Dĩ An, tỉnh Bình Dương đã đóng góp năm 2010 là 550.943 triệu đồng chiếm 68,78% nguồn thu ngân sách thị xã Dĩ An.
Trong thời gian tới, khu vực DNNVV sẽ tiếp tục phát triển mạnh về số lượng với đa dạng ngành nghề, đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế của thị xã, đặc biệt trong ngành phụ trợ, thương mại và dịch vụ, từ đó, góp phần thúc đẩy tăng
trưởng kinh tế, chuyển dịch kinh tế theo định hướng đã đề ra tại Nghị Quyết Đại hội Đảng tỉnh Bình Dương lần IX và cũng như Đại hội Đảng bộ thị xã Dĩ An và kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2011-2015 đã nêu.
3.1.6.2. Hạn chế
Tuy phát triển rất nhanh, nhưng các DNNVV có những hạn chế mang tính đặc thù, ảnh hưởng đến khả năng cạnh tranh và phát triển như: quy mô doanh nghiệp nhỏ, trình độ công nghệ lạc hậu, khả năng quản trị yếu, việc tiếp cận các nguồn vốn, tạo mặt bằng sản xuất gặp nhiều khó khăn, chưa tạo được mối liên kết trong nội khối với các doanh nghiệp lớn trong quá trình sản xuất cũng như tiêu thụ sản phẩm.
Trong những năm qua, do ảnh hưởng của khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế toàn cầu từ cuối năm 2007 đến năm 2010, đồng thời thực hiện các biện pháp góp phần kiềm chế lạm phát, tình trạng lãi suất cao, kéo dài liên tục gây nhiều khó khăn cho cộng đồng doanh nghiệp nói chung, đặc biệt đối với khu vực DNNVV với quy mô vốn hạn chế.
Tính đến thời điểm 31/12/2010, tổng số dư nợ tín dụng của các DNNVV đối với chi nhánh tổ chức tín dụng trên địa bàn là 1.029 tỷ đồng. Như vậy, tổng dư nợ của các DNNVV tính đến thời điểm cuối năm 2010 chỉ đạt 28,5% tổng dư nợ của các tổ chức tín dụng trên địa bàn, số lượng các DNNVV tiếp cận với vốn vay chỉ đạt 25 % tổng số các DNNVV.
3.1.6.3. Nguyên nhân hạn chế
o Các DNNVV tại thị xã Dĩ An, tỉnh Bình Dương cũng gặp những khó khăn mặt bằng sản xuất kinh doanh, trong thời gian qua chi phí tiếp cận mặt bằng sản xuất phục vụ cho quá trình sản xuất kinh doanh tăng lên khá cao theo quá trình đô thị hóa. Việc tập trung phát triễn sản xuất trong các khu, cụm công nghiệp và hạn chế tối đa sản xuất bên ngoài khu, cụm công nghiệp để bảo vệ môi trường cũng gây khó khăn cho các DNNVV trong việc tìm kiếm mặt bằng, thuê đất thành lập mới hoặc mở rộng cơ sở sản xuất sẵn có.
o Về nguồn lao động có tay nghề kỹ thuật cao hiện đang nhu cầu bức xúc của các doanh nghiệp trong thị xã Dĩ An nói riêng cho tỉnh Bình Dương nói chung. Các
DNNVV cũng gặp khó khăn về nguồn lao động có tay nghề cao, đây không những là nổi lo chính quyền thị xã Dĩ An mà ngay cả các DNNVV.
o Các DNNVV với vốn đầu tư sản xuất thấp, công nghệ sản xuất lạc hậu, chủ yếu vẫn là sản xuất thủ công. Các đơn hàng sản xuất là gia công, sơ chế nên tạo ra giá trị gia tăng thấp. Tổ chức còn nhỏ lẻ, tự phát, thiếu tập trung nên tính liên kết hợp tác trong sản xuất kinh doanh rất thấp, hiệu quả sản xuất không cao.
o Thị trường tiêu thụ do sản xuất còn mang tính tự phát, đơn lẻ nên chỉ thực hiện một số đơn hàng nhất định có sẵn (các đơn vị gia công), vì vậy không thể chủ động được thị trường tiêu thụ sản phẩm, hoặc phải chịu sự lệ thuộc chi phối quá nhiều vào thị trường vì không nắm bắt đầy đủ thông tin biến động của thị trường tiêu thụ.
o Năng lực quản lý của các DNNVV còn nhiều yếu kém, nguyên nhân là do các doanh nghiệp được hình thành đi lên từ kiểu sản xuất hộ gia đình, vì vậy quản lý doanh nghiệp cũng theo kiểu hộ gia đình. Điều này đã hạn chế rất nhiều đến khả năng phát triển kinh doanh của doanh nghiệp.
o Công tác cải cách thủ tục hành chính đã được quan tâm nhưng nhìn chung thời gian thực hiện và hồ sơ thủ tục vẫn còn phứt tạp đối với các DNNVV đặc biệt trong các lĩnh vực đăng ký kinh doanh, đất đai, xây dựng, vốn kinh doanh.
