Đánh giá về sản phẩm của các làng nghề truyền thống Việt Nam hiện nay.

Một phần của tài liệu thực trạng và giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu các sản phẩm của các làng nghề truyền thống việt nam (Trang 34 - 43)

Trước khi đi nghiên cứu tình hình xuất khẩu các sản phẩm của các làng nghề Truyền thống mà cụ thể ở đây là tình hình xuất khẩu mặt hàng thủ công mỹ nhệ của Nam chúng ta cần phải xem xét đánh giá một các tổng quát và khách quan về sản phẩm thủ công mỹ nghệ của nước ta hiện nay, vì đây là yếu tố có ý nghĩa quyết định để đẩy mạnh xuất khẩu. Tiềm năng sản xuất sản phẩm thủ công mỹ

nghệ của các làng nghề truyền thống Việt Nam là lớn, trong khi đó nhu cầu nhập khẩu mặt hàng này từ các thị trường nước ngoài luôn tăng qua các năm thế nhưng kim ngạch xuất khẩu hàng năm của Việt Nam lại không hề có bước đột phá thậm chí có những giai đoạn kim ngạch xuất khẩu còn bị giảm. Lý giải điều này có nhiều nguyên nhân khách quan và chủ quan, tuy nhiên nguyên nhân cơ bản nhất chính là do bản thân các sản phẩm thủ công mỹ nghệ của Việt Nam không đáp ứng được yêu cầu của các thị trường nước ngoài, sức cạnh tranh còn yếu so với các sản phẩm cùng loại của các nước khác. Theo khảo sát của Phòng thương mại và công nghiệp Việt Nam sản phẩm thủ công mỹ nghệ của Việt Nam hiện đang yếu ở hai khâu chính là thông tin thị trường và kiểu dáng mẫu mã.

Thông tin thị trường: Các doanh nghiệp sản xuất tại các làng nghề còn khá thụ động trong quá trình tìm hiểu thông tin các thị trường vì thế việc nắm bắt xu hướng, nhu cầu, thị hiếu của người tiêu dùng nước ngoài còn yếu, chưa theo kịp với tốc độ phát triển. Điều này dẫn đến tình trạng sản phẩm thủ công mỹ nghệ của Việt Nam khi xuất khẩu sang thị trường nước ngoài không được ưa chuộng.

Kiểu dáng mẫu mã sản phẩm: Theo điều tra của Phòng thương mại và công nghiệp Việt Nam tại các thị trường nhất là các thị trường phát triển trên thế giới đang ngày càng bão hòa với những sản phẩm thủ công mỹ nghệ, giá rẻ không còn là yếu tố thỏa mãn nhu cầu người tiêu dùng và là lợi thế cạnh tranh nữa. Có thể lấy ví dụ minh họa rõ nhất như đối với thị trường Nhật Bản, những năm trước đây hàng thủ công mỹ nghệ của Việt Nam khi xuất khẩu vào thị trường Nhật rất được ưa chuộng bởi kiểu dáng mới lạ và giá rẻ thế nhưng đến nay, sức hấp dẫn của mặt hàng này đã giảm đáng kể do trong suốt những năm qua chúng ta không có sự thay đổi về kiểu dáng và mẫu mã, giá rẻ cũng không thể kéo được sức hấp dẫn. Theo đánh giá của nhiều chuyên gia và tổ chức thì sản phẩm thủ công mỹ nghệ của Việt Nam rất yếu về khâu thiết kế kiểu dáng mẫu mã, sản phẩm chậm được cải tiến, các doanh nghiệp Việt Nam còn đầu tư quá ít cho công tác thiết kế sản phẩm. Hiện nay, có nhiều sản phẩm thủ công mỹ nghệ của Việt Nam được

