Cần thống nhất các quy định và chính sách công nhận làng nghề truyền thống, công nhận nghệ nhân làng nghề.

Một phần của tài liệu thực trạng và giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu các sản phẩm của các làng nghề truyền thống việt nam (Trang 62 - 64)

III. GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ ĐẨY MẠNH XUẤTKHẨU SẢN PHẨM CỦA CÁC LÀNG NGHỀ TRUYỀN THỐNG.

1.7.Cần thống nhất các quy định và chính sách công nhận làng nghề truyền thống, công nhận nghệ nhân làng nghề.

truyền thống, công nhận nghệ nhân làng nghề.

Hiện nay ở nước ta đã có ban hành Nghị Định 66/2006 của Chính phủ và luật thi đua khen thưởng điều 65 là quy định cụ thể về việc công nhận các danh hiệu làng nghề, làng nghề truyền thống, nghệ nhân ưu tú, nghệ nhân nhân dân.

Tiêu chuẩn công nhận làng nghề, làng nghề truyền thống trong Nghị định 66/2006 đã trình bầy trong mục 2 phần I Chương 1. Theo em việc công nhận này là khá cụ thể và thỏa đáng, nên giao cho Bộ NN&PTNN đảm nhận, các UBND cấp tỉnh sẽ là người ra quyết định công nhận.

Tiêu chuẩn công nhận nghệ nhân ưu tú, nghệ nhân nhân dân được quy định cụ thể trong điều 65 luật thi đua khen thưởng : Danh hiệu “Nghệ nhân nhân dân” , “Nghệ nhân ưu tú” để tặng cho cá nhân có nhiều năm trong nghề, kế tục, gìn giữ, sáng tạo và phát triển ngành nghề thủ công mỹ nghệ truyền thống. Danh hiệu “nghệ nhân nhân dân”, “nghệ nhân ưu tú” được xét và công bố hai năm một lần vào dịp Quốc khánh 2-9. Việc công nhận này nên giao cho Bộ Văn Hóa và các Bộ ngành có liên quan đảm nhiệm và cần tiến hành việc công nhận một cách thường xuyên. Song song với việc công nhận các danh hiệu nghệ nhân Nhà nước

và các Bộ ngành cũng cần đưa ra các văn bản hướng dân thi hành có quy định các chính sách ưu đãi, đãi ngộ và hỗ trợ cho các nghệ nhậ được phong tặng danh hiệu. Cụ thể những chính sách đãi ngộ này cần có những điều sau: nghệ nhân được phong tặng danh hiệu được nhận thêm giấy chứng nhân, biểu trưng, huy hiệu kèm theo phần thưởng bằng tiền hoặc bằng hiện vật tương đương. Nghệ nhân được phong tặng các danh hiệu sẽ được hưởng các chế độ đãi ngộ đặc biệt về các dịch vụ bảo hiểm, y tế, vay vốn tín dụng, được hỗ trợ tổ chức các lớp hợc truyền dạy nghề cho thế hệ trẻ....Tất cả những chính sách trên không chỉ thể hiện sự quan tâm, tôn vinh của Nhà nước với những đóng góp của các nghệ nhân trong lưu giữ, bảo tồn và phát triển các làng nghề truyền thống mà còn có tác dụng nâng cao nhận thức và ý thức của người dân đối với các làng nghề truyền thống, với các nghề truyền thống.

2.Giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu sản phẩm của các làng nghề truyền thống Việt Nam.

Sản phẩm thủ công truyền thống là mặt hàng mà nước ta còn nhiều tiềm năng trong khi nhu cầu thế giới hầu như chưa bị giới hạn về cho tuổi thọ và vòng đời của sản phẩm. Giá trị xuất khẩu mặt hàng này khá cao thể hiện ở tỷ lệ thực thu ngoại tệ có khi đạt tới 98% - 99%. Đây được xác định là một trong số những mặt hàng xuất khẩu mũi nhọn của Việt Nam trong chiến lược phát triển kinh tế giai đoạn 2008 – 2010.

Tuy nhiên, việc xuất khẩu các sản phẩm thủ công truyền thống còn chưa tương xứng với tiềm năng vốn có. Nguyên nhân chủ yếu là do chất lượng sản phẩm của ta còn kém, mẫu mã lạc hậu đơn điệu chưa tinh, sản phẩm chậm cải tiến. Các cơ sở sản xuất tại các làng nghề còn phân tán manh mún, nhỏ lẻ nên không thể tập trung sản xuất đáp ứng các đơn đặt hàng lớn từ nước ngoài. Một nguyên nhân quan trọng nữa đó là nguồn nguyên liệu đầu vào cho sản xuất của các làng nghề đang ngày càng bị thu hẹp.... Tất cả những yếu tố trên làm cho sản

phẩm của ta khó có thể cạnh tranh được với sản phẩm của các nước như :Trung Quốc, Thái Lan....

Một phần của tài liệu thực trạng và giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu các sản phẩm của các làng nghề truyền thống việt nam (Trang 62 - 64)