Nhóm thực vật trôi nổ

Một phần của tài liệu Khả năng xử lý nước thải sinh hoạt của cỏ VETIVER và lục bình bằng mô hình đất ngập nước (Trang 39 - 40)

b. Nhược điểm

2.2.2.2.Nhóm thực vật trôi nổ

− Thực vật trôi nổi phát triển rất nhiều ở các nước trong vùng nhiệt đới. Các loài thực vật này phát triển trên bề mặt nước, bao gồm hai phần, phần lá và thân mềm nổi trên bề mặt nước. Đây là phần nhận ánh sáng mặt trời trực tiếp. Phần dưới nước là rễ, rễ các loài thực vật này là rễ chùm. Chúng phát triển trong lòng môi trường nước, nhận các chất dinh dưỡng trong nước và chuyển lên lá, thực hiên các quá trình quang hợp. Các loài thực vật trôi nổi phát triển và sinh sản rất mạnh, nhiều khi chúng gây ra những vấn nạn sinh khối.

− Nhóm thực vật này bao gồm ba loài sau : bèo lục bình (water hyacinth), bèo tấm (duck week), rau diếp nước( water lettuce). Những loài thực vật này nổi trên mặt nước và chúng thường chuyển động trên mặt nước theo gió thổi và theo sống nước hay dòng chảy của nước. Ở những khu vực nước không chuyển động, các loài thực vật này sẽ bị dồn về một phía theo chiều gió. Còn ở những khu vực nước chuyển động như dòng sông, chúng sẽ chuyển động theo sóng nước, theo gió và theo dòng chảy.

− Khi thực vật loại này chuyển động sẽ kéo theo rễ chúng quét trong lòng nước, các chất dinh dưỡng sẽ thường xuyên tiếp xúc với rễ và được hấp thụ qua rễ.

Mặc khác, rễ của các loài thực vật này như những giá thể rất tuyệt vời để vi sinh vật bám vào đó, phân huỷ hay tiến hành quá trình vô cơ hoá các chất hữu cơ trong nước thải. So với thực vật ngập nước, thực vật trôi nổi có khả năng xử lý các chất ô nhiễm rất cao.

Một phần của tài liệu Khả năng xử lý nước thải sinh hoạt của cỏ VETIVER và lục bình bằng mô hình đất ngập nước (Trang 39 - 40)