Các tác động trong giai đoạn thi công

Một phần của tài liệu Báo cáo ĐTM dự án “trang trại chăn nuôi heo giống” (Trang 47 - 56)

4. TỔ CHỨC THỰC HIỆN ĐTM

3.1.2. Các tác động trong giai đoạn thi công

3.1.2.1. Tác động có liên quan đến chất thải

a . Tác động gây ô nhiễm do phát sinh bụi và khí thải

Nguồn phát sinh

- Do hoạt động vận chuyển nguyên, vật liệu xây dựng. - Do hoạt động thi công xây dựng các hạng mục công trình.

Lưu lượng, thành phần và nồng độ chất thải

Bụi và khí thải sinh ra từ hoạt động vận chuyển nguyên, vật liệu

 Khí thải

Theo ước tính mỗi ngày có khoảng 10 xe vận chuyển nguyên vật liệu. Các phương tiện này đều sử dụng nhiên liệu là dầu DO, khi hoạt động sẽ thải ra môi trường lượng khói thải chứa nhiều chất ô nhiễm như bụi, CO, SO2, NOx... sẽ góp phần làm ô nhiễm môi trường không khí tại khu vực.

Bảng 3.1. Hệ số ô nhiễm không khí do hoạt động xây dựng

TT Chất ô nhiễm Hệ số phát thải (kg/tấn DO) 1 Bụi 4,3 2 SO2 0,1 3 NOx 55 4 CO 0,1

Nguồn: Tài liệu đánh giá nhanh của Tổ chức Y tế Thế giới, 1993.

Lượng nhiên liệu tiêu thụ là 20 lít DO/100km cho mỗi xe. Quãng đường đi của các xe vận chuyển tính trung bình là 10 km. Lượng nhiên liệu sử dụng của dự án là 10×0,2×10 = 20 lít DO. Trọng lượng riêng của DO là 0,8kg/lít. Trọng lượng dầu sử dụng trong ngày là 0,8×20 = 16 kg dầu. Dựa vào Bảng 3.1 ta tính được lượng chất ô nhiễm phát sinh từ các phương tiện vận chuyển nguyên vật liệu xây dựng.

Bảng 3.2. Tải lượng chất ô nhiễm trong khí thải từ phương tiện vận chuyển

STT Chất ô nhiễm Lượng phát thải (g/ngày)

01 Bụi 68,8

02 SO2 1,6

03 NOx 880

04 CO 1,6

Nguồn: Công ty TNHH TM & CN Môi trường MD tính toán.

 Bụi

Các loại xe lưu thông trên đường trong mùa nắng thường làm tung bụi trên đường, nhất là trên những đoạn đường chưa được trải nhựa. Bụi từ mặt đất bị gió cuốn bay lên và phát tán ra các vùng xung quanh. Ngoài ra, còn có lượng bụi phát sinh do hoạt động xếp, dỡ nguyên vật liệu lên xuống xe với hệ số phát thải 0,1-1 g/m3. Bụi không những làm ô nhiễm môi trường trong khu vực công trường mà còn làm ô nhiễm toàn bộ tuyến đường mà các loại xe vận chuyển đi qua. Tuy nhiên, các hạt bụi này là bụi khô, có tỷ trọng lớn nên dễ xử lý bằng biện pháp cơ học.

Bụi và khí thải sinh ra do hoạt động thi công xây dựng

Trong quá trình thi công xây dựng dự án sử dụng các loại máy móc, thiết bị phát sinh khói thải có chứa các tác nhân gây ô nhiễm như NOx, SOx, CO, chất hữu cơ bay hơi và bụi. Hầu hết máy móc, thiết bị đều sử dụng dầu DO. Ước tính khi đốt 1 lít dầu DO thải ra 38 m3 khí thải. Như vậy lượng khí thải hàng ngày của dự án phát sinh là 20×38 = 760 m3/ngày. Nồng độ khí thải phát sinh mỗi ngày là:

Bảng 3.3. Tải lượng khí thải từ phương tiện thi công

STT Chất ô nhiễm Đơn vị Nồng độ

02 SO2 mg/Nm3 2

03 NOx mg/Nm3 1.157

04 CO mg/Nm3 2

Nguồn: Công ty TNHH TM & CN Môi trường MD tính toán.

Nồng độ chất ô nhiễm phụ thuộc vào loại nhiên liệu sử dụng, tình trạng vận hành, tuổi thọ của động cơ, phân khối động cơ, chất lượng và năng suất làm việc của động cơ. Tuy nhiên, số lượng máy móc sử dụng trong hoạt động thi công dự án ít nên lượng bụi và khí thải phát sinh do hoạt động xây dựng không nhiều.

