Đánh giá tác động giai đoạn thi công xây dựng dự án

Một phần của tài liệu đánh giá những tác động đến môi trường của dự án đập dâng hạ lưu sông trà khúc, thành phố quảng ngãi (Trang 51 - 60)

- Những thời điểm hạn hán có thể gây ra các vấn đề rắc rối, bởi vì mức bổ sung nước không

3.2.1.Đánh giá tác động giai đoạn thi công xây dựng dự án

- Các chất thải rắn, khí thải hay nước thải trong xây dựng nếu không quản lý tốt sẽ gây ô nhiễm không khí do phát tán khí thải,bụi hoặc ô nhiễm nước khi có dòng nước chảy qua cuốn theo cát, gạch vụn, xi măng…

- Các chất thải từ hoạt động xây dựng công trình và sinh hoạt của công nhân trên công trường nếu thải bừa bãi sẽ gây ô nhiễm đất, nước mặt, nước ngầm, không khí. Giai đoạn này tuy ngắn và lượng chất thải không nhiều nhưng vẫn phải có biện pháp quản lý và xử lý để hạn chế ô nhiễm tại khu vực dự án.

3.2.1.1. Đánh giá tác động tới môi trường nước

Trong giai đoạn xây dựng các hạng mục của Dự án, các tác nhân gây tác động đến môi trường nước chủ yếu là nước thải sinh hoạt, chất thải của máy móc, quá trình đóng cọc, khoan…

Nước mưa chảy tràn có thể cuốn trôi vật liệu, gây xói lỡ các hạng mục mới xây dựng.Tuy nhiên, vì nước mưa tương đối sạch và chủ yếu vào mùa khô nên những tác động của nó đối với môi trường là không lớn.

b. Nước thải sinh hoạt

Nước thải sinh hoạt chứa các thành phần như trong bảng 3.10:

Bảng 3.10. Tải lượng các chất ô nhiễm trong nước thải sinh hoạt của Dự án giai đoạn xây dựng

STT Chất ô nhiễm Khối lượng (kg/ngày)

1 BOD5 2,2-2,7 2 COD 3,6-5,1 3 TSS 3,5-7,25 4 Tổng Nitơ 0,3-0,6 5 Amoni 0,12-0,24 6 Tổng Phốt pho 0,04-0,2

Đây là loại nước thải có mức ô nhiễm không cao, tuy nhiên nếu không có hệ thống thu gom và xử lý tạm thời, thì nguồn nước thải này sẽ tác động trực tiếp tới môi trường sống của công nhân, và nhân dân quanh vùng, gây dịch bệnh, bệnh tật và ảnh hưởng trực tiếp tới môi trường nước ngầm và nước mặt.

Tác động của nước thải sinh hoạt:

Nước thải này nếu không được xử lý mà thải trực tiếp ra sông sẽ làm suy giảm cục bộ chất lượng nước sông, làm lây truyền các bệnh về đường tiêu hóa cho nhân dân trong khu vực. Cụ thể như sau:

+ Tác động của chất rắn lơ lửng: Chất rắn lơ lửng cũng là tác nhân gây ảnh

hưởng tiêu cực đến tài nguyên thủy sinh đồng thời gây tác hại về mặt cảm quan do làm đục nguồn nước, gây bồi lắng lòng sông.

+ Váng dầu mỡ: Đây cũng là nguyên nhân cản trở quá trình hào tan ôxy

trong nguồn nước.

+ Tác động của chất dinh dưỡng: Các chất dinh dưỡng N, P sẽ gây hiện

tượng phú dưỡng hoá nguồn nước. Do sự phát triển quá mức của tảo sẽ làm thiếu ôxy trong các lớp nước phía dưới. Thủy sinh bị chết, quá trình phân hủy yếm khí diễn, các khí CH4, H2S, NH3,… sinh ra gây mùi hôi.

+ Giảm nồng độ ôxy hòa tan: Khi xả nước thải vào sông, các vi sinh vật sẽ

làm cho lượng ôxy hòa tan giảm mạnh. Do thiếu hụt ôxy trong nước nên nhiều loài thủy sinh như cá, tôm, động vật nguyên sinh,… không phát triển được. Đồng thời, do thiếu ôxy nên quá trình phân hủy yếm khí mạnh sinh ra nhiều khí độc cho nước như H2S, CH4, tăng thêm sự ô nhiễm không khí.

c. Nước thải thi công

Lượng nước thải tạo ra từ thi công xây dựng nhìn chung không nhiều. Thành phần ô nhiễm chính trong nước thải thi công là đất, cát xây dựng thuộc loại ít độc hại, dễ lắng đọng, tích tụ ngay trên các tuyến thoát nước thi công tạm thời. Vì thế, khả năng gây tích tụ, lắng đọng bùn đất vào hệ thống thoát nước vào khu vực dân cư xung quanh chỉ ở mức độ thấp.

Yếu tố đáng lo ngại của nước thải thi công là dầu nhớt và cặn dầu bị cuốn theo nước mưa và phát tán ra xung quanh, tạo ra một lớp váng trên bề mặt ngăn cản quá trình khuếch tán của không khí vào nước, gây nên tình trạng thiếu oxi và tác động đến hệ sinh thái thủy sinh, gây ô nhiễm môi trường đất và nước.

Dầu mỡ: Khi hàm lượng dầu mỡ trong nước cao hơn 0,2 mg/l, nước sẽ có

mùi hôi và không thể dùng cho mục đích ăn uống được. Ngoài ra, ô nhiễm dầu sẽ dẫn đến giảm khả năng tự làm sạch của nguồn nước do tạo thành các thể không hòa tan tồn tại trong nước giảm khả năng hô hấp của các thủy sinh vật, giết chết các vi sinh vật, phiêu sinh và sinh vật đáy…

d. Tác động đến chất lượng nước ngầm do quá trình khoan, đóng cọc thi công

Việc khoan khai thác nước hoặc đóng cọc có thể làm ảnh hưởng đến địa tầng. Nếu không tuân thủ theo đúng yêu cầu kỹ thuật thì đây sẽ là cơ hội để nước thải xâm nhập và tác động xấu tới chất lượng nước ngầm.

Căn cứ vào quá trình khoan, đóng cọc thi công, mà có thể ảnh hưởng tiêu cực đến nguồn nước ngầm. Mức độ ảnh hưởng của hoạt động này phụ thuộc vào việc tuân thủ nguyên tắc thi công và sẽ giảm thiểu nếu các nguyên tắc được thực hiện nghiêm túc.

3.2.1.2. Đánh giá tác động tới môi trường không khí

- Các tác nhân ô nhiễm không khí như bụi, tiếng ồn, các loại khí ô nhiễm như CO, SO2, NO2, HC,… Đó là những chất không có lợi cho cuộc sống của con người, động vật và thực vật, chúng được gọi là “Những chất gây ô nhiễm không khí”. Khi thải vào môi trường chúng sẽ tác động đến môi trường không khí khu vực dự án, ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp đến sức khỏe và hiệu quả làm việc của công nhân và người dân khu vực lân cận. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Mức độ gây độc hại của những chất gây ô nhiễm không khí được trình bày trong bảng 3.11:

Bảng 3.11. Mức độ gây độc hại của một số chất trong khí thải phương tiện vận tải

STT Loại hợp chất Ngưỡng độc hại

1 CO 1

2 HC 60

3 NOx 100

4 SO2 130

5 Alđêhyt 130

CO là chất độc đối với con người (mục 3.2.1.2 phần c). Trong khi đó, HC, NOx, SO2,Alđêhyt có ngưỡng độc gấp hàng trăm lần CO. Điều này chứng tỏ khí thải của động cơ ôtô rất độc hại đối với môi trường và con người.

