KẾT QUẢ THỰC NGHIỆM – ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ
5.4. So sánh khả năng xử lý ô nhiễm hữu cơ
Khả năng xử lý của hai hệ thống hồ Lục bình và cỏ Vetiver được thể hiện qua bảng hiệu suất xử lý sau:
Loại thực vật COD (%) BOD5 (%) SS (%) Lục bình 88.75 89.18 92.8 Cỏ Vetiver 91.875 93.24 91.2
Biểu đồ 5.9: Biểu đồ so sánh khả năng xử lý hữu cơ giữa hồ Lục bình và Vetiver
Nhận xét:
Dựa vào bảng 5.12 và biểu đồ 5.9 hiệu quả xử lý ô nhiễm hữu cơ của hồ cỏ Vetiver cao hơn hồ Lục bình ở các chỉ tiêu COD, BOD5, riêng ở chỉ tiêu SS thì hiệu quả xử lý của hồ Lục bình cao hơn hồ cỏ Vetiver.
Nhìn chung khả năng xử lý của hai hệ thống ở mức tương đương nhau.
Biểu đồ 5.12: Biểu đồ so sánh hiệu suất xử lý SS của hồ Lục bình và Vetiver
Nhận xét:
Toàn hệ thống xử lý bằng thực vật ngập nước đã thể hiện được khả năng xử lý nước thải sinh hoạt, khả năng loại bỏ chất gây ô nhiễm nhìn chung tương đối ở cả hai hồ Lục bình và hồ cỏ Vetiver. Các chỉ tiêu COD, BOD5, SS đều giảm đáng kể.
Dựa vào biểu đồ: 5.10; 5.11; 5.12 ta thấy hiệu suất xử lý trong 2 tuần đầu của hồ Lục bình cao hơn hồ cỏ Vetiver ở chỉ tiêu COD, BOD5, còn chỉ tiêu SS thì tương đương nhau, nguyên nhân lúc này mức độ hấp thụ chất ô nhiễm ở hồ cỏ Vetiver còn thấp, độ xốp của hệ thống rễ còn rất thấp. Tuy nhiên, ở các tuần sau đó hiệu suất xử lý của hồ cỏ Vetiver tăng cao hơn hồ Lục bình, thể hiện rõ: về chỉ tiêu COD ở hồ Vetiver ( 67.5% tuần thứ 3, và đến tuần thứ 6: 91.875%), tương tự
BOD5 cũng vậy ( 93.24% ở tuần thứ 6); còn đối với chỉ riêu SS tuy ở các tuần kế tiếp hiệu suất xử lý của hồ cỏ Vetiver cao hơn hồ Lục bình nhưng cho tới tuần thứ 6 thì hiệu suất xử lý của hồ Lục bình vẫn cao hơn hồ cỏ Vetiver.
CHƯƠNG 6