- Những thời điểm hạn hán có thể gây ra các vấn đề rắc rối, bởi vì mức bổ sung nước không
3. Đánh giá rủi ro
4.2.2 Các biện pháp cụ thể
4.2.2.1. Biện pháp giảm thiểu ô nhiễm nước thải a. Nước mưa chảy tràn
Nước mưa chảy tràn tương đối sạch nên chỉ cần thực hiện một số biện pháp đơn giản sau:
- Đối với nước mưa chảy tràn tại khu vực nhà chứa lẫn ít đất cát, chất rắn lơ lửng. Lượng nước này không nhiều, chỉ cần xây hố gom để tách chất rắn lơ lững là có thể thải ra ngoài.
- Dự án thiết kế hệ thống rãnh xung quanh các hạng mục công trình để thu gom nước mưa. Nước mưa trước khi đổ ra ngoài môi trường sẽ được qua hố ga để thu gom các chất rắn lơ lửng.
- Định kỳ kiểm tra, nạo vét hệ thống dẫn nước mưa, kiểm tra phát hiện hỏng hóc để sửa chữa kịp thời.
b. Xử lý nước thải sinh hoạt
Nước thải sinh hoạt có hàm lượng BOD, COD, E.Coli,... cao nên cần xử lý trước khi thải ra môi trường.
- Nguồn nước thải này bao gồm nước phục vụ ăn uống, vệ sinh, sinh hoạt cho công nhân khu vực sản xuất và hành chính. Lượng nước sinh hoạt ước tính khoảng 0,6 m3/ngày (ứng với 06 cán bộ và công nhân). Riêng đối với lượng nước thải tại các nhà vệ sinh tính toán theo lưu lượng trung bình khoảng 0,3 m3/ngày. Do đó, biện pháp đề xuất là sử dụng bể phốt 03 ngăn để xử lý (hình 4.5 và 4.6):
Hình 4.4. Sơ đồ nguyên lý xử lý nước thải sinh hoạt bằng bể phốt 3 ngăn
- Nguyên tắc hoạt động của loại công trình này là lắng cặn và phân huỷ, lên men cặn lắng hữu cơ. Trong khu vực nhà quản lý, khu vệ sinh sử dụng bể tự hoại loại 3 ngăn đạt tiêu chuẩn quy định về kích thước và khối lượng.
- Phần cặn được lưu lại phân huỷ kỵ khí trong bể, phần nước được thoát vào hệ thống thoát nước thải chung toàn nhà máy. Ngoài ra, một số biện pháp sau đây sẽ được thực hiện:
- Định kỳ (6 tháng/lần) bổ xung chế phẩm vi sinh vào bể tự hoại để nâng cao hiệu quả làm sạch của công trình.
- Tránh không để rơi vãi dung môi hữu cơ, xăng dầu, xà phòng ... xuống bể tự hoại. Các chất này làm thay đổi môi trường sống của các vi sinh vật, do đó giảm hiệu quả xử lý của bể tự hoại.
Nước thải sinh hoạt phải được xử lý đạt giới hạn cho phép theo TCVN 6772 - 2000, mức III.
۞ Tính toán bể tự hoại:
+ Thể tích phần chứa nước:V1 = d.Q = 4 x 0,6 = 2,4 m3 Trong đó:
Q: Lưu lượng nước thải (0,6 m3/ngày đêm) d: Thời gian lưu (chọn d = 4 ngày)
+ Thể tích phần chứa bùn: * 3 , 1000 b b N V = m NGĂN 2 -Lắng, phân huỷ sinh học NGĂN 3 - Lắng -Chảy tràn Nước thải SH đã được xử lý NGĂN 1 - Điều hoà - Lắng -Phân huỷ sinh học Nước thải sinh hoạt
Trong đó:
b: Tiêu chuẩn tính ngăn chứa bùn (81 lít/người) N: Số công nhân-06 người.
3 81*6 0, 49( ) 1000 b V = = m - Thể tích bể tự hoại: V= V1 + Vb = 2,4+0,49 = 2,9 m3 . Chọn thể tích bể là 3,5 m3. Chọn kích
thước bể: dài 3,4m; rộng 1m; sâu 1m. Mỗi ngăn có kích thước 1 x 1 x 1 (m), ngăn xả nước có kích thước 1 x 1 x 0,5 (m).
4.2.2.2. Biện pháp giảm thiểu ô nhiễm khí thải, độ ồn
Khi công trình đã đi vào vận hành thì vấn đề ô nhiễm không khí, bụi do các phương tiện cơ bản không tồn tại. Tuy nhiên, để phòng ngừa thì một số biệp pháp đề xuất như sau:
- Trang bị phương tiện bảo hộ lao động chống tiếng ồn cho công nhân phải làm việc nhiều thời gian ở những khu vực có tiếng ồn cao.
- Kiểm tra cân bằng máy khi lắp đặt, kiểm tra độ mòn chi tiết và thường kỳ cho dầu bôi trơn.
- Trồng cây xanh xung quanh khu vực công trình để giảm mức ồn lan truyền ra bên ngoài.