4. TỔ CHỨC THỰC HIỆN ĐTM
4.2.2. Trong giai đoạn công trình đi vào hoạt động
4.2.2.1. Biện pháp phòng ngừa, ứng phó sự cố dịch bệnh a. Xây dựng các chương trình an toàn sinh học
Để phòng ngừa dịch bệnh lan truyền từ heo, Trang trại sẽ thực hiện các biện pháp dưới đây:
Đảm bảo nguồn giống tốt;
Cố định nhà cung cấp thức ăn đảm bảo chất lượng tốt; Vệ sinh chuồng trại thường xuyên;
Tiêm vacxin phòng bệnh dịch thường xuyên cho tất cả đàn heo và đảm bảo các yêu cầu của trung tâm phòng bệnh dịch và các quy định về an toàn và bảo vệ môi trường trong chăn nuôi;
Bố trí bác sĩ thú y thường xuyên kiểm tra sức khoẻ của đàn heo, đặc biệt là vào các thời điểm xuất hiện dịch bệnh trong khu vực và ở các địa phương khác để có biện pháp ứng phó thích hợp;
Hạn chế đến mức thấp nhất các vận chuyển của người và các phương tiện ra vào khu vực chuồng trại. Mọi người khi ra vào hệ thống chuồng trại phải qua hệ thống khử trùng nghiêm túc.
Khi phát hiện dịch bệnh, trại sẽ áp dụng các biện pháp sau để khắc phục:
Cách ly heo bệnh để theo dõi, chăm sóc, điều trị đặc biệt, phun thuốc hàng ngày vào lúc chiều mát…
Báo cho cán bộ thú y xã Phổ Cường và Trạm Thú y huyện Đức Phổ đến lấy mẫu xét nghiệm để tìm ra nguyên nhân gây bệnh và có biện pháp điều trị thích hợp;
Tiêm ngừa phòng bệnh cho các heo nhốt chung chuồng với heo bị bệnh;
Khi heo chết hàng loạt, Chủ trang trại sẽ báo ngay với Trạm thú y huyện Đức Phổ để có biện pháp hỗ trợ chôn lấp hoặc thiêu hủy hợp vệ sinh.
trùng, các hố tiêu độc… phải được coi trọng vì rất cần thiết cho việc kiểm soát sự tích tụ và lan truyền của vi sinh vật gây bệnh. Điều này có ý nghĩa trong việc phá vỡ chu kỳ lây nhiễm. Khâu làm vệ sinh triệt để cũng như lựa chọn và sử dụng chất khử trùng thích đáng cũng là khâu có ý nghĩa rất quan trọng trong việc phòng ngừa dịch bệnh.
Ngoài ra, việc thiết kế xây dựng chuồng trại cũng đóng vai trò rất quan trọng trong việc phòng ngừa, giảm thiểu phát triển dịch bệnh. Các biện pháp phòng ngừa bệnh phải được xem xét kỹ lưỡng khi thiết kế chuồng trại. Khi thiết kế từng chuồng phải chú đến các biện pháp ngừa bệnh, tránh các bệnh lây qua không khí và phân. Chuồng và hành làng di chuyển tránh có sự giao nhau hay tiếp xúc với chuồng trại khác. Địa điểm các dãy chuồng trong Trang trại phải tùy theo hướng gió, đảm bảo khoảng cách giữa các hoạt động chăn nuôi với các hoạt động sinh hoạt của công nhân.
Hệ thống thoát nước phải được thiết kế sao cho tránh nước từ nơi này chảy tràn, đọng vũng sang nơi khác.
Vật liệu xây dựng cần được chọn lựa theo yêu cầu về sức bền và khả năng để làm vệ sinh. Sức bền có tầm quan trọng trong việc chống hư hại vì chỗ bị hư hại thường là nơi trú ngụ của các tác nhân gây bệnh.
Nền chuồng cứng, cần có độ dốc cho dễ thoát nước và cọ rửa. Các nền chuồng đọng nước sẽ tích rác rưởi và gây ra nhiều vấn đề về vệ sinh. Nền chuồng có khe nhỏ và cốt sắt thường tạo điều kiện thuận lợi cho công tác vệ sinh. Các tấm ngăn vững chắn còn có tác dụng ngăn ngừa dịch bệnh lan truyền.
b. Quản lý chương trình an toàn sinh học
An toàn sinh học bao gồm một loạt các phương pháp quản lý tích cực ngăn chặn các nguồn bệnh vào các phương tiện chăn nuôi và làm giảm sự lây lan tự nhiên giữa các đơn vị chăn nuôi.