Đây là các nguồn thải di động, rất khó quản lý. Các nguồn thải này ảnh hưởng trực tiếp đến công nhân thi công trên công trường và người dân trên tuyến đường vận chuyển. Chủ dự án cần phối hợp với đơn vị thi công đề ra các biện pháp giảm thiểu hợp lý nhằm hạn chế ảnh hưởng của nguồn tác động này đến công nhân và người dân xung quanh.

b . Tác động gây ô nhiễm do phát sinh chất thải rắn

Chất thải rắn xây dựng

- Sinh khối thực vật phát sinh trong quá trình giải phóng mặt bằng, bao gồm: Các loại chất thải rắn từ quá trình san ủi mặt bằng, chặt bỏ lớp thực vật. Thực vật chủ yếu là các cây bụi, cỏ; cây lấy gỗ như keo, bạch đàn, tre… ; cây ăn quả như chuối, cam… ; hoa màu như lúa, đậu, ngô...

- Các loại vật liệu dư thừa như cát, đá, xi măng, bê tông rơi vãi, đất, đá thải...

Các chất thải rắn này nếu không được thu gom, xử lý triệt để sẽ chiếm chỗ, cản trở giao thông, gây mất cảnh quan khu vực và làm ô nhiễm môi trường.

Chất thải rắn sinh hoạt của cán bộ, công nhân

- Số lượng công nhân: Dự kiến bố trí khoảng 30 người.

- Khối lượng CTR trung bình mỗi công nhân thải: 0,65 kg/người.ngày. - Tổng lượng chất thải sinh hoạt hàng ngày là: 19,5kg/ngày.

Trong đó: Rác hữu cơ chiếm từ 60÷70% về khối lượng, gồm các loại rác thải như thức ăn thừa, cành cây; 30÷40% rác vô cơ như túi nilông, vỏ chai lọ, đồ hộp bằng nhựa hay kim loại...

Chất thải rắn sinh hoạt nếu không được thu gom, quản lý đúng cách sẽ gây ảnh hưởng nhất định tới môi trường như: để lâu sẽ phân hủy, tạo ra các khí thải có mùi hôi

khó chịu như H2S, CH4… là nơi phát sinh các mầm bệnh cho con người và ảnh hưởng đến cảnh quan khu vực. Tuy nhiên, phần lớn công nhân không lưu trú tại công trường, do đó mức độ ảnh hưởng của nguồn thải này đến môi trường khu vực sẽ được hạn chế đáng kể.

Chất thải rắn nguy hại

Chất thải này bao gồm: dầu mỡ thải từ quá trình bảo dưỡng máy móc thi công; các loại thùng đựng dầu nhớt, vỏ chai đựng dầu nhớt và giẻ lau dầu mỡ trong quá trình sửa chữa máy móc... Mặc dù khối lượng phát sinh rất ít nhưng nếu không có biện pháp thu gom và xử lý đúng quy định thì có thể gây ra những tác động tiêu cực đến môi trường và sức khỏe con người. Tuy nhiên, công tác bảo dưỡng, thay thế và sữa chữa máy móc, thiết bị sẽ được chủ dự án và đơn vị thi công thực hiện ở các trung tâm bảo dưỡng, bảo hành hay trung tâm sửa chữa nên việc phát sinh chất thải nguy hại tại khu vực công trường là không đáng kể.

c.

T ác động gây ô nhiễm do phát sinh nước thải

Trong qua trình thực hiện Dự án sẽ phát sinh các nguồn nước thải: Nước thải sinh hoạt; nước thải xây dựng; nước mưa chảy tràn và dầu mỡ thải.

Nước thải sinh hoạt

Nước thải sinh hoạt phát sinh chủ yếu từ hoạt động sinh hoạt hàng ngày của công nhân trên công trường. Thành phần của nước thải sinh hoạt chứa chủ yếu là các chất cặn bã, các chất lơ lửng (SS), chất hữu cơ (BOD/COD), các dưỡng chất (N, P) và các vi sinh vật.

Số lượng cán bộ, công nhân trên công trường dự kiến khoảng 30 người. Tiêu chuẩn cấp nước cho mỗi người trên công trường 50 lít/người/ngày (Theo Tiêu chuẩn cấp nước sinh hoạt, TCXDVN 33: 2006 - Cấp nước, mạng lưới đường ống và công trình - Tiêu chuẩn thiết kế; đối với khu vực nông thôn, tiêu chuẩn cấp nước 40-60 lít/người/ngđ).