tạo ra theo sao chép kiểu dáng, mẫu mã của các nước khác hoặc là nhận sản xuất theo mẫu mã của những nhà nhập khẩu nước ngoài. Một điểm đáng lưu ý nữa đó là sản phẩm thủ công truyền thống Việt Nam của ta còn thiếu tính ứng dụng. Tại nhiều doanh nghiệp làng nghề việc thiết kế sản phẩm chỉ quan tâm đề cao tính nghệ thuật, sự độc đáo và ý nghĩa văn hóa của sản phẩm . Các thiết kế sản phẩm mang tính độc nhất và của riêng mình, còn khả năng ứng dụng và tính thương mại thì không được tính đến. Xu hướng tiêu dùng hiện nay ở các thị trường nước ngoài đó là người tiêu dùng thường không ngại trả giá cao cho các sản phẩm vừa có giá trị thẩm mỹ vừa có tính ứng dụng cao. Một thiết kế hấp dẫn về sự độc đáo và tính văn hóa nếu không được thị trường chấp nhận thì không thể trở thành một sản phẩm có tính thương mại. Một sự kết hợp tốt giữa tài năng độc đáo của nghệ nhân thiết kế cùng với sự am hiểu thị trường sẽ giúp cho các sản phẩm được đánh giá cao hơn, được trả giá cao hơn và tạo được sự phát triển bền vững trong doanh nghiệp.

Trong những năm tới để đẩy mạnh xuát khẩu sản phẩm của các làng nghề truyền thống các doanh nghiệp làng nghề cần chủ động nghiên cứu phát triển thị trường, đầu tư và khâu thiết kế để cải thiện mẫu mã kiểu dáng của sản phẩm và nâng cao sức cạnh tranh cho hàng thủ công mỹ nghệ của Việt Nam trên thị trường quốc tế.

2.Tình hình xuất khẩu chung.

2.1. Kim ngạch xuất khẩu.

SNửa cuối thập kỷ 90 của thế kỷ XX mà chủ yếu là giai đoạn từ 1975 – 1986 là giai đoạn hoàng kim chứng kiến sự tăng trưởng vượt bậc của hoạt động xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ với kim ngạch xuất khẩu đạt bình quân 40%, đặc biệt năm 1979 đạt mức kỷ lục tới 53,4 % theo nguồn của Viện nghiên cứu phát triển kinh tế xã hội Việt Nam.

Năm 1997 là năm đầu tiên Việt Nam xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ nước ngoại đạt mức trên 100 triệu USD đạt 121 triệu USD. Kim ngạch xuấtkhẩu các năm sau liên tục tăng với tôc độ khá ấn tượng cụ thể:

Bảng 3: Kim ngạch xuất khẩu sản phẩm thủ công mỹ nghệ từ 1997 đến 2007

Đơn vị : triệu USD

Năm Kim ngạch xuất khẩu

1997 121 1998 111 1999 168 2000 237 2001 235 2002 331 2003 367 2004 516 2005 569 2006 630 2007 750

Nguồn : Bộ Công thương.

Qua bảng số liệu và biểu đồ trên có thể nhân thấy rằng chỉ trong vòng 10 năm từ 1997 đến 2007 kim ngạch xuất khẩu thủ công mỹ nghệ của nước ta đã tăng khoảng 6 lần, mức tăng trưởng ổn địn ở mức bình quân tử 20 – 25 %. Đây là một kết quả mà không phải mặt hàng xuất khẩu nào cũng có thể dễ dàng đạt được.

Đến năm 2008, với những kết quả ban đầu đạt được chúng ta đã đặt hy vọng là kim ngạch xuất khẩu sẽ đạt mức 1tỷ USD. Tuy nhiên do tình hình kinh tế thế giới có nhiều biến động bất ngờ, cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu đã là cho sản phẩm thủ công mỹ nghệ cũng như những mặt hàng xuất khẩu khác gặp nhiều khó khăn trong việc tìm thị trường tiêu thụ ra nước ngoài. Tình hình của các doanh nghiệp sản xuất tại các làng nghề hết sức khó khăn, giá nguyên vật liệu đầu vào thi tăng trong khi đầu ra cho sản phẩm thì lại không có.Tính đến tháng 3/2009 theo nguồn của trung tâm thông tin CM&TM nhiều doanh nghiệp sản xuất mặt hàng thủ công mỹ nghệ vẫn chưa ký kết được một đơn đặt hàng nào, hầu hết các

doanh nghiệp xuất khẩu vào các thị trường quen thuộc như Mỹ, EU, Nhật Bản đều sụt giảm đáng kể về số đơn đặt hàng. Hiện nay tổng số đơn hàng xuất khẩu của ngành này đã bị sụt giảm 40% so với cuối năm 2008, giá giảm tử 10 – 15 %.

