- Hiện nay, Trung tâm Kỹ thuật Môi trường Đô thị và Khu công nghiệp (CEETIA0, Trường Đại học Xây dựng cũng đang nghiên cứu công nghệ xử lý
phân bùn bể phốt bằng bãi lọc ngầm trồng cây dòng chảy thẳng đứng, phối hợp với Viện Khoa học và Công nghệ Môi trường Liên bang Thụy Sỹ SANDEC, EAWAG (đề tài FSM, dự án ESTNV do Thụy Sỹ tài trợ)
- Công trình nghiên cứu làm sạch nước Hồ Tây bằng cây thủy sinh. Dự án dự kiến thực hiện trong 2 năm (2004-2005) với tổng chi phí gần 5,4 tỷ đồng, nhưng dự án cần nghiên cứu kỹ lưỡng để chọn lựa những loài cây thích hợp.
- Nghiên cứu xử lý nước thải sinh hoạt bằng bãi lọc ngầm trồng cây dòng chảy thẳng đứng trong điều kiện Việt Nam do PGS.TS. Nguyễn Việt Anh và nhóm nghiên cứu thực hiện. Kết quả nghiên cứu cho thấy kết quả về hiệu quả loại bỏ các chất ô nhiễm như : với sơ đồ bậc 1, chất lượng nước đầu ra sau bể lọc trồng cây cho phép đạt tiêu chuẩn nước loại B đối với các chỉ tiêu COD, SS, TP. Với sơ đồ bậc 2 nối tiếp, chất lượng nước đầu ra sau bể lọc trồng cây đạt tiêu chuẩn nước loại A với các chỉ tiêu COD, SS, TP. Tuy nhiên, với chế độ luôn ngập nước, chỉ tiêu NH4-N và vi sinh vật trong nước còn vượt quá tiêu chuẩn.
- Xây dựng mô hình hệ thống Đất ngập nước nhân tạo để xử lý nước thải sinh hoạt tại các xã Minh Nông, Bến Gót, Thành phố Việt Trì do GS.TSKH Dương Đức Tiến và các cộng sự thực hiện. Kết quả cho thấy chất lượng nước thải đầu ra sau khi đã được xử lý bằng các biện pháp sinh học mang lai kết quả tương đối tốt, nước không còn mùi hôi, số lượng vi khuẩn coliform giảm đi rõ rật, các chỉ số ô nhiễm COD, BOD5 ở dưới ngưỡng cho phép, các chỉ số NH4+, NO3- rất thấp.
- Nghiên cứu xử lý ô nhiễm N, P trong nước sông Tô Lịch bằng Bèo Tây do Th.S Đào Văn Bảy và GS.TSKH Lâm Ngọc Thụ thực hiện. Kết quả theo dõi thí nghiệm cho thấy khi hàm lượng các ion NH4-N và PO43—P < 0,01 mg/l, thì chỉ 6-7 ngày sau đó, Bèo Tây có biểu hiện yếu lá, lá vàng và chết dần. Điều đó cho phép ta định được chu kỳ xử lý thích hợp và quyết định thời điểm tách bèo ra khòi nguồn nước tránh tái ô nhiễm nguồn nước.
- Nghiên cứu sử dụng một số thực vật nước để làm sạch kim loại nặng trong nước hồ Bảy Mẫu do PGS.TS.Lê Thị Hiền Thảo – Trường Đại Học Xây Dựng thực hiện. Kết quả nghiên cứu khẳng định một số loài thực vật bậc cao như Bèo Tấm và Rong Đuôi Chó có khả năng làm sạch nước, làm giảm hàm lượng các chất bẩn và một số kim loại nặng trong nước Hồ Bảy Mẫu. Hiệu quả xử lý kim loại nặng của Rong Đuôi Chó cao hơn so với Bèo Tấm.