3.2. Thông tin về khảo sát của các DNNVV tại thị xã Dĩ An, tỉnh Bình Dương
3.2.1. Thông tin về khảo sát các DNNVV
Tổng số các DNNVV đã khảo sát hợp lệ là 170 doanh nghiệp, trong đó có 120 doanh nghiệp có sử dụng dịch vụ huy động vốn chiếm 70,6%, có 10 doanh nghiệp không sử dụng dịch vụ huy động vốn chiếm 5,9% và 40 doanh nghiệp không thể huy động vốn chiếm 23,5%. Theo bảng khảo sát đa số là các công ty TNHH (chiếm 44,2%), có vốn điều lệ dưới < 2 tỷ đồng (chiếm 38,3%), có số lao động ( từ 11 – 200 người, chiếm 44,2%), có thời gian họat động tương đối ( từ 1-3 năm, chiếm 45%). Thể hiện thông qua hai bảng 3.2 như sau:
Bảng 3.2: Bảng khảo sát của các DNNVV tại thị xã Dĩ An từ năm 2011.
Nhóm Số lượng DN Phần trăm Phần trăm có giá trị
Phần trăm cộng dồn LOẠI HÌNH DOANH NGHIỆP
CTY TNHH 53 44,2 44,2 44,2
CTY CP 37 30,8 30,8 75
DNTN 22 18,3 18,3 93,3
HTX 8 6,7 6,7 100
Tổng 120 100 100
VỐN ĐIỀU LỆ CỦA DOANH NGHIỆP
< 2 Tỷ đồng 46 38,3 38,3 38,3
2-5 tỷ đồng 40 33,3 33,3 71,6
Trên 5 - 10 tỷ đồng 25 20,9 20,9 92,5
Trên 10 tỷ đồng 9 7,5 7,5 100
Tổng 120 100 100
SỐ LAO ĐỘNG TẠI CÁC DOANH NGHIỆP
< 10 Người 34 28,3 28,3 28,3
11 – 200 Người 53 44,2 44,2 72,5
201 – 300 Người 22 18,3 18,3 90,8
Trên 300 Người 11 9,2 9,2 100
Tổng 120 100 100
Bảng 3.3: Bảng khảo sát của các DNNVV tại thị xã Dĩ An từ năm 2011.
Nhóm Số lượng DN Phần trăm Phần trăm có giá trị
Phần trăm cộng dồn THỜI GIAN HỌAT ĐỘNG CỦA DOANH NGHIỆP
< 1 Năm 20 16,7 16,7 16,7
1-3 Năm 54 45 45 61,7
Trên 3-5 Năm 28 23,3 23,3 85
Trên 5 Năm 18 15 15 100
Tổng 120 100 100
MÁY MÓC THIẾT BỊ CÔNG NGHỆ
Loại mới 17 14,2 14,2 14,2
Loại trung bình 48 40 40 54,2
Loại cũ 55 45,8 45,8 100
Tổng 120 100 100
Nguồn: Tự đi khảo sát
3.2.2. Tình trạng khả năng huy động vốn của các DNNVV
Theo kết quả số liệu điều tra thực tế có 94,12% DNNVV (160/170) nhận định nguồn huy động vốn có ý nghĩa đến quá trình mở rộng sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Điều đó chứng tỏ vai trò to lớn của khả năng huy động vốn từ các tổ chức cho vay đến họat động cũng như quá trình phát triển doanh nghiệp. Từ đó góp phần phát triễn kinh tế của thị xã Dĩ An trong các năm trước tới. Các DN đều có thể huy động vốn, chỉ có 120 doanh nghiệp đã được huy động vốn, 10 doanh nghiệp không có nhu cầu huy động vốn và có 40 doanh nghiệp không thể huy động vốn thông qua bảng 3.4 như sau: