Tình hình tiếp cận huy động vốn tín dụng ngân hàng của các

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nâng cao khả năng huy động vốn của các Doanh nghiệp nhỏ và vừa tại thị xã Dĩ An, tỉnh Bình Dương (Trang 53 - 121)

7. Kết cấu của đề tài

3.1.1.2. Tình hình tiếp cận huy động vốn tín dụng ngân hàng của các

Theo kết quả khảo sát hiện nay cho thấy một trong những nguyên nhân gây trở ngại phát triển hoạt động kinh doanh tại các DNNVV là “thiếu vốn”. Đây được gọi là khó khăn lớn nhất, trầm trọng nhất và là nguyên nhân dẫn tới những bất lợi của các DNNVV chưa thể phát triển đúng với vị thế của mình trong nền kinh tế. Mặt dù, các DNNVV có nhiều cố gắng để huy động được vốn, trong thực tế chẳn mấy doanh nghiệp huy động vốn vẫn còn ở mức thấp, các khoản tín dụng vẫn không đáp ứng được nhu cầu vốn cho các DNNVV vì hai lý do: (1) DNNVV chỉ nhận một phần nhỏ trong phân bổ tín dụng trong nước và (2) tất cả các khoản tín dụng trong khu vực tư nhân chủ yếu là ngắn hạn.

Vốn chủ sở hữu (vốn tự có) của DNNVV thường được tạo ra từ vốn riêng của chủ doanh nghiệp, vốn góp của các đơn vị liên doanh liên kết, vốn cổ đông và các nguồn vốn khác. Các nguồn vốn khác rất nhỏ chiếm khoảng 5-10% vốn luân chuyển của doanh nghiệp. Hầu hết, các doanh nghiệp tại thị

xã Dĩ An có quy mô nhỏ và siêu nhỏ. Trong đó, xét về vốn doanh nghiệp có số vốn dưới 1 tỉ đồng chiếm 55,37%, số doanh nghiệp có vốn từ 1- 5 tỉ đồng chiếm 40,9%, số doanh nghiệp có vốn trên 5 tỷ đến 10 tỷ chỉ đồng chiếm 3,73%.

Theo nghiên cứu, sự hạn chế nguồn huy động vốn của các DNNVV còn rất lớn, khoảng 29,4% số doanh nghiệp không tiếp cận được nguồn vốn chính thức, thậm chí trên thực tế có thể cao hơn. Theo số liệu điều tra về thực trạng các DNNVV của Cục phát triển doanh nghiệp (thuộc Bộ Kế hoạnh và Đầu tư) công bố cho thấy chỉ có 32,38% doanh nghiệp có khả năng tiếp cận huy động vốn ngân hàng, 35,24% khó tiếp cận và 32,38% không tiếp cận được.

Theo số liệu báo cáo của một số ngân hàng vốn điều lệ năm 2011tỷ lệ tăng vốn bình quân là 32%. Điều này cho thấy vốn điều lệ tại các ngân hàng đều tăng, nhưng thực tế tỷ lệ cho vay đối với các DNNVV còn rất thấp, lãi suất tiền gửi cũng như lãi suất cho vay rất cao trên 20%/năm.

Nguồn: Tự nghiên cứu

Theo biểu đồ 3.1 tổng dư nợ cho vay của các tổ chức ngân hàng từ năm 2006 đến 2011, trong năm 2010 tổng dư nợ cho vay đạt 25% là cao nhất và sau đó tới năm 2009 chiếm 21%. Ta thấy tỷ lệ cho vay vào năm 2011 là rất thấp chưa từng có chiếm 13%, trong khi đó nhu cầu thực tế huy động vốn từ các DNNVV thì rất lớn.

3.1.2. Huy động vốn qua phương thức cho thuê tài chính

3.1.2.1. Thực trạng huy động vốn của các công ty cho thuê tài chính tại thị xã Dĩ An, tỉnh Bình Dương

Lĩnh vực loại hình công ty cho thuê tài chính tại thị xã Dĩ An, tỉnh Bình Dương vẫn chưa được phát triển mạnh. Đây là, một trong các kênh dẫn vốn trung và dài hạn tốt nhất cho các doanh nghiệp. Lý do, tại thị xã Dĩ An, tỉnh Bình Dương vốn đầu tư của các doanh nghiệp chủ yếu là các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài và các DNNVV ngoài quốc doanh.

