7. Kết cấu của đề tài
3.3.3.1. Phân tích nhân tố các biến độc lập
1 KMO là một chỉ tiêu dùng để xem xét sự thích hợp của EFA, 0.5 ≤KMO≤1 thì phân tích nhân tố là thích
hợp. Kiểm định Bartlett xem xét giả thuyết về độ tương quan giữa các biến quan sát bằng không trong tổng thể. Nếu kiểm định này có ý nghĩa thống ke (Sig ≤ 0.05) thì các biến quan sát có tương quan với nhau trong tổng thể (Trọng & Ngọc, 2005, 262)
Sau khi loại bỏ biến rác và các thang đo đã đạt độ tin cậy, tác giả tiến hành phân tích nhân tố trên cơ sở 21 biến bao gồm: Đó là các biến như đã đề cập (NTPL1, NTPL2, NTPL3, NTKT1, NTKT2, NTKT3, NTKT4, NTKT5, NTKT6, ĐĐDN1,ĐĐDN2,ĐĐDN3,ĐĐDN4,QDCGP1,QDCGP2,QDCGP3,QDCGP4,QDC GP5,QDCGP6,QDCGP7,QDCGP8,HDV1,HDV2,HD3,HDV4). Hệ số KMO = 0.819 ở mức ý nghĩa 0.000 trong kiểm định Bartlett’s test. Như vậy giả thuyết trương quan tổng thể, tức là các biến có tương quan với nhau và thỏa mãn điều kiện trong phân tích nhân tố thông qua bảng 3.13 như sau: (Xem phụ lục bảng 3.13: phân tích nhân tố các biến độc lập KMO and Bartlett’s Test).
Bảng 3.13: Phân tích nhân tố các biến độc lập KMO and Bartlett's Test KMO and Bartlett's Test
Kaiser-Meyer-Olkin Measure of Sampling Adequacy. Bartlett's Test of Sphericity
.819 Approx. Chi-Square 5074.547
df 210
Sig. .000
Nguồn: theo tính toán
Kết quả phân tích nhân tố cho thấy cac biến quan sát được nhóm thành 5 nhân tố. Hệ số KMO(Kaiser-Meyer-Olkin Measure of Sampling Adequacy.)= 0.819 nên kết quả EFA phù hợp với dữ liệu. Kiểm định Bartlett's Test có mức ý nghĩa 0.000, do vậy các biến quan sát có tương quan với nhau xét trên phạm vi tổng thể. Phương sai trích được bằng 92% cho biết một nhân tố vừa rút ra giải thích được 92% biến thiên của tập dữ liệu. Còn lại 8% sự thay đổi của tập dữ liệu là do các nhân tố khác chưa xem xét trong đề tài. Kết quả 5 nhân tố trình bày như sau: