Mục tiêu

Một phần của tài liệu hoàn thiện công tác kiểm soát chi đầu tư xây dựng cơ bản qua kho bạc nhà nước đồng hỷ (Trang 97 - 119)

5. Bố cục của luận văn

4.1.3. Mục tiêu

Xét trên các góc độ khác nhau, công tác kiểm chi vốn đầu tư của KBNN phải đạt được các mục tiêu:

- Kiểm soát chặt chẽ mọi khoản chi, đảm bảo các khoản chi đúng đối tượng, đúng nội dung của dự án được phê duyệt góp phần chống thất thoát, lãng phí trong công tác quản lí, thanh toán VĐT XDCB, nâng cao hiệu quả vốn đầu tư.

- Thanh toán VĐT đầy đủ kịp thời cho các dự án, giải ngân đúng kế hoạch, thông qua công tác kiểm soát thanh toán VĐT hiểu rõ hơn để thực hiện đúng chính sách, chế độ về quản lý đầu tư và xây dựng, góp phần đưa công

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

tác quản lý đầu tư và xây dựng đi vào nề nếp, đúng quỹ đạo, từ đó nâng cao vai trò và vị thế của KBNN là cơ quan kiểm soát chi đầu tư XDCB.

- Qua công tác kiểm soát chi vốn đầu tư XDCB, KBNN đóng góp hiệu quả với các cấp chính quyền khi xác định chủ trương đầu tư, xây dựng kế hoạch đầu tư sát với tiến độ thực hiện dự án; tham mưu với các Bộ, ngành trong việc hoạch định chính sách quản lí, đầu tư, thu hút các nguồn vốn cho đầu tư phát triển.

- Tăng cường năng lực đội ngũ cán bộ, hoàn thiện tổ chức bộ máy, gắn với hiện đại hoá công nghệ và phát triển nguồn nhân lực để thực hiện tốt các chức năng kiểm soát chi đồng thời nâng cao hiệu quả và tính công khai, minh bạch trong công tác kiểm soát chi đầu tư XDCB.

* Tất cả đều nhằm đạt được mục tiêu cốt lõi trong công tác kiếm soát thanh toán vốn như sau:

+ Tiếp nhận hồ sơ: duy trì cơ chế một cửa theo quy định, quán triệt tinh thần kiểm tra ngay tính pháp lý của hồ sơ khi nhận từ khách giao dịch (ngày tháng, số liệu phù hợp, chữ ký, mẫu dấu...).

+ Kiểm soát: đúng chế độ theo từng quy trình.

+ Thanh toán: chuyển tiền nhanh chóng, an toàn, chính xác.

4.2. Hoàn thiện kiểm soát chi vốn đầu tƣ xây dựng cơ bản qua KBNN Đồng Hỷ

4.2.1. Nhóm giải pháp phân định quyền hạn và trách nhiệm của từng cơ quan trong từng giai đoạn của quá trình thực hiện đầu tư xây dựng cơ bản quan trong từng giai đoạn của quá trình thực hiện đầu tư xây dựng cơ bản và tăng cường công khai, minh bạch trong kiểm soát chi đầu tư xây dựng cơ bản

a. Phân định quyền hạn và trách nhiệm của từng cơ quan trong từng giai đoạn của quá trình thực hiện đầu tư xây dựng cơ bản

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

huyện, xã phê duyệt các dự án đầu tư thuộc nguồn ngân sách cấp mình, có kèm theo mức vốn đầu tư của dự án.

Đối với UBND xã, thị trấn phê duyệt các dự án có mức vốn đầu tư không lớn hơn 2 tỷ đồng đầu tư bằng ngân sách cấp xã. Đối với UBND huyện phê duyệt các dự án có mức vốn đầu tư không lớn hơn 5 tỷ đồng đầu tư bằng ngân sách cấp huyện, những dự án lớn hơn 5 tỷ đồng phải quy định rõ là thuộc thẩm quyền của UBND tỉnh.

Việc ủy quyền cho các sở, cần quy định các dự án có mức vốn không lớn hơn 5 tỷ đồng thuộc ngân sách tỉnh và ủy quyền theo tính chất chuyên ngành của dự án.

Hai là, nâng cao và gắn trách nhiệm của người phê duyệt dự án.

Trách nhiệm của người phê duyệt dự án phải được thể hiện ở những tiêu chí bắt buộc như:

- Dự án được duyệt nằm trong quy hoạch được duyệt, nhằm tránh được việc đầu tư manh mún, kém hiệu quả trong đầu tư.

- Dự án phù hợp với nhu cầu thực tế sử dụng, đặc biệt là những dự án xây dựng các trụ sở của các ngành dọc, trên cơ sở đó rà soát lại định mức sử dụng của từng loại hình dự án;

- Dự án khi xác định được rõ nguồn vốn đảm bảo cho việc thi công hoàn thành dự án, gây nên tình trạng nợ đọng ngân sách kéo dài.

- Quyết định đầu tư tránh tình trạng phải điều chỉnh tổng mức đầu tư nhiều lần.

Ba là, nâng cao trách nhiệm trong thẩm định dự án đầu tư.

Quy định phối hợp giữa các cơ quan bộ và các sở địa phương là rất cần thiết thể hiện ở một số khâu như: Quy định về thời gian thẩm định; sự phù hợp về thời gian giữa thẩm định phần thuyết minh với thẩm định phần thiết kế cơ sở…

Những dự án do UBND xã phê duyệt thường là lập báo cáo kinh tế - kỹ thuật, do vậy UBND xã tự tổ chức thẩm định, trước thực trạng đội ngũ tham mưu cho cấp xã không có chuyên môn về lĩnh vực xây dựng, chính vì vậy cần

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

có quy định việc thuê các công ty tư vấn có năng lực để thẩm định báo cáo kinh tế - kỹ thuật…

Bốn là, công khai hóa danh sách dự án đầu tư trong tương lai.

Dự án đầu tư được phê duyệt được sắp xếp theo thứ tự ưu tiên và công khai trên phương tiện thông tin đại chúng, niêm yết tại UBND các cấp; các sở ban ngành, qua đó tránh được bệnh “tân quan tân chính sách” trong đầu tư XDCB và chống được việc chạy vốn của các chủ đầu tư.

Năm là, công tác thẩm định và phê duyệt dự án phải nằm trong quy

hoạch được duyệt.

Việc thẩm định dự án đầu tư của các cấp các ngành phải có quy hoạch cho từng năm, vừa quản lý được các dự án đã được thẩm định, đồng thời tiết kiệm được chi phí cho xã hội của những dự án đã được phê duyệt (chủ đầu tư đã bỏ ra chi phí chuẩn bị đầu tư, dự án được phê duyệt nhưng không thực hiện).

Các dự án đều được đối xử công bằng trong thời gian thẩm định cần quy định và áp dụng nghiêm ngặt giấy giao nhận hồ sơ thẩm định, qua đó mới phát hiện được những dự án đã quá thời gian quy định của cấp có thẩm quyền.

Sáu là: Cần xây dựng quy trình hợp lý và gắn trách nhiệm cá nhân. Tiêu chuẩn hóa những tiêu chuẩn, qui phạm trong thiết kế để từ đó các công ty tư vấn lập, các cơ quan thẩm định thiết kế căn cứ vào đó để áp dụng và thẩm định. Việc tiêu chuẩn hóa này phải cụ thể cho từng loại hình công trình, từng cấp công trình.

Đối với những đơn vị tư vấn do tính toán không đúng gây ra phát sinh ảnh hưởng đến việc quản lý dự án cần có chế tài sử phạt bằng tiền.

Tăng cường công tác thẩm định thiết kế, kết cấu công trình đặc biệt là việc áp dụng các tiêu chuẩn kỹ thuật phù hợp với từng loại, từng cấp công trình, có như vậy mới tránh được lãng phí vốn đầu tư trong khâu thiết kế.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Một là, sử dụng Nhật ký theo dõi dự án

KBNN nên sử dụng Nhật ký dự án để theo dõi hồ sơ dự án, tiến độ dự án, ghi chép các nhận xét, đánh giá, các điểm còn vướng mắc nghi ngờ về dự án và có chữ ký của cán bộ theo dõi. Như vậy vừa dễ dàng cho cán bộ thanh toán trong công tác theo dõi tình hình dự án để phục vụ cho việc kiểm soát thanh toán, vừa thuận lợi trong việc báo cáo tình hình về dự án cho cấp trên, đồng thời CĐT cũng nắm bắt được các nội dung cần sửa đổi, bổ sung cho hợp pháp hợp lệ đối với hồ sơ dự án.

Hai là, KBNN cần có mối liên hệ chặt chẽ với các Chủ đầu tư

KBNN cần phối hợp, đốn đốc Chủ đầu tư, cụ thể như sau:

- Cán bộ thanh toán cần có kế hoạch kiểm tra tình hình thực hiện công trình dựa bằng cách yêu cầu Chủ đầu tư lập báo cáo hoặc có thể kiểm tra trực tiếp định kỳ hoặc đột xuất tại địa điểm thi công.

- Tổ chức các buổi tọa đàm với Chủ đầu tư để hướng dẫn Chủ đầu tư trong việc hoàn thiện hồ sơ thanh toán vốn, đồng thời cùng Chủ đầu tư giải quyết những vướng mắc phát sinh trong quá trình kiểm soát thanh toán vốn để đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn đầu tư.

- Công khai, minh bạch hóa quy trình, thủ tục đầu tư thông qua các ki ốt thông tin, phát tờ rơi tại các KBNN nơi Chủ đầu tư đến giao dịch thanh toán.

- Tổ chức cổng thông tin trực tuyến, các đường dây nóng để Chủ đầu tư có thể truy cập tìm kiếm những thông tin cần thiết cho việc TTVĐT và gửi những thắc mắc của mình lên cơ quan có thẩm quyền giải đáp.

Ba là, quy định rõ đối tượng kiểm soát, thanh toán

Hiện tại, nhiều dự án sử dụng cả vốn trong nước lẫn vốn nước ngoài nên rất khó trong việc quyết định áp dụng quy định nào để thực hiện, các quyết định đôi khi lại chồng chéo, mâu thuẫn lẫn nhau. Do đó để đảm bảo tính đồng bộ, đề nghị nên sửa đổi bằng việc ban hành một quy trình thống nhất, trong đó ghi rõ đối tượng kiểm soát thanh toán là cả vốn trong nước và vốn

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

nước ngoài đồng thời chia theo từng loại vốn như hiện nay gồm: vốn quy hoạch, vốn chuẩn bị đầu tư, vốn thực hiện đầu tư, vốn đề bù giải phóng mặt bằng và tái định cư như trong quy trình kiểm soát thanh toán vốn.

Bốn là, chuyên nghiệp hoá công tác thanh tra kiểm tra nhằm phát hiện kịp thời những sai phạm trong kiểm soát chi

Phát triển nguồn nhân lực: trước hết phải biết và giỏi nghiệp vụ thanh

tra và am hiểu nghiệp vụ KBNN, phải lên kế hoạch đào tạo nghiệp vụ thanh tra cho các cán bộ thanh tra và đề cao những cán bộ thanh tra kiểm tra giỏi nghiệp vụ thanh tra kiểm tra.

KBNN Đồng Hỷ cần quan tâm tới những cán bộ làm công tác tự kiểm tra của các bộ phận, phòng nghiệp vụ nhất là lãnh đạo của các bộ phận phòng ban nghiệp vụ để trang bị kiến thức và kỹ năng tổ chức và tác nghiệp thanh tra kiểm tra.

Nâng cao năng lực tổ chức tự kiểm tra: Hoạt động tự kiểm tra có một vai trò quan trọng trong tổng thể hoạt động thanh tra kiểm tra ở KBNN Đồng Hỷ. Hoạt động tự kiểm tra cũng cần thực hiện theo quy trình, phương pháp, kỹ năng thống nhất và được quản lý, hỗ trợ về nghiệp vụ của Thanh tra KBNN.

Cần chuẩn hoá quy trình thanh tra kiểm tra: Trong hoạt động tự kiểm

tra và kiểm toán nội bộ cần làm rõ quan hệ chủ thể kiểm tra, kiểm toán và đối tượng được kiểm tra, kiểm toán, mà hiện nay không thật rõ. Về các kỹ năng sử dụng trong thanh tra kiểm tra cũng cần được quy định, ví dụ như phỏng vấn nếu có sử dụng thì được phỏng vấn ai, cách thức và hiệu lực...và phải ghi nhận các bằng chứng, sai sót. Việc cung cấp tài liệu cho đoàn thanh tra kiểm tra cũng nên có quy định cụ thể. Để tránh tình trạng “cá mè một lứa”, “Bụt nhà không thiêng” trong hoạt động tự kiểm tra, kiểm toán nội bộ cần xác lập tính khách quan độc lập của hoạt động này.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/ Bên cạnh đó KBNN Đồng Hỷ cần xây dựng khung xử lý sai sót trong nghiệp vụ thanh tra kiểm tra, ví như một kiểu Luật nội bộ trong đó nếu phạm

lỗi như thế thì sẽ bị xử lý như thế nào, một khung xử lý sai sót cho phép xử lý các sai sót sau khi kết luận được thống nhất hơn trong toàn hệ thống KBNN. Xây dựng khung xử lý sai sót trong nghiệp vụ thanh tra kiểm tra để công tác thanh kiểm tra ngày nghiêm túc và cho kết quả một cách đáng tin cậy.

