b. Nhược điểm
2.2. Khái quát nhóm thực vật đất ngập nước 1 Giới thiệu chung
2.2.1. Giới thiệu chung
Bên cạnh những loài sản xuất sinh khối nguyên thủy, thực vật Đất ngập nước là thành phần then chốt của hệ sinh thái Đất ngập nước bởi vì chúng cung cấp lớp vỏ che chở cho sự sinh sản, nơi ẩn náo thú săn mồi và nơi nghỉ cho các vật ở dưới nước cùng nhiều loài hoang dã. Theo đó, thực vật ĐNN tạo dựng nên những chức năng hữu ích của ĐNN, chúng có giá trị xã hội đáng kể như quản lý chất cặn và sự vận chuyển chất dinh dưỡng. Những giá trị về giải trí và giá trị cảnh quan thẫm mỹ được cải thiện nhờ quản lý thành công thực vật ĐNN.
Thực vật ĐNN được xem xét một cách thông thường như cây ở nước – “bất kỳ cây mọc trong nước hoăïc trên một chất nền bị thiếu hụt oxy định kỳ như là một kết quả của sự chứa nước quá mức” (Cowardin et al, 1979). Ngoại trừ các loài sống hoàn toàn trong nước, cây ở nước chịu đựng được phạm vi rộng của sự tràn ngập luân phiên và điều kiện khô kiệt. Những cây này phải có khả năng tự
nuôi dưỡng dưới điều kiện kỵ khí và tự phục hồi dù cho có sự ngập lụt định kỳ và sự bão hòa.
Ngập lụt có 3 bất lợi cơ bản tác động lên cây: 1) Sự khuyếch tán oxy đến vùng rễ bị hạn chế; 2) sản phẩm phụ gây độc cuả quá trình hô hấp tích lũy trong vùng rễ; 3) chất dinh dưỡng có lợi trong đất bị biến đổi. Thực vật ĐNN có sự thích nghi về tổ chức cơ thể, hình thái, chức năng cơ thể cho phép chúng tiếp tục tồn tại nhựng điều kiện căng thẳng bắt buộc bởi ngập lụt. Sự thích nghi này đòi hỏi:
- Thải oxy vận chuyển đến rễ
- Cơ chế chức năng cơ thể chịu đựng được hô hấp kỵ khí
Ví dụ: Hệ thống rễ của hầu hết các cây gỗ mà đã phát triển ở dưới điều kiện bão hòa, rễ mọng nước và phân nhánh nghèo nàn, ít (Hook và Scholtent 1978). Bởi vì kết quả của điều kiện oxy thấp, các rễ và các cuống, cọng của các loại cây ĐNN khác nhau phát triển các mô khí (những vùng khí) đồng thời xuyên qua phá vỡ và phân cách các tế bào. Một cấu trúc tương tự tổ ong là kết quả bởi những tế bào mỏng manh phân phân chia ở giữa túi đựng của mô khí. Độ dày của sự phân chia này không làm giới hạn sự khuyết tán khí, và oxy có thể khuyếch tán từ khúc phía trên mặt nước của cây đến rễ. Sự hô hấp hiếu khí trong rễ tiếp tục diễn ra một cách nhịp nhàng, và thực vật ngăn cản sự cung cấp năng lượng thấp và những sản phẩm cuối gây độc của hô hấp kỵ khí. Theo đó từ các rễ đã nạp khí, oxy khuyếch tán từ rễ vào bên trong môi trường khí của đất. Những lợi ích này mà những thực vật oxy hóa làm giảm các hợp chất như là ion Fe và Mn, là các ion nhiều quá mức trong những vùng đất lũ và gây độc cho rễ.
Các thực vật phải có khả năng phục hồi trong hệ sinh thái chức năng. Trong nhiều hệ sinh thái ĐNN, thực vật ĐNN tái sinh bằng hạt trong suốt những thời kỳ phơi dài đủ để nảy mầm và thiết lập hạt giống. Mặt khác, sự phơi và làm ẩm lại của hạt sẽ quyết định giải phóng hạt khỏi tình trạng ngủ, giai đoạn ẩm - lạnh
cũng làm tăng phần nào của tình trạng này. Sự sống tiếp tục và sự phát triển của hạt phụ thuộc và khả năng chịu chìm trong nước hoàn toàn hoặc đối với cây mọc cao đủ để các lá cây duỗi thẳng đến khu vực phía trên mặt nước (Weisner et al 1993). Năm 1952, ông Putnam đã chứng minh rằng những hạt giống cây trong tình trạng ngủ thường chịu được ngập hơn những hạt phát triển một cách tích cực.