- Những thời điểm hạn hán có thể gây ra các vấn đề rắc rối, bởi vì mức bổ sung nước không
3. Đánh giá rủi ro
4.1.2. xuất các biện pháp giảm thiểu tác động môi trường
4.1.2.1. Biện pháp giảm thiểu ô nhiễm môi trường không khí
Khí, bụi sinh ra từ các phương tiện vận chuyển, máy móc thi công là nguồn phân tán nên rất khó kiểm soát, xử lý. Do đó, không thể dùng biện pháp xử lý (giống như xử lý khí từ lò đốt) mà phải giảm thiểu chúng ngay từ nguồn phát sinh. Các biện pháp được đề xuất như sau:
a. Công tác tổ chức, quản lý hoạt động vận chuyển, thi công
Trong quá trình thi công cần tiến hành một số biện pháp sau:
- Đơn vị thi công xây dựng kế hoạch thi công hợp lý để tránh tình trạng chồng chéo các công đoạn thi công, hạn chế việc tập kết vật tư vào cùng một thời điểm để hạn chế những tác động không mong muốn.
- Bố trí hợp lý tuyến đường và thời gian vận chuyển hợp lý, có kế hoạch điều tiết lượng xe ra vào phù hợp tránh làm gia tăng mật độ xe, không làm ảnh hưởng tới hoạt động giao thông chung của khu vực.
- Khu vực công trình phụ trợ, kho chứa vật liệu xây dựng được che chắn cẩn thận (bằng gỗ, ván hoặc tôn). Lập rào chắn cho khu vực nguy hiểm (trạm biến thế,
kho gas, khu vực đang thi công, vật liệu dễ cháy nổ), lắp đèn chiếu sáng, che chắn ở khu vực phát sinh bụi.
- Sắp xếp thời gian làm việc thích hợp, không gây ồn ào vào giờ ăn và giờ nghỉ, chỉ sử dụng các thiết bị nặng vào ban ngày, không dùng vào ban đêm, hạn chế hoạt động đồng loạt tất cả các máy móc cùng lúc, cùng địa điểm.
- Có kế hoạch thường xuyên theo dõi, bảo trì các thiết bị thi công trên công trình (kiểm tra độ mòn chi tiết, thường kỳ tra dầu bôi trơn, thay các chi tiết hư hỏng, kiếm tra sự cân bằng của các máy lắp đặt).
b. Đề xuất biện pháp hạn chế nguồn phát sinh bụi
Để hạn chế ô nhiễm bụi từ các nguồn phát sinh trong khu vực do quá trình vận chuyển nguyên vật liệu, chủ yếu là các phương tiện vận tải, các biện pháp sau có thể được sử dụng:
- Tất cả các phương tiện vận chuyển và máy móc, thiết bị thi công sử dụng cho công trình phải đạt tiêu chuẩn quy định của Cục Đăng kiểm về mức độ an toàn kỹ thuật và an toàn môi trường, không sử dụng máy móc, thiết bị thi công đã quá cũ.
- Sử dụng nhiên liệu đúng với thiết kế của động cơ, chuyên chở đúng tải trọng qui định.
- Trong quá trình vận chuyển (đất, cát, đá, ximăng…) các phương tiện cần được che kín bằng vải bạt, tránh tình trạng rơi vãi trên đường gây ô nhiễm không khí dọc tuyến đường và khu vực lân cận.
- Đường xe tải ra vào thường xuyên phải được tưới nước dập bụi khi nắng và có nhiều gió.
- Quy định tốc độ xe khi hoạt động trong khu vực đang thi công, gắn biển báo hạn chế tốc độ đối với các phương tiện giao thông ra vào công trường và khu vực gần đó.
- Các phương tiện giao thông, máy móc, thiết bị phải được kiểm định thường xuyên, bảo dưỡng định kỳ tại các trạm bảo dưỡng máy móc, thiết bị khu vực dự án.
c. Đề xuất biện pháp giảm thiểu, hạn chế tác động của tiếng ồn
Để giảm thiểu tác động do ô nhiễm ồn khi vận hành các máy móc, thiết bị tại khu vực cũng như các khu vực xung quanh các biện pháp đề xuất là:
- Không sử dụng các thiết bị và dụng cụ sản xuất quá cũ, tiếng ồn lớn mà sử dụng các thiết bị và máy móc mới, hiện đại, phát sinh tiếng ồn thấp.