Điều này, dẫn tới hạn chế khả năng phát triển quy mô sản xuất kinh doanh và tiếp cận các công nghệ tiên tiến trên thế giới. Để có được sản phẩm tốt, mẫu mã đẹp chất lượng cao và khả năng cạnh tranh trên thị trường, thì các DNNVV phải huy động được vốn để mua sắm thiết bị công nghệ tiên tiến. Nguyên nhân do thói quen các DN thường huy động vốn qua ngân hàng, vả lại lĩnh vực hoạt động công ty CTTC chưa phát triển tại đây. Chính vì thế, mà nhiều DNNVV tại thị xã Dĩ An vẫn đang trong giai đoạn thiếu vốn, hơn 80% doanh nghiệp thiếu thông tin về loại hình công ty cho thuê tài chính.

Do đó, không ai biết rõ hơn chính là chủ DNNVV vấn đề lợi ích doanh nghiệp mới là quan trọng, nhất là trong điều kiện khó khăn kinh tế như hiện nay. Các DNNVV tại thị xã Dĩ An, tỉnh Bình Dương, cũng nên ý thức nhiều hơn trong quá trình lựa chọn từng phương pháp huy động vốn sao cho phù với điều kiện thực tế của doanh nghiệp, mang lại hiệu quả cao hơn. Trong các năm tới, loại hình công ty cho thuê tài chính làm sao phải có sự cải thiện hơn, từ đó mới tạo phát huy được hiệu quả hoạt động, cũng như thu hút được nhiều các DNNVV tại thị xã Dĩ An, tỉnh Bình Dương.

3.1.2.2. Những khó khăn trong hoạt động cho thuê tài chính của các D N N V V tại thị xã Dĩ An, tỉnh Bình Dương

o Thứ nhất, các thủ tục liên quan đến hoạt động cho thuê tài chính mà pháp

luật quy định, các thủ tục liên quan khác của tổ chức cho thuê tài chính có yêu cầu.

o Thứ hai, lãi suất cho thuê tài chính cũng ở mức cao chưa khuyến khích được các doanh nghiệp tham gia nhiều, trong khi đó khác khao về vốn của các doanh nghiệp ngày càng tăng cao, mức độ cho thuê tài chính còn nghiêm tốn.

o Thứ ba, thời gian hoạt động cho thuê tài chính là ngắn nên DNNVV không

thể hoàn trả vốn với lãi, do đó chưa thật sự thu hút được chính sách huy động vốn cho thuê tài chính.

o Thứ tư, loại hình cho thuê tài chính phạm vi hoạt động chủ yếu tập trung

vào các thành phố lớn chưa mở rộng sang thị xã Dĩ An, do đó rất khó khăn cho DNNVV tại thị xã Dĩ An có nhu cầu huy động vốn hoạt động cho thuê tài chính.

o Thứ năm, đối với lĩnh vực cho thuê tài chính thuộc loại bất động sản cần

phải cho thuê dài hạn hơn, bỡi vì nếu thời gian cho thuê ngắn thì rất bất lợi cho các DNNVV .

Khó khăn đối với Công ty cho thuê tài chính :

o Thứ nhất, huy động vốn của công ty cho thuê tài chính phụ thuộc vào

nguồn vốn ngân hàng, nguồn vốn này chưa thật sự làm chủ huy động mà phải chịu sự chi phối của các ngân hàng.

o Thứ hai, công ty cho thuê tài chính chưa mở rộng ra các chi nhánh tại thị

xã Dĩ An mà tập trung ở các thành phố.

o Thứ ba, tài sản cho thuê tài chính không nhiều chỉ tập trung tài sản thông

thường, công ty cho thuê tài chính ít hấp dẫn đối với khách hàng.

o Thứ tư, khó khăn hiện tại, khá nhiều doanh nghiệp thuê tài sản của các công ty cho thuê tài chính, nhưng sau đó cho thuê lại hoặc bán cho doanh nghiệp khác.

