Hiện trạng môi trường trong khu vực Dự án

Một phần của tài liệu đánh giá những tác động đến môi trường của dự án đập dâng hạ lưu sông trà khúc, thành phố quảng ngãi (Trang 26 - 28)

- Những thời điểm hạn hán có thể gây ra các vấn đề rắc rối, bởi vì mức bổ sung nước không

2.3.4.Hiện trạng môi trường trong khu vực Dự án

- Xem xét hiện trạng môi trường khu vực dự án là hết sức cần thiết, nó là cơ sở để đưa ra biện pháp công trình phù hợp, không làm tổn hại đến môi trường sinh thái trong khu vực, tác động tích cực – cải thiện môi trường – bảo đảm sự phát triển bền vững và lâu dài của vuàng dự án.

- Sông Trà khúc là một thực thể cấu thành thành phố Quảng Ngãi. Cùng với sự phát triển của thành phố, các hoạt động kinh tế - xã hội của con người đang tác động đến môi trường trong vùng và đặc biệt là dòng sông Trà, làm thay đổi môi trường theo chiều hướng xấu.

- Để xem xét nhu cầu cải thiện dòng sông Trà vào mùa kiệt, ta cần nghiên cứu hiện trạng dòng sông và mối tương tác với môi trường xung quanh vào mùa khô từ tháng 12 đến tháng 4, nếu mở rộng là đến tháng 9.

- Vào mùa này, nước sông Trà Khúc cạn trơ đáy. Mỗi ai qua cầu Trà khúc đều cảm nhận được hơi nóng bốc lên từ mặt sông với toàn là cát, cuội, sỏi.

- Bên cạnh hơi nóng, sông còn bốc “mùi”, do nước sông bị ô nhiễm với nồng độ cao (thiếu nước pha loãng). Mật độ dân cư tăng cao do khu đô thị mới hình thành

ngay bên bờ sông Trà với diện tích dự kiến khoảng 70 ha là nơi tập trung nước thải, các hoạt động sinh hoạt của con người sẽ trực tiếp đổ ra sông Trà Khúc (qua hệ thống cống Bầu Cả, Tam Thương,…). Về mùa kiệt sẽ càng làm ô nhiễm chất lượng nước sông Trà do không có lượng nước để pha loãng.

- Hơn nữa, toàn bộ lượng nước của các khách sạn lớn như khách sạn Mỹ Trà, khách sạn Sông Trà cũng đổ trực tiếp vào sông Trà không qua xử lý.

- Khu công nghiệp Quảng Phú bao gồm cả nhà máy đường Quảng Ngãi hiện có với công suất 2.000 tấn mía/ngày sẽ được mở rộng quy mô lên 4.500 tấn/ngày. Cùng với việc mở rộng nhà máy, sẽ xây dựng nhà máy rượu và cồn công nghiệp, nâng cấp và mở rộng nhà máy bánh kẹo, nâng công suất nhà máy bia từ 10 triệu lít/năm lên 20 triệu lít/năm sẽ cho ra một lượng nước thải và chất thải rắn không được qua xử lý đổ trực tiếp vào sông Trà Khúc.

- Mực nước ngầm vùng ven sông Trà có quan hệ mật thiết với mực nước sông, về mùa lũ lưu lượng dòng chảy cơ bản lớn, mực nước ngầm dâng cao, về mùa kiệt, dòng chảy cơ bản rất nhỏ (phụ thuộc vào sự điều tiết của Đập Thạch Nham) dẫn đến mực nước ngầm hạ thấp, gây khó khăn cho cấp nước sinh hoạt của thành phố( Báo cáo địa chất – Viện thủy lợi).

- Mặt khác, mức độ ô nhiễm sẽ ngày càng gia tăng khi mà lượng dòng chảy cơ bản của sông Trà thấp về mùa kiệt, không đủ để hòa tan hay làm giảm nồng độ chất độc hại trong sông; trong khi đó tầng nước ngầm nằm gần mặt đất, khả năng tự bảo vệ rất kém, vì thế rất dể bị ô nhiễm.

- Nhìn về tương lai thì sông Trà Khúc sẽ không chịu được một lượng chất thải lớn như vậy đặt biệt về mùa kiệt khi mà mực nước sông Trà xuống thấp, chỉ còn lại vài lạch nước nhỏ.

- Ô nhiễm đoạn sông Trà qua thành phố là điều không thể tránh khỏi nếu chúng ta không có biện pháp công trình để can thiệp như xây dựng đập dâng để nâng cao mực nước của sông Trà trong mùa kiệt. Đồng thời phải kết hợp với việc ngăn cấm không cho lượng nước thải của một số nhà máy, khách sạn, khu công nghiệp xả thẳng vào sông Trà mà chưa qua xử lý.

- Hậu quả là nguồn nước ngầm bị ô nhiễm khi khai thác nước sinh hoạt tại thành phố, người dân thành phố phải gánh chịu sự ô nhiễm mà nhiều nhất là dân cư khu đô thị mới.

- Theo quy hoạch của UBND tỉnh Quảng Ngãi,sau tuyến đê bao Thành phố nằm giữa cầu Trường Xuân và cầu Trà Khúc là một khu phố mới. Khu phố này đã và đang được xây dựng trên diện tích dự kiến 70 ha, gồm nhà ở của dân, nhà ở của cán bộ công nhân viên các khu công nghiệp và các trụ sở cơ quan….và ven bờ là công viên cây xanh. Dự kiến năm 2010 sẽ lấy diện tích huyện Sơn Tịnh (phía Bắc sông Trà) vào khu vực nội thị.

- Bên cạnh đó, khu công nghiệp Dung Quất bao gồm nhà máy lọc dầu, nhà máy luyện cán thép, các cơ sở công nghiệp nhẹ,…, đã được xây dựng và đi vào hoạt động. Đây cũng là nhân tố quan trọng tập trung dân về Thành phố, tăng mật độ dân cư, tăng nhu cầu tiêu dùng, sinh hoạt, tăng cơ sở sản xuất hàng tiêu dùng. Vì vậy, các ngành dịch vụ sẽ phát triển mạnh mẽ, cùng với nó là nhu cầu vui chơi, giải trí tăng cao, cảnh quan đô thị cần phải được đầu tư nhiều hơn nữa.

- Trong chiến lược phát triển khoa học công nghệ và môi trường của UBND tỉnh Quảng Ngãi nêu rõ việc tập trung công tác điều tra cơ bản trên địa bàn Thành phố đặt biệt là việc khai thác, sử dụng và bảo vệ nguồn nước ngầm, xử lý các chất thải công nghiệp, nước thải sinh hoạt để tạo ra đô thị xanh, sạch, đẹp.

Như vậy, cần phải có giải pháp công trình để dâng nước, điều tiết dòng chảy, tăng lưu lượng về mùa kiệt cho đoạn sông qua Thành phố. Lượng nước được giữ lại trên đoạn sông sẽ bổ cập cho nguồn nước ngầm vùng ven sông Trà, đảm bảo cho việc nâng công suất khai thác nước ngầm, đáp ứng nhu cầu dùng nước trong những năm tới của Thành phố; duy trì được hệ sinh thái, cải thiên môi trường của đoạn sông.

Một phần của tài liệu đánh giá những tác động đến môi trường của dự án đập dâng hạ lưu sông trà khúc, thành phố quảng ngãi (Trang 26 - 28)