Xây dựng giả thiết

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nâng cao khả năng huy động vốn của các Doanh nghiệp nhỏ và vừa tại thị xã Dĩ An, tỉnh Bình Dương (Trang 50 - 121)

7. Kết cấu của đề tài

2.3.6.Xây dựng giả thiết

- H1: Nhân tố pháp lý NTPL có mối quan hệ đến khả năng HDV - H2: Nhân tố kinh tế NTKT có mối quan hệ đến khả năng HDV - H3: Nhân tố đặc điểm ĐĐDN có mối quan hệ khả năng HDV - H4: Nhân tố QĐCGP có mối quan hệ khả năng HDV

Trong đó: H4.1, H4.2, H4.3, H4.4, H4.5, H4.6, H4.7, H4.8 tác động của nhân tố đến quyết định các giải pháp QDCGP1, QDCGP2, QDCGP3, QDCGP4, QDCGP5, QDCGP6, QDCGP7, QDCGP8 đến quyết định lựa chọn các giải pháp khả năng huy động vốn.

2.3.7. Thiết lập hàm nghiên cứu

Theo Gujarati năm 2003, phân tích hàm hồi quy giúp ước lượng giá trị trung bình của các biến phụ thuộc hoặc biến giải thích; kiểm định các giả thiết về bản chất của sự phụ thuộc giữa biến độc lập và biến phụ thuộc; dự báo giá trị trung bình của biến phụ thuộc cho trước các giá trị của biến giải thích; dự báo tác động của một biến độc lập lên biến phụ thuộc thông qua hệ số hồi quy. Do đó hàm hồi quy tổng thể với 4 biến (NTPL, NTKT, ĐĐDN,QDCGP) ảnh hưởng đến HDV được biểu diễn như sau:

YHDV(1) = C0i + α1iNTPL + α2iNTKT + α3iĐĐDN + α4iQDCGP + ε(i) (i=1,2,3,….n) Trong đó:

− C0i: là hệ số cắt

− α1i,α2i,α3i,α4i: là các hệ số hồi quy riêng − ε(i): là hạng nhiễu ngẫu nhiên

− I: là quan sát thứ i

− n: được xem là quy mô toàn bộ của tổng thể

Kết luận chương 2:

Chương 2 luận văn tập trung giải quyết hai vấn đề chính:

Nêu đặc điểm cơ bản về quy mô vốn, về kỹ thuật công nghệ, về lao động và mức đóng góp ngân sách nhà nước của các DNNVV tại thị xã Dĩ An, tỉnh Bình Dương. Trên cơ sở về lý thuyết, từ đó xác định các nhân tố có ảnh hưởng tới các DNNVV.

Trên cơ sở xác định các mô hình nghiên cứu về lý thuyết, mô hình đề nghị có thật sự là có tác động đến các nhân tố, mô tả các biến, từ đó xây dựng các thang đo cho phù hợp với yêu cầu mô hình thông qua thiết lập được hàm nghiên cứu, xác định được hàm hồi quy.

CHƯƠNG 3

THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG HUY ĐỘNG VỐN CỦA CÁC DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA TẠI THỊ XÃ DĨ AN, TỈNH BÌNH DƯƠNG 3.1. Thực trạng huy động vốn của các DNNVV tại thị xã Dĩ An, tỉnh Bình Dương

3.1.1. Huy động vốn tín dụng ngân hàng

Huy động vốn tín dụng ngân hàng là một biện pháp mà các doanh nghiệp thường sử dụng để đi vay. Một bên cho vay với một bên đi vay hai bên tiến hành làm thủ tục thông qua hợp đồng cấp tín dụng.