Tóm lại, huy động vốn cho thuê tài chính là một kênh hỗ trợ tài chính mang lại hiệu quả kinh tế cao cho các DNNVV tại thị xã Dĩ An, tỉnh Bình Dương. Tuy nhiên, để các DNNVV huy động được vốn lại là một chuyện không dễ dàng chút nào, như các thủ tục hồ sơ, điều khoản cho vay, lãi suất, thời gian cho vay. Do đó, các DNNVV tại thị xã Dĩ An muốn huy động được vốn thì phải đáp ứng được các yêu cầu của bên cho thuê. Trên thực thế các công ty cho thuê tài chính chưa thật sự là nguồn huy động vốn hấp dẫn để lôi kéo được nhiều DNNVV tham gia. Trong thời gian tới với sự lớn mạnh của các DNNVV tại thị xã Dĩ An, quy mô mở rộng nhiều chi nhánh công ty cho thuê tài chính, điều kiện huy động nhanh chóng, tôi tin rằng rất nhiều DNNVV tại thị xã Dĩ An cũng phải tìm đến.

3.1.3. Tiếp cận vốn thông qua các tổ chức, chính sách hỗ trợ DNNVV tại thị xã Dĩ An, tỉnh Bình Dương

3.1.3.1. Quỹ bảo lãnh tín dụng tại thị xã Dĩ An, tỉnh Bình Dương

Nhằm giảm bớt giánh nặng về huy động vốn cho các DNNVV tại thị xã Dĩ An, mà phải có tài sản thế chấp khi vay vốn ngân hàng, ngày 20-12-2001, chính phủ đã ban hành Quyết định số 193/2001/QĐ-TTg về việc thành lập Quỹ bảo lãnh tín dụng hỗ trợ các DNNVV vay vốn ngân hàng. QBLTD được thành lập nhằm bảo lãnh cho các DNNVV không đủ tài sản thế chấp, cầm cố, vay vốn của các tổ chức tín dụng. QBLTD phải có mức vốn điều lệ tối thiểu là 30tỷ đồng; điều kiện được bảo lãnh tín dụng là doanh nghiệp phải có dự án đầu tư, phương án sản xuất kinh doanh khả thi, có khả năng hoàn trả vốn vay; tổng giá trị tài sản thế chấp, cầm cố tại tổ chức tín dụng theo quy định của pháp luật tối thiểu bằng 30% giá trị khoản vay, không có các khoản nợ đọng thuế, nợ quá hạn tại các tổ chức tín dụng hay tổ chức kinh tế khác. Mức bảo lãnh tín dụng tối đa cho một khách hàng không vượt quá 15% vốn chủ sở hữu của QBLTD.

thức thành lập QBLTD cho DNNVV, hứa hẹn sẽ hỗ trợ cho 100.000 doanh nghiệp hoạt động tại đây, còn lại phần lớn các địa phương chưa có chuyển động gì đáng nói. Hiện các tỉnh, thành phố như Hà Nội, Thái Nguyên, Quảng ngãi, Trà Vinh, Bắc Giang, Thanh Hóa, Bình Phước Lâm Đồng, Bình Định đã thành lập “Ban trù bị thành lập QBLTD cho các DNNVV” tại địa phương. Nguyên nhân chậm tiến độ thành lập QBLTD trước hết là do nguồn ngân sách của nhiều tỉnh còn hạn hẹp, một số địa phương có nhu cầu thành lập quỹ nhưng lại không có đủ mức vốn điều lệ tối thiểu 30 tỷ đồng theo quy định. Mặt khác, quy định pháp luật hiện hành cũng còn nhiều bất cập như quy chế thành lập quỹ chưa xác định rõ quyền lợi cũng như trách nhiệm của tổ chức góp vốn, quy chế điều hành cũng khá phức tạp và không khả thi. Vì vậy, QBLTD cần phải được được xem xét và tổ chức lại để trở thành công cụ trợ giúp hữu hiệu cho DNNVV.