- Những ảnh hưởng khác nhau của chất gây ô nhiễm được trình bày trong bảng 3.12:

Bảng 3.12. Ảnh hưởng của các chất gây ô nhiễm

Chất ô nhiễm Ảnh hưởng tới sức khỏe Cản trở tầm nhìn Mưa axit

Biến đổi khí hậu

Trực tiếp Gián tiếp Trực

tiếp Gián tiếp CO x HC x x x NOx x x x x x x SO2 x x x x PM (bụi) x x x

a. Tác hại của bụi

- Bụi ảnh hưởng trực tiếp tới sức khoẻ của người công nhân tham gia lao động và có thể gây bệnh về hô hấp, ngoài da và nhiều tác động khác nữa. Cụ thể như sau:

- Bệnh đuờng hô hấp: Bụi vào phổi gây kích thích cơ học và phát sinh phản ứng xơ hoá phổi gây nên những bệnh hô hấp. Bụi vô cơ rắn, ban đầu thường gây ra viêm mũi phì đại làm cho niêm mạc dày lên, tiết nhiều niêm dịch làm cho hít thở khó khăn. Sau vài năm chuyển thành viêm mũi teo, giảm chức ăng lọc giữ bụi, làm cho bệnh phổi nhiệm bụi dễ phát sinh. Bụi hữucơ vào phổi thường gây ra bệnh viêm phế quản mãn tính nghề nghiệp.

- Bệnh ngoài da: bị tác động đến các tuyến nhờn làm cho da khô, dễ sinh ra mụn nhọt, lở loét…

- Bụi còn lam chấn thương mắt khi không mang kính phòng hộ. - Bụi có thể phát tán ảnh hưởng đến môi trường dân cư xung quanh.

- Ngoài ra, bụi có thể bám vào cây cối, cản trở quá trình quang hợp và sinh trưởng của cây.

Xét về mặt kỹ thuật, thì nguồn gây ô nhiễm bụi trong giai đoạn này thuộc loại nguồn mặt, loại nguồn có tính biến động cao, có khả năng gây ô nhiễm môi trường không khí khu vực và cả ô nhiễm môi trường chung, với đặc trưng là rất khó kiểm soát, xử lý và khó xác định theo định lượng nồng độ và tải lượng ô nhiễm.

b. Tiếng ồn

- Đối với ô nhiễm do tiếng ồn: Loại ô nhiễm này sẽ có mức độ nặng trong giai đoạn các phương tiện máy móc sử dụng nhiều, hoạt động liên tục. Ô nhiễm tiếng ồn sẽ gây ra những ảnh hưởng xấu đối với con người và động vật nuôi trong vùng chịu ảnh hưởng của nguồn thải. Nhóm đối tượng chịu tác động của tiếng ồn gồm : công nhân trực tiếp vận hành, vật nuôi.

- Tác hại của tiếng ồn:

+ Tiếng ồn và rung động cũng là yếu tố có tác động lớn đến sức khỏe con người. Tác hại của tiếng ồn là gây nên những tổn thương cho các bộ phận trên cơ thể người.

+ Trước hết là cơ quan thính giác chịu tác động trực tiếp của tiếng ồn làm giảm độ nhạy của tai, thính lực giảm sút, gây ra trạng thái mệt mỏi, khó chịu.

+ Tiếng ồn lớn gây ra các chứng đau đầu, ù tai, chóng mặt, buồn nôn, rối loạn thần kinh, rối loạn tim mạch và các bệnh về hệ thống tiêu hoá… Rung động gây nên các bệnh về thần kinh, khớp xương.

+ Độ ồn làm giảm năng suất lao động.

+Tiếng ồn làm giảm khả năng tập trung dễ dẫn đến tai nạn lao động, gây nên bệnh điếc nghề nghiệp. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Các chất khí có khả năng gây ô nhiễm môi trường như: CO2, CO, NOx, SOx, NH3, H2S, Hydrocarbua (HC)

- Khí CO2: quá trình đốt nhiên liệu than sinh ra một lượng lớn CO2. Theo ước tính, riêng quá trình đốt than đá mỗi năm đã thải vào khí quyển hơn 2,5.103 tấn CO2. Lượng khí CO2 phát thải làm gia tăng hiệu ứng nhà kính, là nguyên nhân của hiện tượng trái đất ấm dần lên.