- Đặt máy phát điện xa khu vực văn phòng và khu vực sản xuất. Xung quanh máy phát điện cần phải xây tường cách âm để hạn chế tiếng ồn và độ rung khi hoạt động.
- Trang bị cho công nhân những thiết bị nút tai để tránh tiếng ồn có cường độ cao.
- Các máy móc gây tiếng ồn lớn như búa máy, máy đào, máy khoan,... sẽ không nên vận hành vào ban đêm, giờ ăn và giờ nghỉ để tránh tác động đến sinh hoạt của nhân dân trong khu vực.
- Bảo vệ cây xanh trong khu vực để vừa đảm bảo trong sạch môi trường vừa có thể giảm được một phần sự lan truyền tiếng ồn đến môi trường xung quanh.
Theo các nghiên cứu của WHO, 1990, một hecta cây xanh có thể hấp thụ 8 kg CO2 trong một giờ tức là hấp thụ toàn bộ CO2 do 200 con người thải ra trong cùng thời gian như vậy. Một tán cây xanh dày có thể hấp thu tốt bức xạ mặt trời, điều hòa các yếu tố vi khí hậu. Cây xanh có khả năng hấp thu khói, bụi và nhiều hỗn hợp khí như SO2, hợp chất chứa Nitơ, phốtpho, các yếu tố vi lượng độc hại khác như Pb, Cu, Fe,... và một hecta cây xanh có thể lọc được 50 – 60 tấn bụi/năm. Cây xanh có khả năng hấp thu ồn một cách đáng kể, có khả năng làm sạch nguồn nước, lọc các chất độc hại.
- Định kỳ kiểm tra, bảo dưỡng các máy móc, thiết bị.
4.1.2.2. Biện pháp giảm thiểu ô nhiễm môi trường nước
Phân luồng dòng thải bao gồm: nước mưa, nước thải sinh hoạt, nước nhiễm bẩn dầu mỡ,... Ðây là biện pháp vừa mang tính kỹ thuật vừa mang tính quản lý rất hữu hiệu và kinh tế để vừa dễ dàng tiêu thoát nước vừa giảm đi một lượng đáng kể nước thải cần xử lý.
a. Đối với nước mưa chảy tràn
- Xây dựng đường thoát nước riêng không cho chảy tràn qua khu vực xây dựng, khu vực tập kết vật liệu. Xây dựng các mương thoát nước mưa, nước mưa được chảy qua mương dẫn, sau đó qua các song chắn rác, vào các hố gas để lắng bùn trước khi thải ra môi trường ngoài (hình 4.1). Bùn từ hố gas sẽ được nạo vét và đem đi chôn lấp trong khu vực dự án vì bùn này chủ yếu là bùn đất, ít ô nhiễm.
Hình 4.1. Sơ đồ thu gom nước mưa
- Che chắn nguyên vật liệu tránh bị nước mưa cuốn trôi trong quá trình thi công các hạng mục công trình của dự án, đặt biệt là các hạng mục đổ bê tông, làm hố móng. Nước mưa chảy tràn Song chắn rác Lắng cặn chất rắn lơ lững Thải ra môi trường
b. Đối với nước thải sinh hoạt
Đối với nước thải phục vụ sinh hoạt của công nhân thì:
- Xây dựng các công trình vệ sinh ở khu lán trại như: nhà vệ sinh, nhà tắm, hồ rác…Nhà vệ sinh phải cách xa nguồn nước sử dụng và công trình vệ sinh được xây dựng theo đúng tiêu chuẩn, quy phạm cũng như các quy định vệ sinh của Bộ Y tế và bộ Xây dựng.
- Đối với nước thải sinh hoạt của công nhân tại khu nhà ở do thời gian hoạt động của các khu nhà tạm này tương đối ngắn, chỉ trong vòng 24 tháng, lượng nước thải sinh hoạt tại công trình (nước thải vệ sinh) ước tính khoảng 4 m3/ngày, nên xây dựng bể tự hoại 3 ngăn để xử lý nước thải sinh hoạt của công nhân (hình 4.2).