Về mặt dịch tể thú y cho vùng trung tâm chăn nuôi và các vùng cận biên là một lĩnh vực không đơn giản. Đối tượng quản lý không thuần tuý chỉ giới hạn phạm vi trong đàn vật nuôi mà còn lan rộng trong cộng đồng dân cư, ảnh hưởng trực tiếp đến các mối quan hệ kinh tế - xã hội và chủ thể quản lý trên vùng lãnh thổ của địa phương hoặc thẩm quyền quản lý của các doanh nghiệp Nhà nước có liên quan. Công tác quản lý chương trình an toàn sinh học có nhiều phạm vi và nội dung. Tuy nhiên trong Dự án chỉ giới hạn trong một số lĩnh vực quan trọng cấp thiết. Từ đó đề xuất các biện pháp tương đối hoàn chỉnh trong quy hoạch, xây dựng như sau:
- Về điều hành quản lý
Việc xây dựng chương trình an toàn sinh học chỉ thuận lợi khi việc quy hoạch vùng chăn nuôi tập trung có tính ổn định lâu dài, mật độ dân cư được khống chế bởi quy mô vừa phải, giúp cho việc tăng cường tốt các biện pháp vệ sinh.
Tại khu chăn nuôi tập trung được quy hoạch phải xác định rõ một chủ thể quản lý. Yếu tố này giúp cho việc bảo vệ vùng quy hoạch được thống nhất, tránh các vấn đề phát sinh. Từ đó thực hiện tiếp các biện pháp mang tính kỹ thuật, bảo vệ thành quả trong sản xuất và thực hiện tốt các biện pháp kinh tế - xã hội, hỗ trợ có hiệu quả vấn đề an sinh xã hội nhân dân trong vùng.
- Quản lý và thực hiện chương trình tiêm chủng vacxin
Thúc đẩy hệ miễn dịch để tạo ra kháng thể là phương pháp thực tế và cần thiết làm giảm tổn thất do dịch bệnh. Khi mầm bệnh đã nhiễm vào đàn heo các biện pháp phòng ngừa ở mức độ cao có thể ngăn chặn được dịch bệnh xảy ra hoặc hạn chế được ảnh hưởng, giảm được tổn thất. Nếu tỷ lệ số con gia súc mẫn cảm chiếm tỷ lệ cao trong đàn hoặc trong vùng, khi có mầm bệnh thì sẽ dẫn đến dịch gây tổn thất. Điều này có thể loại bỏ được hoàn toàn các bệnh đặc trưng bằng chương trình tiêm chủng vacxin để tỷ lệ cá thể mẫn cảm giảm xuống thấp dưới mức ngưỡng bệnh tại địa phương và sự duy trì mầm bệnh trong đàn bị ức chế.
Tuy nhiên, trong thực tế một vài trường hợp vacxin không có công dụng với một số bệnh như lở mồm long móng, bệnh heo tai xanh… do tính không đồng nhất của vacxin và các chủng bệnh thuộc các tyb và sutyb khác nhau. Do đó, đề ra chương trình vacxin là một nội dung quan trọng để bảo vệ đàn gia súc chống lại các mầm bệnh tập trung. Thế nhưng việc phòng bệnh hữu hiệu đòi hỏi có sự trợ giúp của các phương pháp an toàn sinh học nghiêm ngặt.
- Quản lý chương trình vacxin có hiệu quả phải chú ý đến các vấn đề sau
Xác định đúng danh mục các bệnh phải tiêm phòng bắt buộc của Bộ Nông nghiệp và PTNT ban hành và yếu tố dịch tể lưu ý thuộc các chủng mầm bệnh đang thịnh hành tại vùng tỉnh Quảng Ngãi và vùng lân cận.
Hiện trạng miễn dịch và sự duy trì kháng thể có thể được kiểm tra bằng phương pháp thử huyết thanh thích hợp. Hiệu quả của chương trình phải được giám sát bằng các kiểm tra huyết thanh trong phòng thí nghiệm đối với các mẫu lấy từ các đàn.
tiêm phòng thường xuyên theo lứa tuổi.
4.2.2.2. Biện pháp phòng chống cháy nổ
Cháy nổ có thể xảy ra bất kỳ thời điểm nào của hoạt động sản xuất kinh doanh, để phòng chống sự cố cháy nổ, Dự án sẽ tiến hành thực hiện tốt một số biện pháp sau:
Đối với các loại nhiên liệu dễ cháy như các khí sinh từ hầm Biogas phải được kiểm tra thường xuyên, giám sát các thông số kỹ thuật, có khoảng cách bố trí hợp lý để ngăn chặn sự cháy tràn lan khi có sự cố.
Dự án sẽ thiết kế hệ thống PCCC và các hạng mục kỹ thuật báo cháy tự động, cấp nước chữa cháy, chống sét đúng yêu cầu và quy định của cơ quan chức năng. Các phương tiện chữa cháy sẽ được kiểm tra thường xuyên và luôn trong tình trạng sẵn sàng.
Kiểm tra dây dẫn điện, tránh sự quá tải trên đường dây.
Tập huấn cho cán bộ nhân viên trong trang trại các kiến thức về PCCC.
