Phân loại vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ Ngân sách Nhà nước

Một phần của tài liệu hoàn thiện công tác kiểm soát chi đầu tư xây dựng cơ bản qua kho bạc nhà nước đồng hỷ (Trang 25 - 26)

5. Bố cục của luận văn

1.1.4.Phân loại vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ Ngân sách Nhà nước

Vốn đầu tư XDCB từ NSNN là khoản vốn ngân sách được Nhà nước dành cho đầu tư xây dựng các công trình kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội không có khả năng thu hồi vốn và các khoản chi đầu tư khác theo quy định các cấp ngân sách.

Để quản lý vốn đầu tư XDCB từ NSNN, cần thiết phải phân loại nguồn vốn này. Có nhiều cách phân loại phụ thuộc vào yêu cầu, mục tiêu quản lý của từng loại nguồn vốn khác nhau. Cụ thể có thể phân loại như sau:

Vốn đầu tư từ NSNN bao gồm: Vốn đầu tư từ NSTW và Ngân sách các cấp chính quyền địa phương được sử dụng đầu tư vào các lĩnh vực theo định hướng phát triển kinh tế xã hội đất nước trong từng thời kỳ, cụ thể như sau:

- Vốn đầu tư từ NSTW: Đầu tư xây dựng các công trình kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội không có khả năng thu hồi vốn do trung ương quản lý; Đầu tư và hỗ trợ vốn cho các doanh nghiệp nhà nước, góp vốn cổ phần, liên doanh vào các doanh nghiệp thuộc các lĩnh vực cần thiết có sự tham gia của nhà nước theo quy định của pháp luật, chi cho Quỹ hỗ trợ đầu tư quốc gia và các Quỹ Hỗ trợ phát triển đối với các chương trình, dự án phát triển kinh tế; dự trữ nhà nước; cho vay của Chính phủ để đầu tư phát triển. NSTW giữ vai trò chủ đạo, bảo đảm thực hiện các nhiệm vụ chiến lược, quan trọng của quốc gia.

Vốn đầu tư từ NSTW gồm có vốn trong nước và vốn ngoài nước.

+ Vốn trong nước: Vốn dành để chi cho đầu tư phát triển, chủ yếu để đầu tư xây dựng các công trình kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội không có khả năng thu hồi vốn, chi cho các chương trình mục tiêu quốc gia, dự án nhà nước và các khoản chi đầu tư phát triển khác theo quy định của pháp luật.

+ Vốn ngoài nước: Là nguồn tài chính do các cơ quan chính thức của chính phủ hoặc của các tổ chức quốc tế viện trợ cho các nước đang phát triển theo 2 phương thức: viện trợ không hoàn lại và viện trợ có hoàn lại (tín dụng ưu đãi).

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

- Vốn đầu tư từ Ngân sách địa phương gồm:

+ Ngân sách cấp tỉnh: Đầu tư xây dựng các công trình kết cấu hạ tầng kinh tế xã hội do cấp tỉnh quản lý; đầu tư và hỗ trợ vốn cho các doanh nghiệp nhà nước theo quy định của pháp luật.

+ Ngân sách cấp huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (gọi chung là ngân sách cấp huyện): Đầu tư xây dựng các công trình kết cấu hạ tầng kinh tế xã hội theo sự phân cấp của tỉnh, trong đó có nhiệm vụ chi đầu tư xây dựng các trường phổ thông quốc lập các cấp và các công trình phúc lợi công cộng, điện chiếu sáng, cấp thoát nước, giao thông nội thị, an toàn giao thông, vệ sinh đô thị.

+ Ngân sách cấp xã: Đầu tư xây dựng các công trình kết cấu hạ tầng kinh tế xã hội theo sự phân cấp của tỉnh.

Trích dẫn (TS. Đặng Văn Du, TS.Nguyễn Tiến Hanh, 2010).

Một phần của tài liệu hoàn thiện công tác kiểm soát chi đầu tư xây dựng cơ bản qua kho bạc nhà nước đồng hỷ (Trang 25 - 26)