Nhóm thực vật thuỷ sinh ngập nước

Một phần của tài liệu Khả năng xử lý nước thải sinh hoạt của cỏ VETIVER và lục bình bằng mô hình đất ngập nước (Trang 37 - 39)

b. Nhược điểm

2.2.2.1. Nhóm thực vật thuỷ sinh ngập nước

− Là những thực vật sống trong lòng nước (phát triển dưới mặt nước). Đặc điểm quan trọng của các loài thực vật ngập nước là chúng tiến hành quang hợp hay các quá trình trao đổi chất hoàn toàn trong nước.

− Khi thực vật thuỷ sinh sống trong lòng nước, có rất nhiều quá trình xảy ra không giống như thực vật sống trên cạn. Những quá trình đó bao gồm:

Thứ nhất

− Ánh sáng mặt trời không trực tiếp tác động vào diệp lục có ở lá mà ánh sáng mặt trời đi qua một lớp nước. Một phần năng lượng của ánh sáng mất đi do sự hấp thụ của các chất hữu cơ trong nước. Chính vì thế, phần lớn các loài thực

vật thuỷ sinh sống ngập trong nước bắt buộc phải thích nghi với kiểu ánh sáng này. Mặt khác ánh sáng mặt trời chỉ có thể đâm xuyên vào nước với mức chiều sâu nhất định. Qua mức độ đó, ánh sáng sẽ yếu dần đến lúc bị triệt tiêu. Điều đó cho thấy một thực tế các loài thực vật ngập nước chỉ có thể sống ở một chiều sâu nhất định của nước. Không có ánh sáng mặt trời xuyên qua thì thực vật không phát triển. Như vậy, ánh sáng mặt trời đậm xuyên qua vào nước phụ thuộc vào hai yếu tố:

+ Độ đục của nước. + Chiều sâu của nước.

+ Aùnh sáng mặt trời có tác dụng tốt nhất ở chiều sâu của nước là 50cm trở lại. Chính vì thế, phần lớn thực vật thuỷ sinh ngập nước sống ở chiều sâu này.

Thứ hai

− Khí CO2 trong nước không nhiều như CO2 có trong không khí. Khả năng CO2

có trong nước thường từ những nguồn sau: + Từ quá trình hô hấp của vi sinh vật. + Từ quá trình phản ứng hoá học + Từ quá trình hoà tan của không khí

− Các quá trình hô hấp thải CO2 thường xảy ra trong điều kiện thiếu oxy. Các phản ứng hoá học chỉ xảy ra trong môi trường nước chứa nhiều cacbonat. Khả năng hoà tan CO2 từ không khí rất hạn chế. Chúng chỉ xảy ra ở bề mặt nước và khả năng này thường giới hạn ở độ dày của nước khoảng 20 cm kể từ bề mặt nước. Chính những hạn chế này mà các loài thực vật thuỷ sinh thường phải thích nghi hết sức mạnh với môi trường thiếu CO2

− Việc cạnh tranh CO2 trong nước xảy ra rất mạnh giữa thực vật thuỷ sinh và tảo, kể cả với vi sinh vật quang năng.

− Ở những lưu vực nước không chuyển động có sự hạn chế rất lớn lượng CO2

nhưng ở những dòng chảy hay có sự khuấy động, lượng CO2 từ không khí sẽ tăng lên.

− Những thực vật ngập nước tồn tại hai dạng. Một dạng thực vật có rễ bám vào đất, hút chất dinh dưỡng trong đất, thân và lá ngập trong nước, một dạng rễ và lá lơ lửng trong lòng nước.

Một phần của tài liệu Khả năng xử lý nước thải sinh hoạt của cỏ VETIVER và lục bình bằng mô hình đất ngập nước (Trang 37 - 39)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(106 trang)
w