Cơ cấu, chức năng bộ máy kế toán

Một phần của tài liệu kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm trong doanh nghiệp xây lắp (học viện tài chính) (Trang 30 - 32)

Do đặc điểm tổ chức quản lý và quy mô sản xuất kinh doanh của công ty được chia thành các xí nghiệp và chi nhánh có trụ sở không tập trung tại một địa điểm nên bộ máy kế toán của công ty được phân chia theo kiểu nửa tập trung nửa phân tán. Đối với chi nhánh, các xí nghiệp tự hạch toán độc lập, công việc kế toán các hoạt động sản xuất kinh doanh do kế toán tại đó tự hạch toán. Định kỳ hàng tháng tổng hợp số liệu gửi về phòng kế toán của công ty để lập báo cáo. Đối với các đội thi công, công việc thu thập, xử lý số liệu thuộc về kế toán đội thi công.

Cơ cấu bộ máy kế toán công ty Cổ phần Sông Đà 2: Biểu 2.4: Sơ đồ bộ máy kế toán công ty Cổ phần Sông Đà 2

Chức năng, nhiệm vụ

- Kế toán trưởng: Phụ trách chung toàn bộ công việc kế toán tài chính theo

chức năng và nhiệm vụ, phù hợp với tình hình sản xuất chung của công ty. Kế toán trưởng có trách nhiệm phổ biến, hướng dẫn các chính sách nhà nước, phân công nhiệm vụ cho cán bộ kế toán của công ty.

- Phó kế toán trưởng: Phụ trách tình hình các khoản thanh toán chi phí, các

khoản tạm ứng cho các chi nhánh, xí nghiệp, quản lý tiền gửi, theo dõi công nợ và các khoản nộp ngân sách.

- Kế toán ngân hàng: Chịu trách nhiệm lập kế hoạch vay vốn, theo dõi các

khoản tiền vay, tiền gửi, kiểm soát tình hình thanh toán với khách hàng, bạn hàng nhà cung cấp, chi nhánh, xí nghiệp qua các khoản tiền gửi.

- Kế toán các tiền lương kiêm thủ quỹ: chịu trách nhiệm theo dõi tập hợp,

tính toán lương và các khoản trích nộp theo lương. Đảm nhiệm chức vụ thủ quỹ, nhập, xuất quỹ tiền mặt, lập báo cáo nhập xuất tồn quỹ tiền mặt.

PHÓ KẾ TOÁN TRƯỞNG Kế toán tổng hợp Kế toán đội thi công Kế toán tiền lương, kiêm thủ quỹ Kế toán ngân hàng Kế toán vật tư, TSCĐ Kế toán công nợ

- Kế toán công nợ: Chịu trách nhiệm tính và theo dõi công nợ phải thu, công

nợ phải trả, lập kế hoạch đòi nợ, trả nợ, định kỳ đối chiếu công nợ phải thu phải trả với các đối tác; theo dõi và lập báo cáo tình hình thu vốn.

- Kế toán đội thi công: thực hiện kế toán ở các đội thi công, theo dõi tổng hợp

chứng từ làm căn cứ nhập liệu phát sinh ở các công trường.

- Kế toán vật tư, TSCĐ: chịu trách nhiệm về huy động quản lý vật tư, nguyên

liệu vật liệu, phân bổ chi phí nguyên liệu vật liệu cho các đơn vị. Ngoài ra, chịu trách nhiệm quản lý về tài sản cố định, mở thẻ theo dõi cho từng tài sản cố định, tiến hành trích khấu hao và phân bổ khấu hao tài sản cố định cho các đơn vị.

- Kế toán tổng hợp toàn công ty: thực hiện các bút toán cho phí, kết chuyển

cuối kỳ, thực hiện kiểm tra toàn bộ các báo cáo tài chính của cơ quan công ty, chi nhánh xí nghiệp trước khi lập báo cáo toàn công ty.

- Ban kế toán của các đơn vị trực thuộc: thực hiện hạch toán tất cả các chi

phí phát sinh tại các đơn vị, xí nghiệp sau đó và tổng hợp và gửi cho công ty theo định kỳ hàng tháng, quý.

Một phần của tài liệu kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm trong doanh nghiệp xây lắp (học viện tài chính) (Trang 30 - 32)