3.1.3.2. Hiệp hội các DNNVV tại thị xã Dĩ An, tỉnh Bình Dương

Theo tiến sỹ Ngô Sỹ Kiêm chủ tịch hiệp hội các DNNVV nhận định năm 2011lại là năm thách thức mới cho các DNNVV. Nền kinh tế đã có những chuyển biến mới và có bước đổi mới tương đối tốt, nhưng cũng có những tồn tại rất lớn, nhất là các vấn đề về kinh tế hạ tầng, vấn đề kinh tế vĩ mô, vấn đề thể chế, chất lượng nguồn lực, thủ tục hành chính.Thêm vào đó, năm 2011, DNNVV phải chống đỡ với lạm phát, hậu lạm phát do có độ trượt từ năm 2010 sang.

Tuy nhiên, trong bối cảnh kinh tế khó khăn các DNNVV tại thị xã Dĩ An không nằm ngoài cuộc. Trước tình hình đó, các DNNVV cũng phải có sự chuyển biến để có những thích nghi thông qua nỗ lực của bản thân DN, sự đóng góp của Hiệp hội và những hỗ trợ về mặt chính sách của cơ quan quản lý. Tôi tin chắc chắn rằng, các DN sẽ có đóng góp tốt hơn và thành công hơn nữa trong các năm tiếp theo. Để giải quyết một cách nhanh chóng khả năng tiếp cận các nguồn huy động vốn, từ tổ chức hiệp hội các DNNVV tại thị xã

Dĩ An, tỉnh Bình Dương cần phải giải quyết ở cả 3 vấn đề chính:

o Thứ nhất, là phải có sự nổ lực vương lên tự tháo gỡ và thích nghi với tình hình của doanh nghiệp. Ngân hàng hiện nay cho các DN vay với những điều kiện cụ thể, các DN muốn tiếp cận nguồn vốn vay ưu đãi thì bản thân cũng phải xây dựng kế hoạch kinh doanh hợp lý phù hợp để được xét tới vay vốn.

o Thứ hai, là phải có sự hỗ trợ của cộng đồng giúp đỡ các DN bằng cách trao

đổi kinh nghiệm để cùng nhau sản xuất tốt hơn. Hiệp hội các DNNVV có nhiều hoạt động hỗ trợ cho các doanh nghiệp như đào tạo nghề, quảng bá giới thiệu doanh nghiệp, cung cấp thông tin thị trường, huy động các nguồn tài trợ quốc tế, giúp đỡ nhau trong nội bộ cộng đồng doanh nghiệp.

o Thứ ba, là cần sự hỗ trợ rất tích cực kịp thời của Nhà nước, cơ quan chức

năng, Chính phủ cả về cơ chế, chính sách, vốn, công nghệ và điều kiện kinh doanh.

3.1.3.3. Quỹ phát triển DNNVV tại thị xã Dĩ An, tỉnh Bình Dương

Theo nghị định 56/2009/NĐ-CP ngày 20/08/2009 chính phủ thành lập “Qũy đầu phát triễn DNNVV” mở ra một cơ hội mới cho toàn bộ các DNNVV tại Việt Nam. Hiện nay tỉnh Bình Dương cũng đang trong giai đoạn xây dựng đề án thành lập Quỹ phát triễn các DNNVV của tỉnh. Trước tình hình kinh tế có nhiều biến đổi thử thách, các doanh nghiệp giải quyết sản xuất kinh doanh, phải chịu sự cạnh tranh thị trường, nguồn lao động, các chính sách về thuế, tìm kiếm huy động vốn để sản xuất.

Tuy nhiên, theo ông Vũ Xuân Tiền, Chủ tịch HĐQT Công ty TNHH Tư vấn Vfam Việt Nam, Quỹ Phát triển DNNVV khó thành hiện thực. “Quỹ bảo lãnh tín dụng DNNVV được khởi xướng cách đây hơn 10 năm và được thành lập ở nhiều địa phương. Thế nhưng đến nay mới chỉ có ba địa phương tạo được nguồn vốn cho quỹ hoạt động. Quỹ Phát triển DNNVV có thể sẽ đi theo vết xe đổ của quỹ bảo lãnh tín dụng”.