Hình 4.2. Sơ đồ thu gom xử lý nước thải sinh hoạt
- Bể tự hoại là công trình đồng thời làm hai chức năng: lắng và phân huỷ cặn lắng. Cặn lắng được giữ lại trong bể từ 3-6 tháng , dưới ảnh hưởng của các vi sinh vật kị khí các chất hữu cơ bị phân huỷ, một phần tạo thành các chất vô cơ hào tan. Nước lắng trong bể với thời gian dài đảm bảo hiệu suất lắng cao.
- Nước sau xử lý sẽ tự thấm vào đất. ۞ Tính toán bể tự hoại
■ Là công đoạn xử lý sơ bộ, thực hiện hai chức năng: lắng và lên men cặn lắng. Bể có dạng hình hộp chữ nhật, xây bằng bê-tông cốt thép. Nước thải vào với thời gian lưu lại trong bể là 3 ngày. Do vận tốc trong bể bé nên phần lớn cặn lơ lửng được lắng lại. Bể tự hoại được lấy ra theo định kỳ 3 tháng một lần. Mỗi lần lấy phải để lại khoảng 20% lượng cặn đã lên men lại trong bể để làm giống men cho bùn cặn tươi mới lắng, tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình phân hủy cặn sau này.
■ Với lượng thải nước sinh hoạt 4 m3/ngày, kích thước bể được tính như sau: Nước thải sinh hoạt Phân hầm cầu Song chắn rác Bể tự hoại
Thể tích phần lắng của bể tự hoại (W1), m3:
(công thức 4.1) Trong đó
q: tiêu chuẩn thải nước của một người trong một ngày - 100 l/người.ngày
N: số người bể tự hoại phục vụ:50 người
T1: thời gian nước lưu lại trong bể tự hoại: 3 ngày; Vậy W1 = 15 m3
Thể tích phần chứa cặn và lên men cặn (W2), m3
(công thức 4.2) Trong đó:
a: tiêu chuẩn cặn lắng lại trong bể tự hoại của bể tự hoại của một người trong một ngày, lấy bằng; 0,81 l/người.ngày;
b: hệ số kể đến độ giảm thể tích bể do bùn cặn nén, lấy bằng 0,7;
c: hệ số kể đến việc giữ lại một phần bùn cặn đã lên men sau mỗi lần hút và lấy bằng 1,2;
p1: độ ẩm của bùn cặn khi mới bắt đầu lắng giữ lại trong bể, lấy bằng 95%;
p2: độ ẩm của bùn cặn sau khi nén, lấy là 90%;
T2: thời gian giữa hai lần hút bùn cặn lên men (thường lấy từ 90 đến 180 ngày) – chọn T2=180 ngày;
Vậy W2 = 3,0 m3
Tổng thể tích của bể tự hoại (W), m3
Mô hình bể tự hoại với nhiều ưu điểm về hiệu quả xử lý, sơ đồ cấu tạo được thể hiện ở hình 4.3.
Hình 4.3. Sơ đồ cấu tạo bể tự hoại
Chọn chiều sâu bể: h = 2 m +Diện tích bề mặt bể: 18 9 2 W A h = = = m2 + Chọn chiều rộng bể: r = 2,0 m; + Chiều dài bể: l = A/r = 4,5 m;
Chia bể thành 03 ngăn, kích thước mỗi ngăn: 2m x 1,5m x 2m.
Theo Hoàng Kim Cơ và cộng sự (2005), nồng độ các chất ô nhiễm trong nước thải trước và sau khi xử lý bằng bể tự hoại được trình bày trong bảng 4.4.
Bảng 4.4. Một số đặc điểm của nước thải sinh hoạt
Thông số Đơn vị Nồng độ, mg/l TCVN 6772:20001(Mức III) Chưa xử lý Qua hệ thống tự hoại BOD5 mg/l 450 – 540 100 – 200 40 COD mg/l 720 – 1.020 180 – 360 - SS mg/l 700 – 1.450 80 – 160 60
1 TCVN 6772:2000 – Nước thải sinh hoạt – Giới hạn cho phép – Mức III: Áp dụng đối với Doanh nghiệp có diện tích từ 5000-10000 m2
NT vµo
NT ra
Tổng nitơ mg/l 60 – 120 20 – 40 -
Amoni mg/l 24 – 48 5 – 15 -
Tổng coliform
MPN/100ml 106 – 109 5 x 103
(Nguồn: Hoàng Kim Cơ và cộng sự, Kỹ thuật môi trường, 2005) Ghi chú: (-) không qui định
- Ngoài ra, khi bảo dưỡng, thay dầu cho máy móc, thiết bị thì cần tránh để xả ra tình trạng dầu máy rơi vãi, lan tràn trên mặt đất, gây ô nhiễm nguồn nước.
