Thái Lan

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ: Đánh giá khả năng thực thi và dự báo kết quả của Dự án 3RHN trong quản lý chất thải rắn sinh hoạt ở Thành phố Hà nội giai đoạn 20062010 (Trang 28 - 30)

5. Cấu trúc của luận văn

1.2.3.Thái Lan

Một trong các thành phố của Thái Lan áp dụng sáng kiến 3R là thành phố Hat Yai, thuộc tỉnh Songkhla, nằm ở cực Nam Thái Lan.

Đợc sự hỗ trợ của JICA, Chính quyền thành phố HatYai đã triển khai dự án thí điểm nghiên cứu hệ thống quản lý rác thải cho thành phố Hat Yai với mục tiêu tìm phơng pháp phân rác tại nguồn cho mục đích tái chế phù hợp thực tế của thành phố Hat Yai và làm giảm thiểu lợng rác thải phát sinh.

Tháng 3 năm 2005, nhà máy phân vi sinh và nhà máy phân loại rác tái chế tại một nơi chôn lấp vệ sinh của Hat Yai đã đợc đa vào hoạt động. Sau đó là hàng

chuỗi các chiến dịch giáo dục, tuyên truyền về phân loại rác tại nguồn cho ngời dân đợc thực hiện nhằm giảm thiểu lợng rác thải, khuyến khích ngời dân sử dụng lại các đồ dùng, vật chất trớc khi vứt bỏ và để riêng các vật dụng có thể tái chế. Các hoạt động tuyên truyền đó là:

- Tổ chức họp với chính quyền địa phơng, trởng các khu dân c để hớng dẫn về cách phân loại rác thải làm 3 loại: rác hữu cơ, rác tái chế và rác khác.

- “Tiếp cận tới từng hộ gia đình” để giải thích về quy trình phân loại rác và thực hiện chiến dịch phân phát tài liệu minh họa đơn giản cho họ.

- Cung cấp các thiết bị phân loại rác cho những ngời dân thực hiện thí điểm, nh là: một bộ xô rác chứa rác hữu cơ và một bộ túi nylon để đựng rác tái chế cho từng hộ gia đình.

- Xe lu động đi xung quanh khu vực thí điểm để khuyến khích ngời dân phân loại rác thải.

- Thu gom rác thải đã đợc phân loại

•Rác hữu cơ đã đợc phân loại từ các hộ gia đình sẽ đợc mang tới đổ vào các thùng thu gom tại những nơi quy định. Xe ô tô thu gom sẽ thu gom rác hữu cơ này hàng ngày và chuyển tới nhà máy chế biến phân hữu cơ.

•Với loại rác tái chế, ngời dân sẽ hoặc có thể bán trực tiếp cho đồng nát rồi giữ lại tiền cho riêng mình, hoặc có thể để chúng trong các tui nylon và đặt trớc cửa nhà mình để nhóm thu gom của thành phố sẽ đến lấy đi rồi chuyển tới nhà máy phân loại. Nhóm thu gom sẽ đặt một cái túi nylon khác thay thế vào cái túi đã lấy đi.

Từ việc giám sát và điều tra ý kiến của ngời dân, kết quả là có 79.6% ngời dân ở khu vực thí điểm biết về các hoạt động phân loại rác của dự án; 90.8% có thể phân loại rác đúng và 98.9% ngời dân có thể phân loại đúng rác hữu cơ.

Dự án thí điểm tại Thành phố Hat Yai đã có một số thành công nh:

a) Cán bộ của thành phố đã có thể hiểu đợc khái niệm và những vấn đề chính về quản lý rác thải.

b) Dự án thí điểm đã chứng minh rằng ngời dân có thể phân loại rác ngay tại nguồn. Điều đó trái ngợc với những nếp nghĩ cũ cho rằng ngời dân sẽ không hợp tác vì việc phân loại rác dờng nh rất tẻ nhạt, rắc rối và việc thay đổi thói quen của ngời

dân là một việc làm hết sức khó khăn.

c) Quy trình đem rác đã đợc phân loại để tái sử dụng đợc hiện thực hóa, đặc biệt là việc sản xuất ra phân hữu cơ.

d) Khu vực thí điểm đầu tiên là nơi để ngời dân từ các nơi khác đến chứng kiến và học tập phân loại rác và thấy đợc lợi ích của việc giảm thiểu tái sử dụng, tái chế rác thải.

e) Nhà máy sản xuất phân hữu cơ và phân loại rác là nơi để ngời dân và thanh niên đến học tập và nghiên cứu về phân loại rác cho mục đích tái sử dụng.

f)Ngời nông dân là những ngời đợc hởng lợi tức thì từ việc sử dụng phân vi sinh và rác hữu cơ.

g) Có nhiều cơ quan tổ chức đợc thành lập nhằm hợp tác và hỗ trợ thực hiện và mở rộng các hoạt động phân rác tại nguồn tại những vùng mở rộng khác trong thành phố Hat Yai.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ: Đánh giá khả năng thực thi và dự báo kết quả của Dự án 3RHN trong quản lý chất thải rắn sinh hoạt ở Thành phố Hà nội giai đoạn 20062010 (Trang 28 - 30)