Thành phần và tính chất của nước thải sinh hoạt

Một phần của tài liệu Khả năng xử lý nước thải sinh hoạt của cỏ VETIVER và lục bình bằng mô hình đất ngập nước (Trang 50 - 52)

TỔNG QUAN VỀ NƯỚC THẢI SINH HOẠT VAØ CÁC PHƯƠNG PHÁP XỬ LÝ NƯỚC THẢI SINH HOẠT

3.2.Thành phần và tính chất của nước thải sinh hoạt

Thành phần và tính chất của nước thải sinh hoạt phụ thuộc rất nhiều vào nguồn gốc nước thải. Đặc điểm chung của nước thải sinh hoạt là thành phần của chúng tương đối ổn định. Các thành phần này bao gồm 52% chất hữu cơ, 48%

chất vô cơ, nồng độ chất hữu cơ trong nước thải sinh hoạt dao động trong khoảng 150 – 450 mg/L theo trọng lượng khô, có khoảng 20 – 40% chất hữu cơ khó bị phân hủy sinh học. Ngoài ra nước thải sinh hoạt còn chứa nhiều các vi sinh vật gây bệnh và các độc tố của chúng. Phần lớn các vi sinh vật trong nước thải là các vi khuẩn và vi rút gây bệnh như: các vi khuẩn gây dịch tả, lỵ, thương hàn …

Thành phần nước thải được chia làm hai nhóm chính:

 Thành phân vật lý: theo trạng thái lý học các chất bẩn trong nước thải được chia thành 3 nhóm:

• Nhóm 1: gồm các chất không tan ở dạng lơ lửng kích thước lớn (những hạt có đường kính lớn hơn 10-1 mm) và ở dạng huyền phù, nhũ tương, bọt (những hạt có đường kính từ 10-4 đến 10-1 mm).

• Nhóm 2: gồm các chất ở dạng keo (những hạt cóa kích thước từ 10-6 đến 10-4 mm).

• Nhóm 3: gồm các chất hòa tan ở dạng phân tử. Những hạt này có đường kính nhỏ hơn 10-6 mm. Chúng không tạo thành pha riêng biệt mà trở thành hệ một pha hay còn gọi là dung dịch thật.

 Thành phần hóa học: được biểu thị dạng các chất bẩn trong nước thải có các tính chất hóa học khác nhau, được chia thành ba nhóm:

• Thánh phần vô cơ: cát, sét, xỉ, axit vô cơ, các ion của muối phân ly … (khoảng 42% đối với nước thải sinh hoạt).

• Thành phần hữu cơ: các chất có nguồn gốc từ động vật, thực vật, cặn bã bài tiết … (chiếm khoảng 58%).

- Các chất chứa nitơ: ure, protein, acid amin.

- Các hợp chất nhóm hydrocacbon: mỡ, xà phòng, cellulose. - Các hợp chất có chứa phosphor, lưu huỳnh.

Một phần của tài liệu Khả năng xử lý nước thải sinh hoạt của cỏ VETIVER và lục bình bằng mô hình đất ngập nước (Trang 50 - 52)