2.2.Cơ cấu xuất khẩu.

Sản phẩm thủ công mỹ nghệ là một trong mười nhóm hàng xuất khẩu tiềm năng của Việt Nam trong những năm gần đây, hiện đang được xuất khẩu cũng khá đa dạng với nhiều chủng loại khác nhau, được tiêu thụ rộng rãi trong thị trường trong nước và hơn 186 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới. Nhiều sản phẩm được ưa chuộng và thường xuyên nhận được những đơn đặt hàng lớn như gốm sứ, đồ gỗ mỹ nghệ....Cơ cấu xuât khẩu chính bao gồm các sản phẩm chính bao gồm các sản phẩm: gốm sứ mỹ nghệ, đồ gỗ mỹ nghệ, mây tre đan và một số sản phẩm như thêu ren, thảm len...

2.3.Cơ cấu thị trường xuất khẩu.

Hiện nay các sản phẩm thủ công truyền thống của Việt Nam đang có mặt và được ưa chuộng tại hơn 186 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới. Cơ cấu thị trường tiêu thụ đang có xu hướng phát triển tốt và ngày càng được mở rộng

Bảng 4: Cơ cấu thị trường xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ.

Đơn vị : Triệu USD

Nước 2000 2001 2002 2003 2004 Nhật Bản 35.327 25.159 43.176 48.16 2 48.860 Đức 25.399 26.742 28.78 3 39.940 45.246 Đài Loan 15.413 16.776 18.27 5 15.22 8 15.272 Pháp 28.758 33.30 5 49.962 49.215 59.487 Mỹ 13.091 19.222 33.38 43.609 53.245

0 Anh 17.643 18.60 8 19.986 22.63 8 23.133 Hà Lan 15.111 12.01 5 15.07 8 15.88 4 16.571 Hà Quốc 11.198 12.03 5 11.63 8 9.969 18.739 Trung Quốc 146.525 3.481 2.932 3.291 2.445 Bỉ 7.898 7.630 0.681 8.298 2.445 Italia 2.894 5.448 6.746 8.677 10.782

Nguồn Bộ Công thương. Trong cơ cấu thị trường xuất khẩu sản phẩm thủ của các làng nghề truyền thống bao gồm các thị trường chính sau:

Thị trường EU

EU là một thị trường lớn nhất và có nhu cầu nhập khẩu rất lớn hàng năm. Trong những năm qua sản phẩm thủ công truyền thống của ta xuất khẩu vào thị trường này ngày một tăng và chiếm khoản 10% tổng kim ngach xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ của cả nước. Nhu cầu của thị trường EU khá đa dạng và phong phú về nhiều chủng loại sản phẩm khác nhau tiêu biểu là các sản phẩm gốm sứ. đồ gỗ, mây tre đan....Những sản phẩm mỹ nghệ của Việt Nam rất được ưa chuộng tại thị trường EU. Nhiều sản phẩm đã có được thương hiệu riêng và giành được nhiều đơn đặt hàng lớn từ các nước trong khối đặc biệt là từ các nước như Đức, Bỉ, Anh...Tiềm năng xuất khẩu vào sản phẩm từ các làng nghề truyền thống Việt Nam vào thị trường EU là rất lớn song để xuất khẩu vào thị trường này đòi hỏi các doanh nghiệp xuất khẩu phải nắm vững những quy định về luật pháp, phong tục tập quán, thói quen tiêu dùng, nhu cầu, thị hiếu mà đặc biệt là cần phải nắm vững những tiêu chuẩn kỹ thuật của hàng hóa khi nhập khẩu vào thị trường này. Hơn thế nữa bản thân các doanh nghiệp trong nước cũng cần đẩy mạnh việc nâng cao cải tiến mẫu mã chất lượng sản phẩm cho phù hợp vơi nhu cầu của các nước trong khu vực. Nếu làm tốt tất cả những yếu tố trên thì đây sẽ là một thị

trường hứa hẹn mang lại nhiều lợi ích kinh tế lớn cho các làng nghề nói riêng. cho đất nước nói chung.