3.1.1.1. Chính sách huy động vốn tư ngân hàng

Theo quyết định hoạt động cho vay của tổ chức tín dụng đối với khách hàng ban hành theo Quyết định số 1627/2001/QĐ-NHNN ngày 31/12/2001 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, đối tượng cho vay bao gồm: - Đối với pháp nhân là: các chủ doanh nghiệp Nhà nước, hợp tác xã, công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài và các tổ chức khác có đủ các điều kiện quy định tại Điều 94 Bộ Luật Dân sự luật này qui định như sau:

- Đối với Cá nhân: là người nước ngoài phải chứng minh chổ ở, mức thu nhập cá nhân, có trụ sở chính và vốn đăng ký tại ngân hàng của nước đó. - Nguyên tắc vay vốn: Là khách hàng vay vốn của tổ chức tín dụng phải đảm bảo các yêu cầu của bên cho vay như sau:

• Sử dụng vốn vay đúng theo mục đích mà các bên đã thoả thuận trong hợp đồng tín dụng.

• Hoàn trả nợ gốc và lãi vốn vay đúng theo thời hạn đã thoả thuận trong hợp đồng tín dụng.

- Điều kiện vay vốn: Là các tổ chức tín dụng xem xét và quyết định cho vay khi khách hàng có đủ các điều kiện sau:

• Phải có năng lực pháp luật dân sự, năng lực hành vi dân sự và chịu trách nhiệm dân sự theo quy định của pháp luật.

• Phải thực hiện mục đích sử dụng vốn vay hợp pháp.

• Phải có khả năng tài chính đảm bảo trả nợ đúng thời hạn như đã cam kết. • Phải có dự án đầu tư, phương án sản xuất kinh doanh, dịch vụ khả thi và có hiệu quả; hoặc có dự án đầu tư, phương án phục vụ đời sống khả thi và phù hợp với quy định của pháp luật.

• Thực hiện các quy định về bảo đảm tiền vay theo quy định của Chính phủ và hướng dẫn của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.

3.1.1.2. Tình hình tiếp cận huy động vốn tín dụng ngân hàng của các DNNVV

Theo kết quả khảo sát hiện nay cho thấy một trong những nguyên nhân gây trở ngại phát triển hoạt động kinh doanh tại các DNNVV là “thiếu vốn”. Đây được gọi là khó khăn lớn nhất, trầm trọng nhất và là nguyên nhân dẫn tới những bất lợi của các DNNVV chưa thể phát triển đúng với vị thế của mình trong nền kinh tế. Mặt dù, các DNNVV có nhiều cố gắng để huy động được vốn, trong thực tế chẳn mấy doanh nghiệp huy động vốn vẫn còn ở mức thấp, các khoản tín dụng vẫn không đáp ứng được nhu cầu vốn cho các DNNVV vì hai lý do: (1) DNNVV chỉ nhận một phần nhỏ trong phân bổ tín dụng trong nước và (2) tất cả các khoản tín dụng trong khu vực tư nhân chủ yếu là ngắn hạn.

Vốn chủ sở hữu (vốn tự có) của DNNVV thường được tạo ra từ vốn riêng của chủ doanh nghiệp, vốn góp của các đơn vị liên doanh liên kết, vốn cổ đông và các nguồn vốn khác. Các nguồn vốn khác rất nhỏ chiếm khoảng 5-10% vốn luân chuyển của doanh nghiệp. Hầu hết, các doanh nghiệp tại thị

xã Dĩ An có quy mô nhỏ và siêu nhỏ. Trong đó, xét về vốn doanh nghiệp có số vốn dưới 1 tỉ đồng chiếm 55,37%, số doanh nghiệp có vốn từ 1- 5 tỉ đồng chiếm 40,9%, số doanh nghiệp có vốn trên 5 tỷ đến 10 tỷ chỉ đồng chiếm 3,73%. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Theo nghiên cứu, sự hạn chế nguồn huy động vốn của các DNNVV còn rất lớn, khoảng 29,4% số doanh nghiệp không tiếp cận được nguồn vốn chính thức, thậm chí trên thực tế có thể cao hơn. Theo số liệu điều tra về thực trạng các DNNVV của Cục phát triển doanh nghiệp (thuộc Bộ Kế hoạnh và Đầu tư) công bố cho thấy chỉ có 32,38% doanh nghiệp có khả năng tiếp cận huy động vốn ngân hàng, 35,24% khó tiếp cận và 32,38% không tiếp cận được.