Quỹ Phát triển các DNNVV là không nhiều và không ổn định. Hơn nữa, chưa rõ để tiếp cận được nguồn vốn của quỹ, dự án cần có những tiêu chí gì. Hiện nay, cơ chế không rõ ràng giữa đơn vị bảo lãnh là Ngân hàng Phát triển Việt Nam và các tổ chức tín dụng khiến không ít trường hợp qua được cửa đơn vị bão lãnh nhưng tổ chức tín dụng giải ngân lại chậm

Đề án thành lập quỹ phát triển các DNNVV tại tỉnh Bình Dương là một tin vui cho các DNNVV tại thị xã Dĩ An. Điều đó, có nghĩa là các DNNVV tại thị Dĩ An sẽ có thêm sức mạnh huy động vốn mới. Các doanh nghiệp sẽ có thêm nhiều cơ hội để lựa chọn những giải pháp huy động vốn , giảm bớt sự phụ thuộc nguồn vốn tại các ngân hàng, tạo được cạnh tranh về lãi suất.

3.1.3.4. Các chính sách, chương trình hỗ trợ khác tại thị xã Dĩ An, tỉnh Bình Dương

Theo Quyết định 22/2010/QĐ-CP ngày 5/05/2010 (ban hành thay cho Nghị định 56/2009/NĐ-CP) về sự trợ giúp triễn khai Nghị định 56/2009/NĐ-CP, ngày 30 tháng 6 năm 2009 của chính phủ về trợ giúp phát triển DNNVV và công văn 3348/KH-UBND, ngày 9 tháng 11 năm 2011 và kế hoạch phát triển DNNVV của KH-UBND thị xã Dĩ An. Kế hoạch phát triễn DNNVV 5 năm nhằm đánh giá tình hình phát triễn các DNNVV tại thị xã Dĩ An, trong giai đoạn từ năm 2011-2015 sẽ góp phần hoàn thành chỉ tiêu đặt ra như sau:

o Thứ nhất, thị xã Dĩ An sẽ tạo mọi điều kiện cần thiết nhất để hỗ trợ tối đa cho các

DNNVV, thông qua tiếp cận các nguồn vốn tại các chi nhánh của các tổ chức tín dụng, hỗ trợ vốn từ ngân sách trung ương, các nguồn vốn ODA..

o Thứ hai, áp dụng các cơ chế quản lý thuế phù hợp với đối trượng các DNNVV,

xem xét tiếp tục hỗ trợ lãi suất cho các DNNVV sản xuất, các DNNVV tham gia xuất khẩu.

o Thứ ba, giảm tiền thuê đất cho các DNNVV, đơn giản hóa thủ tục hành chính

liên quan đến các DNNVV. Tạo mọi điều kiện cho các DNNVV sử dụng đất lâu dài để ổn định sản xuất kinh doanh.

o Thứ tư, chính sách hỗ trợ vốn cho các DNNVV đổi mới thiết bị công nghệ, khiến

khích các DNNVV xuất khẩu và các sản phẩm công nghiệp hỗ trợ.

o Thứ năm, khiến khích các DNNVV tham gia đăng ký bảo vệ quyền sỡ hữu trí

tuệ, áp dụng hệ thống quản lý chất lượng quốc tế.

o Thứ sáu, hỗ trợ các DNNVV tham gia mở rộng thị trường trong nước và thị

trường ngoài nước về giá cả, nguyên vật liệu, thiết bị công nghệ, giới thiệu tổ chức các doanh nghiệp tham gia hội chợ triễn lãm, hỗ trợ năng lực cạnh tranh, tạo điều kiện phát triễn hiệp hội ngành nghề.

o Thứ bảy, hỗ trợ giúp phát triễn nguồn nhân lực có tay nghề cho các DNNVV.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nâng cao khả năng huy động vốn của các Doanh nghiệp nhỏ và vừa tại thị xã Dĩ An, tỉnh Bình Dương (Trang 53 - 121)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(121 trang)
w