d. Các biện pháp hổ trợ khác
- Đẩy nhanh tiến độ thi công và tổ chức thi công hợp lý, lựa chọn thời điểm thi công xây dựng chính vào các mùa khô để hạn chế lượng chất bẩn sinh ra do nước mưa tràn vào.
- Tuân thủ nghiêm ngặt kỹ thuật khoan, đóng cọc nhằm tránh tình trạng thâm nhập nước mặt vào nước ngầm. Chỗ khoan không sử dụng được chôn lấp theo đúng yêu cầu kỹ thuật.
- Tăng cường nhắc nhở công nhân ý thức tiết kiệm sử dụng nước và tuân thủ nội quy công trình.
- Quan trắc định kỳ thường xuyên chất lượng nước mặt khu vực hạ nguồn sông Trà Khúc, cũng như lấy mẫu quan trắc chất lượng nước ngầm của các hộ dân sống gần khu vực dự án.
4.1.2.3. Biện pháp giảm thiểu chất thải rắn
Thực hiện tốt phân loại CTR sinh hoạt và xây dựng trong giai đoạn xây dựng. Hạn chế các phế thải phát sinh trong thi công. Tận dụng triệt để các loại phế liệu xây dựng phục vụ cho chính hoạt động xây dựng. Rác thải sinh hoạt của công nhân xây dựng và các phế liệu xây dựng sẽ được tập trung riêng biệt tại các bãi chứa quy định cách xa nguồn nước đang sử dụng và thuê các đơn vị có chức năng chuyển đến nơi quy định.
a. Chất thải rắn trong sinh hoạt
- Chất thải rắn sinh hoạt phát sinh chủ yếu từ hoạt động ăn uống, vệ sinh của công nhân. Do đó, quanh khu vực lán trại cần bố trí thùng chứa rác để thuận lợi cho việc thu gom hàng ngày (25 kg/ngày), sau đó rác thải được thu gom và chôn lấp theo quy định.
- Rác thải sinh hoạt: dự án sẽ có kế hoạch liên hệ với đơn vị thu gom tại khu vực dự án (do khu vực này dân còn thưa thớt nên đơn vị thu gom chưa thực hiện thu gom rác tại khu vực này);
- Việc xử lý rác được tiến hành có phương pháp và đảm bảo thực hiện theo quy định của Thông tư số 01/2001/TTLT/BKHCNMT-BXD ngày 18/01/2001 của liên Bộ Khoa học Công nghệ Môi trường và Bộ Xây dựng hướng dẫn các quy định bảo vệ môi trường đối với việc lựa chọn địa điểm, xây dựng và hoạt động bãi chôn lấp chất thải.
b. Chất thải rắn xây dựng
- Chất thải rắn trong quá trình xây dựng chủ yếu là vật liệu hư hỏng như gạch vụn, xi măng chết, sắt thép thừa, các phế liệu bảo vệ bên ngoài thiết bị. Để giảm thiểu tác động, một số biện pháp cần áp dụng:
- Hạn chế tối đa phế thải trong thi công bằng cách tính toàn hợp lý vật liệu, giáo dục, tăng cường nhắc nhở công nhân ý thức tiết kiệm và thắt chặt quản lý.
- Các loại chất thải rắn được phân loại, cho vào các thùng chứa có nắp đậy hoặc che chắn để tránh phát tán ra môi trường (do ảnh hưởng của mưa gió). Tập trung tại điểm tập kết rác và đem đi xử lý.
- Các phế liệu có thể tái chế hoặc tái sử dụng như bao bì xi măng, chai lọ, các mẫu thép dư, giấy cần thu gom, phân loại, tập trung tại nơi quy định để bán cho người thu mua.
- Xà bần: có thể tái sử dụng bằng cách dùng để san lấp mặt bằng, bán cho các đơn vị có nhu cầu hoặc hợp đồng với đơn vị thu gom rác tại khu vực.