làng nghề truyền thống trong những năm qua.
4.1. Những hạn chế.
Mặc dù các sản phẩm thủ công mỹ nghệ của ta đã được nhiều thị trường trên thế giới biết đến và ưa chuộng tuy nhiên kim ngach xuất khẩu hàng năm của hàng thủ công mỹ nghệ còn chưa tương xứng với tiềm năng sản xuất vốn có của nước ta do còn có những hạn chế sau:
- Sản phẩm thủ công mỹ nghệ để xuất khẩu của Việt Nam còn chưa thực sự theo kịp được thị hiếu tiêu dùng của các thị trường nước ngoài về mẫu mã và chất lượng sản phẩm. Các doanh nghiệp sản xuất tại các làng nghề truyền thống chưa đầu tư và quan tâm nhiều đến khâu thiết kế mẫu mã sản phẩm, nhiều sản phẩm đang được sản xuất theo mẫu mã của nước ngoài hoặc vẫn sử dụng những mẫu mã đã cũ từ nhiều năm trước nên sản phẩm có sức cạnh tranh kém hơn so với sản phẩm từ các nước khác.
- Các doanh nghiệp xuất khẩu chưa thực sự nắm bắt và hiểu rõ văn hóa, xu hướng tiêu dùng của thị trường nước nhập khẩu nên có nhiều trường hợp sản phẩm khi xuất khẩu vào không thể cạnh tranh và có chỗ đứng.
- Do cơ sở sản xuất thủ công mỹ nghệ của Việt Nam phần nhiều còn đang trong tình trạng nhỏ lẻ, manh mún nên sức sản xuất còn yếu chưa có khả năng
đáp ứng những đơn đặt hàng lớn từ nước ngoài. Chính những điều này đã gây tâm trạng e ngại cho các nhà nhập khẩu khi muốn đặt hàng tại các cơ sở sản xuất của Việt Nam.
- Công nghệ sản xuất tại các làng nghề còn lạc hậu, chưa áp dụng khoa học công nghệ trong sản xuất khiến cho sản phẩm thủ công mỹ nghệ của Việt Nam còn đơn điệu, chưa tinh và thiếu tính ứng dụng. Nhiều sản phẩm thủ công mỹ nghệ của Việt Nam không còn được ưa chuộng cũng chính vì điều này.
- Quan trọng nhất đó là hầu hết các sản phẩm thủ công mỹ nghệ của khi xuất khẩu đều chưa thể xây dựng được thương hiệu cho mình. Dù nhiều sản phẩm của ta có ưu thế hơn hẳn so với sản phẩm cùng loại của các quốc gia khác thì cũng khó có thể cạnh tranh bởi xu hướng tiêu dùng ở các thị trường nước ngoài rất quan tâm đến thương hiệu của sản phẩm. Vì không có thương hiệu nên ở nhiều thị trường sản phẩm thủ công mỹ nghệ của ta còn khá xa lạ. Các đơn đặt hàng từ nước ngoài với các doanh nghiệp sản xuất làng nghề chủ yếu là qua trung gian nên việc xuất khẩu còn bấp bênh, phụ thuộc nhiều vào yếu tố trung gian.
4.2. Những kết quả đạt được.
Ngoài những hạn chế của việc xuất khẩu sản phẩm thủ công mỹ nghệ của các làng nghề truyền thống chúng ta không thể không nhắc tới những kết quả đã đạt được. Dù kim ngạch xuất khẩu mặt hàng này còn nhỏ bé so với các mặt hàng xuất khẩu khác song nó vẫn có một ý nghĩa vô cùng quan trọng và đang khích lệ cụ thể:
- Từ chỗ đơn thuần sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ để phục vụ cho đời sống sinh hoạt hàng ngày, cho tới nay sản phẩm thủ công mỹ nghệ của các làng nghề truyền thống đã được đưa ra xuất khẩu sang nhiều thị trường nước ngoài. Kim ngạch xuất khẩu liên tục tăng qua từng năm với tốc độ khá ấn tượng so với nhiều mặt hàng xuất khẩu khác. Mặt hàng thủ công mỹ nghệ đã được xác định là một trong những mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam trong những năm tới.
- Sản phẩm thủ công mỹ nghệ của Việt Nam hiện đã có mặt tại 186 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới trong đó có cả các thị trường khó tính như Mỹ, EU và Nhật Bản. Đây là một sự nỗ lực lớn mà không phải ngành hàng xuất khẩu nào cũng đạt được
CHƯƠNG III: ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP ĐẨY MẠNHXUẤT KHẨU CÁC SẢN PHẨM CỦA CÁC LÀNG NGHỀ