III. GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ ĐẨY MẠNH XUẤTKHẨU SẢN PHẨM CỦA CÁC LÀNG NGHỀ TRUYỀN THỐNG.
2.7. Chú trọng xây dựng thương hiệu cho sản phẩm truyền thống của Việt Nam khi xuất khẩu sang các thị trường nước ngoài.
Thực tế ở Việt Nam hiện nay thương hiệu là một cái gì đó còn khá xa vời với nhiều người dân. Ngay cả trong các doanh nghiệp việc nhận về vai trò chức năng của thương hiệu cũng còn hết sức mơ hồ. Tại các làng nghề truyền thống của Việt Nam việc xây dựng thương hiệu còn chưa được quan tâm đúng mức. Hầu hết sản phẩm thủ công truyền thống từ các làng nghề của Việt Nam khi xuất khẩu sang nước ngoài đều không mang thương hiệu của nhà sản xuất, chính vì thế người tiêu dùng nước ngòai hầu như không biết hoặc biết rất ít về các sản phẩm thủ công mỹ nghệ của Việt Nam. Để đẩy mạnh xuất khẩu sản phẩm của các làng nghề truyền thống việc xây dựng thương hiệu cho các làng nghề cần được làm ngay trong giai đoạn hiện nay.
Trước hết cần nâng cao nhận thức của các tầng lớp nhân dân cũng như các doanh nghiệp về tầm quan trọng và sự cần thiết phải xây dựng thương hiệu cho sản phẩm hàng hóa của Việt Nam khi xuất khẩu mà cụ thể ở đây chính là xây dựng thương hiệu cho sản phẩm của các làng nghề truyền thống.
Chính phủ, các cơ quan có thẩm quyền cần xây dựng và công khai một lộ trình quy và quy trình xây dựng thương hiệu cho hàng thủ công mỹ nghệ một cách rõ ràng.
Cục sỏ hữu trí tuệ có vai trò hướng dẫn, tư vấn giúp đỡ các doanh nghiệp trong quá trình đăng ký thương hiệu..
Việc đăng ký thương hiệu không chỉ nhăm mục đích bảo vệ những quyền lợi hợp pháp của doanh nghiệp Việt Nam khi xuất khẩu ra nước ngoài mà còn là một biện pháp để củng cố niềm tin, quảng bá rộng rãi sản phẩm thủ công mỹ nghệ của Việt Nam đến với người tiêu dùng các nước trên thế giới. Từ đó chúng ta mới có điều kiện để đầy mạnh xuất khẩu sản phẩm của các làng nghề truyền thống.
KẾT LUẬN
Nhận thực được rõ tầm quan trọng của việc gìn giữ, phát triển các làng nghề truyền và việc đẩy mạnh xuất khẩu sản phẩm của các làng nghề trong những năm gần đây Đảng, Nhà nước và các cấp chính quyền đã dành một sự quan tâm lớn cho vấn đề này. Nhiều giải pháp đã được áp dụng rộng rãi và phần nàp mang lại những kết quả đáng khích lệ. Mặc dù còn nhiều khó khăn và nhiều vấn đề nan giải đặt ra cho việc xuất khẩu sản phẩm của các làng nghề song nếu có sự nỗ lực của bản thân các doanh nghiệp làng nghề và sự trợ giúp hiệu quả của các cấp thì chắc chắn sản phẩm thủ công mỹ nghệ truyền thống của Việt Nam sẽ ngày càng khẳng định được uy tín và vị thế của mình trên thị trường thế giới.
Trong phạm vi hơn 70 trang nghiên cứu, khóa luận đã làm rõ được ba vấn đề cơ bản:
- Những lý luận chung về làng nghề truyền thống và sản phẩm của các làng nghề.
- Tình hình xuất khẩu của các sản phẩm thủ công mỹ nghệ trong những năm gần đây.
- Đề xuất những giải pháp và kiến nghị nhằm đẩy mạnh xuất khẩu sản phẩm của các làng nghề truyền thống trong những năm tới.
Nhìn chung, khóa luận đã giải quyết được một cách cơ bản các mục tiêu đặt ra. Tuy nhiên, do còn những hạn chế về kiến thức, thời gian nhiều vấn đề khóa luận chưa có điều kiện đi sâu tìm hiểu kỹ. Đặc biệt do nguồn tài liệu nghiên cứu còn chưa nhiều nên khóa luận không thể tránh khỏi những thiếu sót. Rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của thầy cô và các bạn.