Giải pháp thứ ba – giải pháp hoàn thiện tài khoản kế toán

Một phần của tài liệu kế toán bán nhóm hàng máy văn phòng tại công ty cổ phần công nghệ vinacomm (Trang 51 - 53)

- Kế toán bán hàng: thực hiện việc tiếp nhận các đơn hàng qua điện thoại, hạch

d) Kế toán các khoản giảm trừ doanh thu

3.2.3 Giải pháp thứ ba – giải pháp hoàn thiện tài khoản kế toán

Hiện tượng nợ quá hạn trong kỳ là có phát sinh. Do đó công ty nên tiến hành trích lập dự phòng phải thu khó đòi để chủ động trong việc duy trì và mở rộng quy mô hoạt động kinh doanh.

Về nguyên tắc, căn cứ lập dự phòng là phải có những bằng chứng đáng tin cậy về các khoản nợ phải thu khó đòi. Theo quy định hiện hành thì các khoản phải thu được coi là khoản phải thu khó đòi phải có các bằng chứng chủ yếu dưới đây:

- Số tiền phải thu phải theo dõi được cho từng đối tượng, theo từng nội dung, từng khoản nợ, trong đó ghi rõ số nợ phải thu khó đòi.

- Phải có chứng từ gốc hoặc giấy xác nhận của khách nợ về số tiền còn nợ chưa trả bao gồm: Hợp đồng kinh tế, khế ước vay nợ, bản thanh lý hợp đồng, cam kết nợ, đối chiếu công nợ...

Cuối kỳ kế toán, doanh nghiệp căn cứ vào các khoản nợ phải thu được xác định là không chắc chắn thu được, kế toán tính, xác định số dự phòng nợ phải thu khó đòi cần trích lập hoặc hoàn nhập. Nếu số dự phòng nợ phải thu khó đòi cần trích lập ở kỳ

kế toán này lớn hơn số dự phòng nợ phải thu khó đòi đã trích lập ở kỳ kế toán trước, thì số chênh lệch lớn hơn được hạch toán vào chi phí, ghi:

Nợ TK 642 – chi phí quản lý doanh nghiệp Có TK 139 – dự phòng phải thu khó đòi.

Nếu số dự phòng nợ phải thu khó đòi cần trích lập ở kỳ kế toán này nhỏ hơn số dự phòng nợ phải thu khó đòi đã trích lập ở kỳ kế toán trước, thì số chênh lệch được hoàn nhập ghi giảm chi phí, ghi:

Nợ TK 139 – dự phòng phải thu khó đòi Có TK 642 – chi phí quản lý doanh nghiệp

Các khoản nợ phải thu khó đòi khi xác định thực sự là không đòi được được phép xóa nợ. Việc xóa nợ các khoản nợ phải thu khó đòi phải theo chính sách tài chính hiện hành. Căn cứ vào quyết định xóa nợ về các tài khoản nợ phải thu khó đòi, ghi:

Nợ TK 139 – dự phòng phải thu khó đòi (nếu đã lập dự phòng) Nợ TK 642 – chi phí quản lý doanh nghiệp (nếu chưa lập dự phòng)

Có TK 131 – Phải thu của khách hàng Có TK 138 – Phải thu khác

Đồng thời ghi vào bên Nợ TK 004 – nợ khó đòi đã xử lý

Đối với những khoản nợ phải thu khó đòi đã được xử lý xóa nợ, nếu sau đó lại thu hồi được nợ, kế toán căn cứ vào giá trị thực tế của khoản nợ đã thu hồi được, ghi:

Nợ các TK 111, 112...

Có TK 711 – thu nhập khác

Đồng thời ghi vào bên Có TK 004 – nợ khó đòi đã xử lý

Về việc sử dụng tài khoản 131, 632 trong quá trình hạch toán kế toán bán hàng. Đối với những tài khoản này công ty nên mở TK cấp hai, cấp ba, cấp bốn để đáp ứng yêu cầu quản trị kinh doanh và để theo dõi chi tiết hơn cho từng đối tượng khách hàng, từng loại hình kinh doanh từ đó giúp cho việc hạch toán các tài khoản này cũng đựơc dễ dàng hơn và tiết kiệm thời gian cho kế toán.

* TK 131 - Chi tiết thành hai tài khoản cấp 2 + TK 1311 - Phải thu của khách hàng A + TK 1312 - Phải thu của khách hàng B

+ TK 6321 : Giá vốn máy in

+ TK 6323: Giá vốn máy photocopy + TK 6323:...

Một phần của tài liệu kế toán bán nhóm hàng máy văn phòng tại công ty cổ phần công nghệ vinacomm (Trang 51 - 53)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(56 trang)
w