Theo số liệu báo cáo của một số ngân hàng vốn điều lệ năm 2011tỷ lệ tăng vốn bình quân là 32%. Điều này cho thấy vốn điều lệ tại các ngân hàng đều tăng, nhưng thực tế tỷ lệ cho vay đối với các DNNVV còn rất thấp, lãi suất tiền gửi cũng như lãi suất cho vay rất cao trên 20%/năm.

Nguồn: Tự nghiên cứu

Theo biểu đồ 3.1 tổng dư nợ cho vay của các tổ chức ngân hàng từ năm 2006 đến 2011, trong năm 2010 tổng dư nợ cho vay đạt 25% là cao nhất và sau đó tới năm 2009 chiếm 21%. Ta thấy tỷ lệ cho vay vào năm 2011 là rất thấp chưa từng có chiếm 13%, trong khi đó nhu cầu thực tế huy động vốn từ các DNNVV thì rất lớn.

3.1.2. Huy động vốn qua phương thức cho thuê tài chính

3.1.2.1. Thực trạng huy động vốn của các công ty cho thuê tài chính tại thị xã Dĩ An, tỉnh Bình Dương

Lĩnh vực loại hình công ty cho thuê tài chính tại thị xã Dĩ An, tỉnh Bình Dương vẫn chưa được phát triển mạnh. Đây là, một trong các kênh dẫn vốn trung và dài hạn tốt nhất cho các doanh nghiệp. Lý do, tại thị xã Dĩ An, tỉnh Bình Dương vốn đầu tư của các doanh nghiệp chủ yếu là các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài và các DNNVV ngoài quốc doanh.

Điều này, dẫn tới hạn chế khả năng phát triển quy mô sản xuất kinh doanh và tiếp cận các công nghệ tiên tiến trên thế giới. Để có được sản phẩm tốt, mẫu mã đẹp chất lượng cao và khả năng cạnh tranh trên thị trường, thì các DNNVV phải huy động được vốn để mua sắm thiết bị công nghệ tiên tiến. Nguyên nhân do thói quen các DN thường huy động vốn qua ngân hàng, vả lại lĩnh vực hoạt động công ty CTTC chưa phát triển tại đây. Chính vì thế, mà nhiều DNNVV tại thị xã Dĩ An vẫn đang trong giai đoạn thiếu vốn, hơn 80% doanh nghiệp thiếu thông tin về loại hình công ty cho thuê tài chính.

Do đó, không ai biết rõ hơn chính là chủ DNNVV vấn đề lợi ích doanh nghiệp mới là quan trọng, nhất là trong điều kiện khó khăn kinh tế như hiện nay. Các DNNVV tại thị xã Dĩ An, tỉnh Bình Dương, cũng nên ý thức nhiều hơn trong quá trình lựa chọn từng phương pháp huy động vốn sao cho phù với điều kiện thực tế của doanh nghiệp, mang lại hiệu quả cao hơn. Trong các năm tới, loại hình công ty cho thuê tài chính làm sao phải có sự cải thiện hơn, từ đó mới tạo phát huy được hiệu quả hoạt động, cũng như thu hút được nhiều các DNNVV tại thị xã Dĩ An, tỉnh Bình Dương.