Khi có sự cố xảy ra, Trang trại sẽ nhanh chóng huy động mọi nguồn lực để giải quyết, đồng thời báo cáo khẩn cấp đến chính quyền địa phương, các cơ quan phòng cháy chữa cháy, an toàn lao động, cơ quan quản lý Nhà nước về bảo vệ môi trường để phối hợp giải quyết.
4.2.2.3. Sự cố do tai nạn lao động
- Công nhân cần tuân thủ các quy định về toàn toàn khi sử dụng thiết bị điện;
- Kiểm tra định kỳ hệ thống bình chứa và hệ thống dẫn khí biogas, trang bị đầy đủ van an toàn và các thiết bị hỗ trợ cần thiết.
4.2.2.4. Sự cố do thiên tai và biến đổi khí hậu
- Bố trí hệ thống chống sét theo phê duyệt của cơ quan chức năng;
- Cần theo dõi chặt chẽ diễn biến tình hình thời tiết trên các phương tiện thông tin để kịp thời có phương án sơ tán hoặc ứng phó khi có mưa bão xảy ra.
CHƯƠNG 5
CHƯƠNG TRÌNH QUẢN LÝ VÀ GIÁM SÁT MÔI TRƯỜNG 5.1. CHƯƠNG TRÌNH QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG
5.1.1. Giai đoạn thi công xây dựng
5.1.1.1. Đối với Chủ dự án
- Đưa tất cả các biện pháp bảo vệ môi trường được nêu ở Chương 4 vào hồ sơ mời thầu và yêu cầu các nhà thầu xây dựng phải tuân thủ các quy định về bảo vệ môi trường như trong nội dung hợp đồng ký kết.
- Quản lý chung và theo dõi việc thực hiện các biện pháp bảo vệ môi trường của các đơn vị thi công xây dựng trên công trường.
5.1.1.2. Đối với đơn vị thi công
Đây là đơn vị trực tiếp thực thi các biện pháp nhằm bảo vệ môi trường, do đó phải có trách nhiệm:
- Tuân thủ các điều luật và tiêu chuẩn môi trường trong xây dựng.
- Áp dụng các biện pháp giảm thiểu tác động xấu, phòng ngừa và ứng phó sự cố môi trường trong quá trình thi công do Chủ dự án đề ra.
- Đảm bảo an toàn lao động cho công nhân xây dựng và người dân xung quanh khu vực.
- Xây dựng nội quy về an toàn lao động trong khu vực công trường.
- Tuyên truyền, giáo dục, nâng cao nhận thức của cán bộ công nhân viên về bảo vệ môi trường và phòng chống các sự cố môi trường do hoạt động của dự án gây ra.
- Nghiêm chỉnh chấp hành chế độ kiểm tra, giám sát của các cơ quan chức năng về môi trường.
Ngoài ra, phải thực hiện tốt công tác quản lý lao động và thường xuyên nhắc nhở công nhân có lối sống lành mạnh, giữ gìn vệ sinh môi trường và an ninh, trật tự trong khu vực.
5.1.2. Trong quá trình dự án đi vào hoạt động
Đánh giá tác động môi trường trong giai đoạn xây dựng và trong giai đoạn vận hành dự án.
Chủ đầu tư dựa trên quy hoạch xây dựng hệ thống giao thông, cấp điện nước, hệ thống thu gom nước mưa, nước thải, chất thải rắn công nghiệp và sinh hoạt riêng
phù hợp để quản lý các nguồn nước thải, chất thải rắn sản xuất và sinh hoạt tại khu vực dự án;
Thành phần nước thải sau khi xử lý tại nguồn được kiểm tra thường xuyên tại đầu ra của cống thải dự án.
Chủ đầu tư sẽ xây dựng kịp thời các hệ thống xử lý chất thải nhằm thi hành nghiêm chỉnh các cam kết đã đưa ra trong báo cáo ĐTM của dự án;
Phối hợp với các cơ quan chức năng nhà nước để xây dựng thống nhất phương án phòng chống sự cố cháy nổ, rò rỉ nguyên nhiên liệu;
Thường xuyên kiểm tra công tác bảo vệ môi trường tại khu vực dự án. Tuân thủ các quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường;
Thực hiện các biện pháp bảo vệ môi trường nêu trong báo cáo đánh giá tác động môi trường đã được phê duyệt và tuân thủ tiêu chuẩn môi trường;
Phòng ngừa, hạn chế các tác động xấu đối với môi trường từ các hoạt động của dự án;
Khắc phục ô nhiễm môi trường do hoạt động của dự án gây ra;
Tuyên truyền, giáo dục, nâng cao ý thức bảo vệ môi trường cho cán bộ công nhân viên trong trang trại;
Thực hiện chế độ báo cáo về môi trường theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường;
Chấp hành chế độ kiểm tra, thanh tra bảo vệ môi trường; Nộp đầy đủ thuế môi trường, phí bảo vệ môi trường. Thành lập một bộ phận chuyên trách về môi trường.