Thị Trường Mỹ.

Mỹ là một đất nước luôn có nhu cầu nhập khẩu lớn vào bậc nhất trên thế giới nhất là đối với sản phẩm thủ công mỹ nghệ. Mặc dù tiêu chuẩn hàng hóa để nhập khẩu vào thị trường Mỹ khá là khắt khe song người tiêu dùng Mỹ khá là dễ tính và có nhu cầu đa dạng. Trước năm 2001 do quan hệ giữa hai nước còn nhiều vấn đề nên kim ngạch xuất khẩu của ta vào thị trường Mỹ còn khá rè rặt, nhưng kể từ khi hiệp định thương mại giữa Việt Nam và Hoa Kỳ được ký kết thì kim ngạch xuất khẩu của ta vào thị trường này nói chung và của ngành tiểu thủ công nghiệp nói riêng ngày càng tăng ấn tượng. Từ chỗ chỉ đứng thứ 8 trong số các nước nhập khẩu hàng thủ công mỹ nghệ của Việt Nam đên năm 2004 Mỹ đã vươn lên đứng thứ 2 trong số các nước nhập khẩu của Việt Nam. Tuy nhiên kim ngach xuất khẩu của ta vào Mỹ vẫn con khiêm tốn so với nhiều nước trên thế giới và tiềm năng vốn có của đất nước. Trong những năm tới cần tiếp tục đẩy mạnh nghiên cứu xúc tiến thương mại để tăng kim ngạch xuất khẩu thủ công mỹ nghệ vào thị trường này.

Thị trường Nhật Bản:

Thị trường Nhật Bản là một thị trường cùng nằm trong khu vực Châu á, và có khá nhiểu nét tương đồng về văn hóa đối với Việt Nam. Đây có thể xem như một lợi thế để ta có thể đẩy mạnh xuất khẩu vào thị trường Nhật Bản. Hàng thủ công mỹ nghệ của ta xuất khẩu sang thị trường Nhật Bản luôn chiếm từ 10 – 29 % kim ngạch xuất khẩu thủ công mỹ nghệ của Việt Nam. Tuy nhiên con số trên vẫn chưa tương xứng với tiềm năng của ngành về nguyên liệu và lực lượng lao động với hơn 10 triệu người. Nguyên nhân chủ yếu là do khả năng tiếp cận thông tin của các doanh nghiệp làng nghề Việt Nam còn yếu trong khi đó lại thiếu các thông tin hỗ trợ từ thị trường. Đối với sản phẩm thủ công truyền thống của Việt Nam khi xuất khẩu sang thị trường Nhật Bản thì người tiêu dùng Nhật thường

quan tâm tới ba vấn đề: thứ nhất, sản phẩm được làm ra từ nguyên liêu gì; thứ hai, nhà sản xuất đã sử dụng phương pháp nào để tạo ra sản phẩm và thứ ba, sản phẩm thể hiện tính truyền thống như thê nào. Trong đó yếu tố thứ ba là quan trọng nhất được người Nhật đặc biệt quan tâm vì họ luôn đòi hỏi sản phẩm làm ra phải có hồn, thể hiện tâm tư tình cảm của người lao đông và mang nét độc đáo riêng. Người Nhật đặc biệt ưa thích sản phẩm gốm sứ của Việt Nam. Chính vì thế khi xuất khẩu sang thị trường Nhật Bản các doanh nghiệp cần chú ý tạo ra những sản phẩm vừa đảm bảo chất lượng, đúng sở thích của Người Nhật mà vẫn phải có giá trị sử dụng cao trong cuộc sống hàng ngày. Hàng hóa sản xuất ra nên phát triển theo hướng đa dạng hóa về chủng loại. Một điểm đáng chú ý là khi xuất khẩu sản phẩm vào thị trường Nhật Bản các doanh nghiệp làng nghề cần chú ý đảm bảo sự cân bằng giữa giá cả và chất lượng sản phẩm bởi người Nhật quan niệm hàng rẻ là hàng kém chất lượng. Họ sẵn sàng trả giá cao cho những sản phẩm có chất lượng tốt. Theo định hướng chiến lược của ta đến 2010 Nhật Bản vẫn là một trong những thị trường xuất khẩu sản phẩm thủ công truyền thống chính của ta.