3.1.2.2. Những khó khăn trong hoạt động cho thuê tài chính của các D N N V V tại thị xã Dĩ An, tỉnh Bình Dương

o Thứ nhất, các thủ tục liên quan đến hoạt động cho thuê tài chính mà pháp

luật quy định, các thủ tục liên quan khác của tổ chức cho thuê tài chính có yêu cầu.

o Thứ hai, lãi suất cho thuê tài chính cũng ở mức cao chưa khuyến khích được các doanh nghiệp tham gia nhiều, trong khi đó khác khao về vốn của các doanh nghiệp ngày càng tăng cao, mức độ cho thuê tài chính còn nghiêm tốn.

o Thứ ba, thời gian hoạt động cho thuê tài chính là ngắn nên DNNVV không

thể hoàn trả vốn với lãi, do đó chưa thật sự thu hút được chính sách huy động vốn cho thuê tài chính.

o Thứ tư, loại hình cho thuê tài chính phạm vi hoạt động chủ yếu tập trung

vào các thành phố lớn chưa mở rộng sang thị xã Dĩ An, do đó rất khó khăn cho DNNVV tại thị xã Dĩ An có nhu cầu huy động vốn hoạt động cho thuê tài chính.

o Thứ năm, đối với lĩnh vực cho thuê tài chính thuộc loại bất động sản cần

phải cho thuê dài hạn hơn, bỡi vì nếu thời gian cho thuê ngắn thì rất bất lợi cho các DNNVV .

Khó khăn đối với Công ty cho thuê tài chính :

o Thứ nhất, huy động vốn của công ty cho thuê tài chính phụ thuộc vào

nguồn vốn ngân hàng, nguồn vốn này chưa thật sự làm chủ huy động mà phải chịu sự chi phối của các ngân hàng.

o Thứ hai, công ty cho thuê tài chính chưa mở rộng ra các chi nhánh tại thị

xã Dĩ An mà tập trung ở các thành phố.

o Thứ ba, tài sản cho thuê tài chính không nhiều chỉ tập trung tài sản thông

thường, công ty cho thuê tài chính ít hấp dẫn đối với khách hàng.

o Thứ tư, khó khăn hiện tại, khá nhiều doanh nghiệp thuê tài sản của các công ty cho thuê tài chính, nhưng sau đó cho thuê lại hoặc bán cho doanh nghiệp khác.

Tóm lại, huy động vốn cho thuê tài chính là một kênh hỗ trợ tài chính mang lại hiệu quả kinh tế cao cho các DNNVV tại thị xã Dĩ An, tỉnh Bình Dương. Tuy nhiên, để các DNNVV huy động được vốn lại là một chuyện không dễ dàng chút nào, như các thủ tục hồ sơ, điều khoản cho vay, lãi suất, thời gian cho vay. Do đó, các DNNVV tại thị xã Dĩ An muốn huy động được vốn thì phải đáp ứng được các yêu cầu của bên cho thuê. Trên thực thế các công ty cho thuê tài chính chưa thật sự là nguồn huy động vốn hấp dẫn để lôi kéo được nhiều DNNVV tham gia. Trong thời gian tới với sự lớn mạnh của các DNNVV tại thị xã Dĩ An, quy mô mở rộng nhiều chi nhánh công ty cho thuê tài chính, điều kiện huy động nhanh chóng, tôi tin rằng rất nhiều DNNVV tại thị xã Dĩ An cũng phải tìm đến.

3.1.3. Tiếp cận vốn thông qua các tổ chức, chính sách hỗ trợ DNNVV tại thị xã Dĩ An, tỉnh Bình Dương

3.1.3.1. Quỹ bảo lãnh tín dụng tại thị xã Dĩ An, tỉnh Bình Dương (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Nhằm giảm bớt giánh nặng về huy động vốn cho các DNNVV tại thị xã Dĩ An, mà phải có tài sản thế chấp khi vay vốn ngân hàng, ngày 20-12-2001, chính phủ đã ban hành Quyết định số 193/2001/QĐ-TTg về việc thành lập Quỹ bảo lãnh tín dụng hỗ trợ các DNNVV vay vốn ngân hàng. QBLTD được thành lập nhằm bảo lãnh cho các DNNVV không đủ tài sản thế chấp, cầm cố, vay vốn của các tổ chức tín dụng. QBLTD phải có mức vốn điều lệ tối thiểu là 30tỷ đồng; điều kiện được bảo lãnh tín dụng là doanh nghiệp phải có dự án đầu tư, phương án sản xuất kinh doanh khả thi, có khả năng hoàn trả vốn vay; tổng giá trị tài sản thế chấp, cầm cố tại tổ chức tín dụng theo quy định của pháp luật tối thiểu bằng 30% giá trị khoản vay, không có các khoản nợ đọng thuế, nợ quá hạn tại các tổ chức tín dụng hay tổ chức kinh tế khác. Mức bảo lãnh tín dụng tối đa cho một khách hàng không vượt quá 15% vốn chủ sở hữu của QBLTD.