- Khí SO2:

+ SO2 là loại khí không màu, không cháy, có vị hăng cay, dễ tan trong nước và được hấp thụ hoàn toàn rất nhanh khi hít thở ở đoạn trên của đường hô hấp.

+Sunfua dioxit được xem là chất gây ô nhiễm nhất trong họ sunfua oxit. Khí này có thể nhiễm độc qua da gây ra quá trình đào thải amoniac qua nước tiểu và kiềm qua nước bọt, do đólàm giảm dự trữ kiềm trong máu. + Khi hít thở không khí có chứa SO2 ở nồng độ thấp (1-5ppm) xuất hiện

sự co thắt tạm thời của các cơ mềm của khí quản.

+ Ở nồng độ cao hơn SO2 gâu xuất tiết nước nhầy và viêm tất thành khí quản gây khó thở.

+ Ở nồng độ 10 ppm đường hô hấp bị co thắt nghiêm trọng.

+ SO2 còn là chất khí gây thiệt hại chủ yếu cho thực vật.Tác hại cấp tính của SO2 đối với thực vật xảy ra ở nồng độ 0,03ppm và hậu quả là gây bệnh đốm nâu vàng lá cho cây.

Tóm lại có thể nói rằng ở nồng độ 1ppm của khí SO2 trong không khí là ngưỡng xuất hiện các phản ứng sinh lý của cơ thể, ở nồng độ 5 ppm đa số các cá thể có thể nhận biết được mùi và có các biểu hiện sinh lý rõ ràng.

- Khí NO2:

+ NO2 là khí có mầu nâu, mùi của nó có thể phát hiện được ở nồng độ 0,12 ppm.

+ Khí NO2 với nồng độ 100 ppm có thể gây tử vong cho người và động vật sau một thời gian tiếp xúc ngắn. Với nồng độ 5ppm sau một số phút tiếp xúc có thể ảnh hưởng xấu đến hệ hô hấp. Khi tiếp xúc lâu với khi NO2 ở nồng độ khoảng 0,06 ppm có khả năng bị các bệnh về phổi. + Nó được xem là chất chủ yếu trong chuỗi phản ứng cực tím với khí

hydrocacbon. NO2 được biết đến như một chất kích thích viêm tấy và có tác động đối với hệ thống hô hấp. Tác hại của NO2 phụ thuộc vào nồng độ và thời gian tiếp xúc, được thống kê bảng 3.13 như sau:

Bảng 3.13. Tác hại của NO2

Nồng độ NO2 (ppm) Thời gian tiếp xúc Tác hại

>500 48 giờ Chết người

300-400 2-10 ngày Gây viêm phổi và chết

150-200 3-5 tuần Viêm xơ cuốn phổi

50-100 6-8 tuần Viêm cuốn phổi và màng phổi

+ Khí NO2 gây tác hại đối với thực vật tương tự như khí SO2, ở nồng độ 0,5ppm khí NO2 làm cho cây chậm phát triển.

+ NO2 còn là nguyên nhân gây mưa axit và thủng tầng ozôn.

Nói chung SO2, NOx là các chất khí kích thích, khi tiếp xúc với niêm mạc ẩm ướt tạo thành axit. Khí SO2, NOx vào cơ thể qua đường hô hấp hoặc hòa tan vào nước bọt rồi vào đường tiêu hóa sau đó phân tán vào đường tuần hoàn máu. SO2, NOx khi kết hợp với bụi tạo thành các hạt bụi axit lơ lửng, nếu kích thước nhỏ hơn 2 - 3 µm sẽ vào tới phế nang.

- CO2, SO2, NOx là những khí acid có thể gây ra các tác động đối với con người, động vật, thực vật và các công trình.

