Cần cải tiến xúc tiến thương mại đẩy mạnh xuấtkhẩu sản phẩm của các làng nghề truyền thống.

Một phần của tài liệu thực trạng và giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu các sản phẩm của các làng nghề truyền thống việt nam (Trang 68 - 70)

III. GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ ĐẨY MẠNH XUẤTKHẨU SẢN PHẨM CỦA CÁC LÀNG NGHỀ TRUYỀN THỐNG.

2.6.Cần cải tiến xúc tiến thương mại đẩy mạnh xuấtkhẩu sản phẩm của các làng nghề truyền thống.

2. 6. Cần cải tiến xúc tiến thương mại đẩy mạnh xuất khẩu sản phẩm củacác làng nghề truyền thống. các làng nghề truyền thống.

Hoạt động xúc tiến thương mại bao gồm nhiều hoạt động cụ thể, mỗi hoạt động đều có những tác dụng nhất định, trong đó bao gồm có hai hoạt động chính là tổ chức các cuộc hội thảo và đặt bài cho các chuyên gia quốc tế. Những năm gần đây để đẩy mạnh việc xuất khẩu sản phẩm thủ công truyền thống Cục xúc tiến Thương mại Bộ công thương đã tổ chức rất nhiều các cuộc hội thảo về xúc tiến xuất khẩu sản phẩm thủ công truyền thống vào một số thị trường tiềm năng chính và các cuộc hội thảo chuyên đề như xuất khẩu gỗ mỹ nghệ vào Nhật Bản....Các cuộc hội thảo có tác dụng cung cấp thông tin, kiến thức về sản phẩm, thị trường để doanh nghiệp chuyển hóa vào thực tiến sản xuất kinh doanh. Hoạt động thương mại này thường không mang lại hiệu quả ngay tức thì cho các doanh nghiệp vì nó cần có thời gian thì mới mang lại đựoc hiệu quả cụ thể. Còn lọai hoạt động xúc tiến thương mại thứ hai khá phổ biến hiện nay là “đặt bài” cho các chuyên gia quốc tế để phục vụ cho các chương trình hội thảo. Một trong những yêu cầu bắt buộc để có thể thuê các chuyên gia tư vấn, trình bầy cho các doanh nghiệp Việt Nam đó là các chuyên này phải thức sự am hiểu về các doanh nghiệp Việt Nam, hiểu biết về sản phẩm của Việt Nam để từ đó có thể đưa vào

nội dung thuyết trình của mình những vấn đề cụ thể và thiết thực hơn đối với công đồng doanh nghiệp. Có thể lấy ví dụ cụ thể vào năm 2006 để phục vụ cho hội thảo “ đẩy mạnh xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ sang thị trường Nhật Bản” được tổ chức cho các doanh nghiệp ở Hà Tây trước đây, Cục xúc tiến Thương mại lúc bấy giờ đã phải kết hợp với Thương vụ Việt Nam tại Nhật Bản “ đặt bài” với các chuyên gia thiết kế Nhật Bản theo chủ đề “ từ chất liệu nón là, ngành hàng thủ công mỹ nghệ của Việt Nam có thể làm ra những sản phẩm gì?” Sau khi nhận được đề tài các chuyên gia thiết kế đã phác thảo ra khoảng 100 ý tưởng và từ 100 ý tưởng này đã cho ra đời 30 sản phẩm cụ thể phù hợp với thị trường và thị hiếu của người tiêu dùng Nhật Bản. Hiệu quả đem lại của hoạt động đặt bài cho các chuyên gia nước ngoài là rất lớn, nó giúp cho các doanh nghiệp làng nghề của ta có thể khắc phục được những hạn chế trong việc xác định sản phẩm phù hợp với yêu cầu của thị trường nước ngoài. Hiện nay, trên thế giới cũng đang tồn tại nhiều hoạt động xúc tiến thương mại khác, nhưng vấn đề là ta cần phải lựa chọn những hoạt động xúc tiến nào cho phù hợp với điều kiện của Việt Nam và phải mang lại hiệu quả hoạt động cao. Theo em một trong những hoạt động xúc tiến thương mại để đẩy mạnh xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ nữa mà Cục xúc tiến thương mại của nước ta cần phải tiến hành đó là tổ chức cho các đoàn doanh nghiệp thủ công mỹ nghệ tham gia các kỳ hội chợ triển lãm quốc tế với quy mô ngày càng lớn hơn về cả chiều rộng lẫn chiều sâu để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của cộng đồng doanh nghiệp bởi số lượng doanh nghiệp tham gia và hoạt động sản xuất xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ ngày càng tăng theo xu thế hội nhập kinh tế của Việt Nam. Phát triển theo chiều rộng có nghĩa là ở từng nước cụ thể ngoài những hội chợ đã tham gia, các doanh nghiệp thủ công mỹ nghệ còn nên chủ động đăng ký tham gia thêm vào các hội chợ khác nữ. Phát triển theo chiều sâu có nghĩa là đối với những hội chợ đã cho thấy rõ kết quả thiết thực, chúng ta sẽ đầu tư tham gia lần sau với quy mô và số lượng lớn hơn. Việc tham gia các kỳ hội chợ là một cơ hội lớn cho các doanh nghiệp làng nghề Việt Nam

có điều kiện quảng bá giới thiệu sản phẩm của mình, học hỏi những kinh nghiệm sản xuất từ các nước khác và tìm kiếm đối tác.

Hoạt động xúc tiến thương mại đang ngày càng khẳng định vai trò của mình trong việc đẩy mạnh xuất khẩu sản phẩm của các làng nghề truyền thống hiện nay. Để nâng cao hiệu quả của các hoạt dộng xúc tiến thương mại ngòai Cục xúc tiến thương mại thì cần có sự tham gia hỗ trợ của các bộ ban ngành khác như : Phòng thương mại và công nghiệp Việt Nam, các Hiệp hội ngành hàng, Hiệp hội làng nghề Việt Nam...

2. 7. Chú trọng xây dựng thương hiệu cho sản phẩm truyền thống củaViệt Nam khi xuất khẩu sang các thị trường nước ngoài.

Một phần của tài liệu thực trạng và giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu các sản phẩm của các làng nghề truyền thống việt nam (Trang 68 - 70)