4.2.2. Nhóm giải pháp hoàn thiện bộ máy tổ chức và tăng cường các chế tài trong công tác kiểm soát chi vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ chế tài trong công tác kiểm soát chi vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách Nhà nước

Một là, hoàn thiện bộ máy tổ chức thanh toán

Quy định rõ trách nhiệm và quyền hạn từng công chức là kiểm soát thanh toán loại vốn nào, vốn Trung ương hay vốn địa phương, như vậy mới có thể giải quyết thanh toán kịp thời các hồ sơ do các Chủ đầu tư, các Ban QLDA gửi đến.

Phân định trách nhiệm với từng cán bộ thanh toán. Mỗi người đảm nhận những loại dự án thuộc các Bộ hoặc địa phương nhất định. Việc chuyên môn hóa ngay cả trong kiểm soát thanh toán vốn sẽ góp phần làm tăng tính hiệu quả trong công việc, rút ngắn thời gian thực hiện, đồng thời xác định được rõ trách nhiệm của từng người trong quá trình làm việc. Ngoài ra, sẽ thuận tiện và hiệu quả hơn cho việc cử cán bộ đi thực tiễn tại địa phương mà mình đảm nhận hoặc cử cán bộ đi học tập chuyên sâu về lĩnh vực dự án mình phụ trách.

Hai là, quy định rõ thời gian nhận và trả kết quả kiểm soát chi

Tại bộ phận tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả cần có bảng quy định thời gian nhận và trả kết quả để tránh tình trạng Chủ đầu tư phải đi lại nhiều lần. Công khai thủ tục, cách thức thực hiện kiểm soát TTVĐT cho chủ đầu tư, cần công khai thành phần, số lượng hồ sơ, mẫu đơn tờ khai theo quy định.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Đối với những hồ sơ bị trả kết quả chậm trễ, KBNN Đồng Hỷ cần quy trách nhiệm cho cá nhân, bộ phận vi phạm, và có biện pháp kỉ luật nghiêm khắc.

Ba là, cần xây dựng chế tài nghiêm khắc hơn để xử phạt các tổ chức, cá nhân vi phạm thời hạn quyết toán.

Đối với những dự án hoàn thành nghiệm thu được trên chục năm mà vẫn chưa được quyết toán, và có khả năng khó thực hiện quyết toán được thì Chính phủ nên quy định một mức phạt thật nặng để tạo bài học răn đe đối với dự án công trình khác và giảm thiểu công sức, thời gian theo dõi, báo cáo ở các cơ quan chức năng liên quan.

Bên cạnh đó các cơ quan có thẩm quyền cần thường xuyên đốc thúc các Chủ đầu tư, các ban QLDA nộp báo cáo tổng hợp quyết toán dự án hoàn thành vào định kỳ để theo dõi sát sao các dự án chậm trễ quyết toán, để từ đó kiên quyết quy trách nhiệm xử phạt đối với những dự án chậm trễ quyết toán.

4.2.3. Nhóm giải pháp để triển khai thực hiện kiểm soát cam kết chi đầu tư xây dựng cơ bản xây dựng cơ bản

Những lợi ích khi thực hiện kiểm soát cam kết chi NSNN:

+ Thực hiện kiểm soát cam kết chi sẽ hỗ trợ việc kiểm soát chi tiêu ngân sách của các đơn vị sử dụng NSNN, ngăn chặn tình trạng nợ đọng trong TTVĐT xây dựng cơ bản, làm lành mạnh hoá và tăng cường công tác quản lý tài chính - ngân sách.

+ Quản lý cam kết chi cho phép theo dõi và quản lý các hợp đồng nhiều năm theo một số thông tin chủ yếu như: tổng giá trị hợp đồng, giá trị hợp đồng đã thực hiện cam kết chi, giá trị hợp đồng đã được thanh toán, giá trị hợp đồng còn phải thanh toán,... Các nhà quản lý cần phải chú ý đến các thông tin này khi tiến hành xây dựng và phân bổ dự toán ngân sách hàng năm.

+ Kiểm soát cam kết chi cũng góp phần từng bước đưa các nhà cung cấp hàng hoá, dịch vụ cho khu vực công vào quản lý tập trung. Thông tin về

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

nhà cung cấp cần phải được quản lý bao gồm: tên nhà cung cấp, mã số nhà

Một phần của tài liệu hoàn thiện công tác kiểm soát chi đầu tư xây dựng cơ bản qua kho bạc nhà nước đồng hỷ (Trang 97 - 119)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(119 trang)