- Nghiên cứu sự phân bố Cu, Zn, Hg và Cd trong Rau Muống thu từ sông Nhuệ và Tô Lịch của Việt Nam do Viện Sinh thái và Tài nguyên Sinh vật, Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam, Trường Đại học Tổng hợp Bordeaux1 của Pháp thực hiện. Kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng rau muống là cây có khả năng tích tụ kim loại nặng, cây sống ở môi trường chứa kim loại nặng ở mức cao hơn thì có hàm lượng các kim loại nặng này cao hơn. Và có thể dùng Rau Muống làm đối tượng để xử lý môi trường đất, nước bị ô nhiễm kim loại nặng.
- Xử lý kim loại nặng ( Cr, Pb2+ và Ni2+) trong nước thải công nghiệp bằng Bèo Tây do nhóm nghiên cứu thuộc Khoa Môi trường , Trường Đại học Khoa học Tự nhiên thực hiện. Kết quả nghiên cứu đưa ra kết luận : Bèo Tây có khả năng hấp thụ các kim loại nặng Cr, Pb2+, Ni2+ trong nước thải công nghiệp. Nó tích lũy một lượng kim loại nặng có độc tính cao trong lá, cuống và rễ của mình theo thời gian. Hàm lượng kim loại nặng tích lũy nhiều nhất là ở rễ và lượng kim loại nặng được hấp thụ nhiều nhất trong khoảng từ ngày thứ 5 đến ngày thứ 20.
2.1.3.5. Những ưu điểm và nhược điểm trong việc sử dụng Đất ngập nước để xử lý nước thải xử lý nước thải
a. Ưu điểm
Ngày nay, có nhiều nước sử dụng thực vật thủy sinh để xử lý nước thải và nước ô nhiễm. Hiệu qủa xử lý tuy chậm nhưng rất ổn định đối với những loại
nước có BOD và COD thấp, không chứa độc tố. Những kết quả nghiên cứu và ứng dụng ở nhiều nước đã đưa ra những ưu điểm cơ bản sau:
+ Chi phí cho xử lý bằng thực vật thủy sinh thấp
+ Quá trình công nghệ không đòi hỏi kỹ thuật phức tạp
+ Hiệu quả xử lý ổn định đối với nhiều loại nước ô nhiễm thấp
+ Sinh khối tạo ra sau quá trình xử lý được ứng dụng vào nhiều mục đích khác nhau như :
− Làm nguyên liệu cho thủ công mỹ nghệ như cói, đay, lục bình, cỏ
− Làm thực phẩm cho người như củ sen, củ súng, rau muống
− Làm thực phẩm cho gia súc như rau muống, sen, bèo tây, bèo tấm
− Làm phân xanh, tất cả các loài thực vật thủy sinh sau khi thu nhận từ quá trình xử lý trên đều là nguồn nguyên liệu để sản xuất phân xanh rất có hiệu quả.
− Sản xuất khí sinh học
+ Bộ rễ thân cây ngập nước, cây trôi nổi được coi như một giá thể rất tốt ( hay được coi như một chất mang) đối với vi sinh vật. Vi sinh vật bám vào rễ, vào thân cây ngập nước hay các loài thực vật trôi nổi. Nhờ sự vận chuyển ( đặc biệt là thực vật trôi nổi) sẽ đưa vi sinh vật theo cùng. Chúng di chuyển từ vị trí này đến vi trí khác trong nước ô nhiễm, làm tăng khả năng chuyển hoá vật chất có trong nước. Như vậy, hiệu quả xử lý của vi sinh vật nước trong trường hợp này sẽ cao hơn khi không có thực vật thủy sinh. Ở đây ta có thể coi mối quan hệ giữa vi sinh vật và thực vật thủy sinh là mối quan hệ cộng sinh. Mối quan hệ cộng sinh này đã đem lại sức sống tốt hơn cho cả hai nhóm sinh vật và tác dụng xử lý sẽ tăng cao.
+ Sử dụng thực vật thủy sinh để xử lý nước ô nhiễm trong nhiều trường hợp không cần cung cấp năng lượng. Do đó, việc ứng dụng thực vật thủy sinh để
xử lý nước ô nhiễm ở những vùng không có điện đều có thể thực hiện dễ dàng.