+ Ảnh hưởng tới người, động vật: Các khí trên khi tiếp xúc với ôxy không khí, hơi nước sẽ biến thành các hơi acid gây kích thích khi tiếp xúc với niêm mạc. Hơi acid vào cơ thể qua đường hô hấp hoặc hoà tan vào nước bọt rồi vào đường tiêu hoá sau đó phân tán vào máu tuần hoàn. Hơi acid kết hợp với bụi tạo thành các hạt bụi acid lơ lửng, nếu kích thước nhỏ hơn 2-3µm sẽ vào tới phế nang, bị đại thực bào phá hủy hoặc đưa đến hệ thống bạch huyết;

+ Ảnh hưởng tới thực vật: Khí acid kết hợp với nước mưa tạo nên mưa acid gây ảnh hưởng tới sự phát triển của cây trồng và thảm thực vật. Khi nồng độ hơi acid trong không khí cao có thể gây chấn thương đối với lá cây sau vài giờ tiếp xúc;

+ Ảnh hưởng tới vật liệu công trình: Sự có mặt của các khí acid trong không khí nóng ẩm làm tăng cường quá trình ăn mòn kim loại, phá hủy vật liệu bêtông và các công trình xây dựng nhà cửa.

+ CO là một chất khí, không mùi, không màu và có tỷ trọng gần bằng tỷ trọng của không khí (1,25g/l ở điều kiện chuẩn), CO có độ hòa tan trong nước kém.

+ Đây là một khí độc, phần lớn tác động lên động vật máu nóng. Vì vậy, CO là chất độc cho con người ở nồng độ cao. CO gây thay đổi sinh lý và có thể gây chết người (ở nồng độ > 750ppm).

+ Thực vật tiếp xúc ở nồng độ cao (100-1000ppm) sẽ bị rụng lá, xoắn quăn, cây non chết yểu (Chi, 1998). (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

+ Cơ chế gây độc của CO:

♦Quá trình vận chuyển O2 từ không khí vào trong cơ thể do sự kết hợp O2 từ ngoài với Hb trong hồng cầu tạo thành phức hệ O2Hb (oxyhemoglobin) rồi vận chuyển đến các tế bào trong cơ thể sau đó kết hợp với CO2 trong tế bào vận chuyển ra ngoài đào thải;

♦Khí CO cũng kết hợp với Hemoglobin (Hb) ở hồng cầu tạo thành COHb (cacbon hemoglobin), nhưng ái lực giữa hồng cầu với CO lớn hơn ái lực của hồng cầu với O2 tới 210 lần, do vậy Hb có khuynh hướng kết hợp với CO hơn là với O2 (Việt, 2000). CO làm giảm khả năng tải ôxy của máu gây ra những rối loạn về trao đổi chất của cơ thể dễ dẫn đến tử vong.

- Khí NH3:

+ NH3 là loại khí không màu, mùi khai hắc.

+ Tác hại của nó đối với sức khoẻ con người là làm viêm da và đường hô hấp.

+ Ở nồng độ 150-200 ppm gây khó chịu và cay mắt.Ở nồng độ 400- 700ppm gây viêm mắt, mũi tai họng một cách nghiêm trọng. Ở nồng độ lớn hơn 2000 ppm làm da bị bỏng, ngạt thở và tử vong trong vòng vài phút.

+ Tác hại của nó đối với thực vật giống với khí SO2. Chúng làm ngưng trệ quá trình quang hợp và gây bệnh cháy, bạc lá.

- Tác hại của khí H2S:

+H2S là một khí lkhông màu dễ cháy, có mùi rất đặc biệt giống như mùi trứng ung.

+ Ở nồng độ 10-20ppm khí H2S gây chảy nước mắt, viêm mắt.

+ Khi hít thở phải khí H2S gây xuất tiết nước nhầy và viêm toàn bộ tuyến

Một phần của tài liệu đánh giá những tác động đến môi trường của dự án đập dâng hạ lưu sông trà khúc, thành phố quảng ngãi (Trang 51 - 60)