Thị trường Nga

Liên Bang Nga là thị trường nhập khẩu tiềm năng của sản phẩm gỗ mỹ nghệ và nhiều sản phẩm thủ công truyền thống Việt Nam. Đây là thị trường rộng lớn với 142 triệu dân, GDP bình quân đầu người 9075 USD và là một thị trường có quan hệ làm giao thương lâu năm với Việt Nam. Do tốc độ đô thị hóa ngày càng cao nên mỗi năm Liên Bang Nga có khoảng 43% tổng nhu cầu đồ gỗ nội thất, thủ công mỹ nghệ cần được nhập khẩu. Tuy nhiên kim ngạch xuất khẩu các sản phẩm trên của ta vào Nga trong những năm gần đây còn thấp. Năm 2008, kim ngạch xuất khẩu gỗ, sản phẩm từ gỗ mới đạt 4,5 triệu USD, sản phẩm mây, tre, cói và thảm đạt 4,6 triệu USD trong khi tổng mức tiêu dùng đồ gỗ của Nga năm 2008 lên tới 4,5 tỷ USD ( nguồn : vinanet). Xu hướng tiêu dùng của Người Nga là không tiếc tiền cho việc làm đẹp nhà cửa, họ ưa chuộng những sản phẩm có chất lượng cao, kiểu dáng đẹp phù hợp với không gian và phong cách của Nga.

Khi xuất khẩu các sản phẩm gỗ mỹ nghệ vào Nga các doanh nghiệp cần nắm rõ tâm lý và sở thích của người Nga: người có độ tuổi từ 36 – 40 thích những sản phẩm có xu hướng hiện đại trong khi những người từ 45 – 62 lại thích theo xu hưóng cổ điển. Yêu cầu chung của thị trường Nga thì không quá khắt khe như Nhật Bản hay một số nước Âu – Mỹ, tuy nhiên những yêu cầu cơ bản như tuân thủ pháp luật có liên quan, nhãn hiệu, những yếu tố ảnh hưởng đến môi trường sinh thái, sức khỏe người tiêu dùng, an toàn đều phải tôn trọng, yêu cầu chất lượng đều tuân theo tiêu chuẩn của Liên Bang Nga và tham khảo tiêu chuẩn của các nước Tây Âu. Một đặc điểm quan trọng nữa khi xuất khẩu các sản phẩm gỗ vào Nga đó là hiện nay Nga đang áp dụng cách đánh thuế theo trọng lượng sản phẩm, thuế nhập khẩu Nga đang áp dụng là 1300 uro/tấn, thuể VAT 18% tính trên giá trị tối thiểu 5000 USD/tấn. Đây là một thách thức không nhỏ cho các doanh nghiệp của nước ta khi muốn xâm nhập vào thị trường này. Người Nga vốn rất có thiện cảm với người Việt Nam tuy nhiên sản phẩm gỗ mỹ nghệ và thủ công mỹ nghệ của ta chưa thực sự chiếm được tình cảm của người Nga nên để thâm nhập vào thị trường này cần có thời gian để tìm kiếm thông tin, nghiên cứu

Một phần của tài liệu thực trạng và giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu các sản phẩm của các làng nghề truyền thống việt nam (Trang 34 - 43)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(97 trang)
w