- Những thời điểm hạn hán có thể gây ra các vấn đề rắc rối, bởi vì mức bổ sung nước không
3.2.4. Tác động đến môi trường kinh tế-xã hội
- Quá trình hình thành và sự hoạt động của Dự án có một ý nghĩa kinh tế xã hội rất to lớn cho khu vực nói riêng và cho đất nước nói chung. Đồng thời, việc vận chuyển nguyên liệu, xây dựng các hạng mục công trình sẽ làm tăng mật độ giao thông tại khu vực nên đường giao thông sẽ mau hỏng, có thể gây ra tai nạn và góp phần làm tăng mức độ ô nhiễm môi trường không khí tại khu vực.
- Vì vậy, việc hình thành một công trình đập dâng một mặt đem lai những tác động tích cực nhất định, mặt khác cũng đặt ra nhiều tác động tiêu cực cần giải quyết.
3.2.4.1. Tác động tích cực của dự án tới sự phát triển kinh tế - xã hội của địa phương
- Các tác động tích cực của Dự án đập dâng hạ lưu sông Trà Khúc có liên quan chặt chẽ với các vấn đề kinh tế - xã hội. Ngoài những thuận lợi về vị trí, lao động, Quảng Ngãi còn có môi trường đầu tư kinh doanh rất an toàn, tình hình kinh tế - xã hội phát triển nhảy vọt nên Dự án này sẽ thúc đẩy hơn nữa sự phát triển của cả tỉnh.
- Các tác động của tích cực của Dự án như:
+ Trước tiên là việc góp phần tạo ra công ăn việc làm và nâng cao đời sống của nhân dân trong vùng. Việc đưa Dự án vào hoạt động sẽ là nguồn thu hút lao động lớn và giải quyết việc làm không chỉ cho người dân địa phương, tạo nên cảnh quan mới với tiến trình đô thị hoá nhanh hơn. Điều này cũng góp phần làm tăng dân trí và ý thức văn minh đô thị cho nhân dân trong khu vực.
+ Góp phần vào thực hiện chủ trương thu hút đầu tư vào địa phương của tỉnh, đồng thời góp phần vào sự nghiệp công nghiệp hóa và phát triển kinh tế trên địa bàn;
+ Làm tăng nhu cầu về các mặt hàng tiêu dùng cũng như vật liệu xây dựng khu vực xung quanh dự án;
+ Nâng cấp xây dựng cơ sở hạ tầng trong khu vực;
+ Điều hòa không khí, tạo môi trường thoáng mát cho thành phố Quảng Ngãi;
+ Giảm nồng độ các chất ô nhiễm của nước sông Trà; + Cải thiện giao thông thủy;
+ Ngoài ra nó còn đáp ứng được nhu cầu vui chơi, giải trí, mang lại lợi ích cho nhân dân và đất nước.
- Tuy nhiên, bên cạnh mặt tích cực mà công trình mang lại, các tác động tiêu cực trong quá trình xây dựng và hoạt động của nó là không thể tránh khỏi.
3.2.4.2 Tác động tiêu cực
a. Tác động đến chất lượng cuộc sống con người
- Các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống: sức khoẻ cộng đồng, phân bố dân cư, hình thái kinh tế xã hội, cảnh quan thiên nhiên, du lịch và giải trí.
- Việc tập trung một số lượng công nhân trong quá trình hoạt động của dự án cũng sẽ làm xáo trộn đến đời sống xã hội trong khu vực như có thể phát sinh các tệ nạn xã hội, làm biến động giá cả sinh hoạt, bệnh tật và ảnh hưởng đến quản lý an ninh trật tự.
- Việc triển khai dự án đòi hỏi phải tập kết một lượng lớn vật liệu xây dựng. Nếu nguồn cung cấp vật liệu xây dựng được các đơn vị chọn mua tại địa phương có thể dẫn tới tăng đột biến giá cả vật liệu xây dựng do cung không đủ cầu.
- Làm tăng nguy cơ tai nạn giao thông trong khu vực.
b. Tác động đến tài nguyên và môi trường
Các tài nguyên và môi trường con người sử dụng: nước, nông nghiệp, thuỷ lợi, công nghiệp, giao thông vận tải, sử dụng đất,...
- Nhu cầu sử dụng nước của Dự án khá lớn và chủ yếu khai thác nước ngầm phục vụ cho sản xuất và sinh hoạt. Việc khai thác nước ngầm khi thi công công trình có nguy cơ gây nên sự cạn kiệt nguồn nước ngầm vào mùa khô, dân cư trong khu vực sẽ không đủ nước dùng và từ đó kéo theo hàng loạt các tác động tiêu cực khác. Ngoài ra, có thể làm tăng nguy cơ ô nhiễm nước ngầm do việc khoan, đóng giếng để lấy nước sử dụng.
- Đối với vấn đề thoát nước, hoạt động của Dự án có thể làm gia tăng mức chịu tải của hệ thống thoát nước tập trung hoặc làm gia tăng lưu lượng và dòng chảy có chứa chất ô nhiễm.
- Việc có Đập dâng sẽ làm cho việc thoát nước của thành phố gặp khó khăn, nhất là vào mùa mưa do đó có thể gây nên tình trạng ngập úng của thành phố Quảng Ngãi.
- Giao thông vận tải: Sự hình thành và hoạt động của con đập sẽ góp phần cùng với các hoạt động khác trong khu vực làm cho bụi tăng lên do các phương tiện vận chuyển nguyên vật liệu. Mật độ giao thông trong khu vực tăng lên làm ảnh hưởng đến nhu cầu đi lại của nhân dân. Nguy cơ tai nạn của các phương tiện qua lại trên sông rất dễ xảy ra. Nguy cơ rò rỉ, tràn dầu do các phương tiện đường thủy gây ra cung rất đáng lo ngại.