Đẩy mạnh xuấtkhẩu sản phẩm của các làng nghề truyền thống trước hết cần phải quan tâm đến việc phát triển, tổ chức lại sản xuất cho các

Một phần của tài liệu thực trạng và giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu các sản phẩm của các làng nghề truyền thống việt nam (Trang 64 - 65)

III. GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ ĐẨY MẠNH XUẤTKHẨU SẢN PHẨM CỦA CÁC LÀNG NGHỀ TRUYỀN THỐNG.

2.1.đẩy mạnh xuấtkhẩu sản phẩm của các làng nghề truyền thống trước hết cần phải quan tâm đến việc phát triển, tổ chức lại sản xuất cho các

trước hết cần phải quan tâm đến việc phát triển, tổ chức lại sản xuất cho các doanh nghiệp làng nghề.

Mục đích chính của việc này là nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất và sức cạnh tranh cho sản phẩm của các làng nghề trong giai đoạn tự do hóa thương mại hiện nay. Các cơ sở sản xuất tại các làng nghề đang tồn tại dưới nhiều hình thức như cá thể, hợp tác xã, doanh nghiệp tư nhân, TNHH, công ty cổ phẩm ...và đều mang một đặc điểm chung là cơ cấu sản xuất còn nhiều điểm yêú kém, chưa hợp lý. Vì thế việc tổ chức lại sản xuất trong các làng nghề truyền thống đang là một vấn đề cấp bạch. Tuy nhiên việc tổ chức lại sản xuất không phải là một vấn đề đơn giản và có thể tiến hành trong một thời gian ngắn mà là một vấn đề hết sức nan giải và khó khăn bởi phương thức sản xuất hiện nay đã ăn sâu và cố hữu trong bản thân mỗi doanh nghiệp. Vì thế khi tiến hành tổ chức lại sản xuất rất cần chú ý đến đến việc hòa hợp giữa những cái mới và cái cũ, giữa cái cổ truyền và hiện đại.

Việc tổ chức sản xuất tại các làng nghề hiện nay cần tập trung nhất và việc đổi mới công nghệ sản xuất, áp dụng triển khai ứng dụng khoa học công nghệ để phát triển sản xuất sản phẩm mới, triển khai thử nghiệm sử dụng các nguyên liệu mới không gây ô nhiễm môi trường mà vẫn cho hiệu quả cao, nâng cao trình độ chất lượng nguồn lao động, bố trị các lao động ở những vị trí phù hợp với trình độ chuyên môn của họ. Các cấp chinh quyền cần tham gia giúp đỡ các doanh nghiệp trong quá trình triển khai tổ chức lại sản xuất, tạo điều kiện hoặc đứng ra bảo lãnh giúp các doanh nghiệp làng nghề có thể tiếp cân được các nguồn vồn vay, tư vấn giúp các doanh nghiệp trong quá trình đầu tư sản xuất sao cho hợp lý và đạt hiệu quả cao nhất.

2.2. Cải tiến, nâng cao chất lượng, mẫu mã sản phẩm của các làng nghề

truyền thống.

Theo đánh giá của nhiều chuyên gia về hàng thủ công thì sản phẩm của các làng nghề truyền thống Việt Nam còn khá đơn điệu về mẫu mã, chất lượng thì chưa cao nên sức cạnh tranh của hàng Việt Nam còn khá yéu trên thị trường nước ngoài. Chính vì thế việc cải tiến, nâng cao chất lượng sản phẩm của các làng nghề có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong việc đẩy mạnh xuất khẩu các mặt hàng này.Để thực hiện nhiệm vụ này bản thân các doanh nghiệp cần chủ công tìm hiểu nghiên cứu các thị trường, nghiên cứu vòng đời sản phẩm, nghiên cứu văn hóa, phong tục tập quán, nghiên cứu nhu cầu, thị hiếu và xu hướng tiêu dùng của từng thị trường để từ đó có thể chọn lựa sản xuất ra những sản phẩm tốt nhât đáp ứng đúng yêu cầu của thị trường và phải có sức cạnh tranh cao so với sản phẩm của các nước khác. Các cơ quan chức năng có vai trò giúp hỗ trợ nguồn tài chính, cung cấp thông tin cho các doanh nghiệp trong quá trình nghiên cứu thử nghiệm tạo ra sản phẩm mới. Ngòai ra cũng rất cần mở những lớp đào tạo nâng cao kiến thức cho các chủ doanh nghiệp sản xuất, cho đội ngũ lao động trực tiếp sản xuất tại các làng nghề để họ có điều kiện nâng cao tay nghề, học hỏi thêm được nhiều kinh nghiệm sản xuất để có thể tạo ra những sản phẩm độc đáo, có giá trị thẩm mỹ và có chất lượng ngày càng cao hơn, mẫu mã phong phú hơn. Chính phủ cần hỗ trợ tài chính giúp các doanh nghiệp có điều kiện đầu tư máy móc công nghệ mới trong sản xuất để tạo ra những sản phẩm có chất lượng, kiểu dáng hiện đại có khả năng cạnh tranh trên thị trường.

Một phần của tài liệu thực trạng và giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu các sản phẩm của các làng nghề truyền thống việt nam (Trang 64 - 65)