thức thành lập QBLTD cho DNNVV, hứa hẹn sẽ hỗ trợ cho 100.000 doanh nghiệp hoạt động tại đây, còn lại phần lớn các địa phương chưa có chuyển động gì đáng nói. Hiện các tỉnh, thành phố như Hà Nội, Thái Nguyên, Quảng ngãi, Trà Vinh, Bắc Giang, Thanh Hóa, Bình Phước Lâm Đồng, Bình Định đã thành lập “Ban trù bị thành lập QBLTD cho các DNNVV” tại địa phương. Nguyên nhân chậm tiến độ thành lập QBLTD trước hết là do nguồn ngân sách của nhiều tỉnh còn hạn hẹp, một số địa phương có nhu cầu thành lập quỹ nhưng lại không có đủ mức vốn điều lệ tối thiểu 30 tỷ đồng theo quy định. Mặt khác, quy định pháp luật hiện hành cũng còn nhiều bất cập như quy chế thành lập quỹ chưa xác định rõ quyền lợi cũng như trách nhiệm của tổ chức góp vốn, quy chế điều hành cũng khá phức tạp và không khả thi. Vì vậy, QBLTD cần phải được được xem xét và tổ chức lại để trở thành công cụ trợ giúp hữu hiệu cho DNNVV.

3.1.3.2. Hiệp hội các DNNVV tại thị xã Dĩ An, tỉnh Bình Dương

Theo tiến sỹ Ngô Sỹ Kiêm chủ tịch hiệp hội các DNNVV nhận định năm 2011lại là năm thách thức mới cho các DNNVV. Nền kinh tế đã có những chuyển biến mới và có bước đổi mới tương đối tốt, nhưng cũng có những tồn tại rất lớn, nhất là các vấn đề về kinh tế hạ tầng, vấn đề kinh tế vĩ mô, vấn đề thể chế, chất lượng nguồn lực, thủ tục hành chính.Thêm vào đó, năm 2011, DNNVV phải chống đỡ với lạm phát, hậu lạm phát do có độ trượt từ năm 2010 sang.

Tuy nhiên, trong bối cảnh kinh tế khó khăn các DNNVV tại thị xã Dĩ An không nằm ngoài cuộc. Trước tình hình đó, các DNNVV cũng phải có sự chuyển biến để có những thích nghi thông qua nỗ lực của bản thân DN, sự đóng góp của Hiệp hội và những hỗ trợ về mặt chính sách của cơ quan quản lý. Tôi tin chắc chắn rằng, các DN sẽ có đóng góp tốt hơn và thành công hơn nữa trong các năm tiếp theo. Để giải quyết một cách nhanh chóng khả năng tiếp cận các nguồn huy động vốn, từ tổ chức hiệp hội các DNNVV tại thị xã

Dĩ An, tỉnh Bình Dương cần phải giải quyết ở cả 3 vấn đề chính:

o Thứ nhất, là phải có sự nổ lực vương lên tự tháo gỡ và thích nghi với tình hình của doanh nghiệp. Ngân hàng hiện nay cho các DN vay với những điều kiện cụ thể, các DN muốn tiếp cận nguồn vốn vay ưu đãi thì bản thân cũng

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nâng cao khả năng huy động vốn của các Doanh nghiệp nhỏ và vừa tại thị xã Dĩ An, tỉnh Bình Dương (Trang 50 - 121)