Lượng nước thải sinh hoạt thải ra trong một ngày chiếm 80% lượng nước cấp, nên lưu lượng nước thải sinh hoạt của công nhân từ 1,2m³/ngày

Theo thống kê của tổ chức Y tế thế giới (WHO) thì nước thải sinh hoạt có tải lượng và nồng độ như bảng sau:

TT Chỉ tiêu ô nhiễm Định mức thải (g/người.ng) Tải lượng (kg/ng.đ) Nồng độ ô nhiễm (mg/l) QCVN 14:2008/BTNMT 1 BOD5 45 ÷ 54 1,8 ÷ 2,2 112 ÷ 135 60 2 COD 72 ÷ 102 2,9 ÷ 4,1 180 ÷ 255 - 3 Chất rắn lơ lửng 70 ÷ 145 2,8 ÷ 5,8 175 ÷ 363 120 4 Tổng Nitơ 6 ÷ 12 0,2 ÷ 0,5 15 ÷ 30 - 5 Tổng photpho 0,8 ÷ 4,0 0,03 ÷0,16 2 ÷ 10 - 6 Dầu mỡ 10 ÷ 30 0,4 ÷ 1,2 25 ÷ 75 24

Nguồn: Tổ chức Y tế Thế giới, 1993. Ghi chú:

QCVN 14:2008/BTNMT (cột B, với K = 1,2): Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải sinh hoạt. Áp dụng đối với nước thải sinh hoạt khi thải vào các nguồn nước không dùng cho mục đích cấp nước sinh hoạt.

Dấu “-”: không quy định.

Đánh giá tác động

Nồng độ các chất ô nhiễm trong nước thải sinh hoạt (chủ yếu là vi sinh vật và các chất hữu cơ) thường vượt giới hạn cho phép theo QCVN 14:2008/BTNMT khoảng 2÷3 lần.

Nước thải này gây mùi hôi khó chịu do sự phân hủy các hợp chất hữu cơ và có thể phát sinh các dịch bệnh như tả, tiêu chảy cấp… Ngoài ra, còn làm mất mỹ quan khu vực, gây ô nhiễm môi trường không khí, nước, đất của khu vực thực hiện dự án.

Tuy vậy, lượng nước thải sinh hoạt phát sinh thực tế thấp hơn nhiều do phần lớn công nhân không ở lại công trường nên tác động này là không đáng kể.

Nước mưa chảy tràn

Trong quá trình xây dựng các hạng mục, nước mưa chảy tràn trên mặt đường có thể bị nhiễm các tạp chất như dầu mỡ, vụn vật liệu xây dựng, rác thải, đất cát…

Lưu lượng nước mưa chảy tràn phụ thuộc vào yếu tố khí hậu trong khu vực, mức độ gây ô nhiễm từ lượng nước này không nhiều. Nước mưa chảy tràn trong giai đoạn này sẽ đào các rãnh thoát nước để chảy vào mương tự nhiên có sẵn.

- Lượng nước mưa chảy tràn được tính: Q = 0,278 × K × I × F, m3/h. Trong đó:

+ I: Cường độ mưa (50mm/h) + F: Diện tích khu vực (86.000m2).

Vậy: Qm = 0,278 × 0,6 × 50 × 10-3 × 86.000 = 717,24 m3/h.

Theo Tổ chức Y tế thế giới (WHO), thành phần và nồng độ các chất ô nhiễm trong nước mưa chảy tràn như sau:

Bảng 3.5. Nồng độ các chất ô nhiễm trong nước mưa chảy tràn

TT Các chất ô nhiễm Nồng độ (mg/l)

1 Tổng Nitơ 0,5 ÷ 1,5

2 Tổng Phốt pho 0,004 ÷ 0,03

3 Tổng chất rắn lơ lửng 10 ÷ 20

Nguồn: Assessment of Sources of Air, Water, and Land Pollution – Park I – WHO, Geneva, 1993

Nước thải xây dựng

Nước thải phát sinh do quá trình thi công xây dựng chủ yếu từ các hoạt động trộn vữa, bảo dưỡng bê tông… Thực tế đối với công trình xây dựng thì loại nước thải này có có khối lượng ít, không đủ chảy thành dòng, chỉ thấm xung quanh công trình.

D ầu mỡ thải

Đối với dầu nhớt thải của xe, máy ước tính như sau: Trung bình lượng dầu nhớt mỗi lần thải ra của mỗi xe ô tô tải, xe ủi, xe lu là 16 lít. Tùy vào quãng đường hoạt động, thời gian hoạt động hay số ca máy làm việc mà có thời gian thay dầu nhớt khác nhau. Theo thống kê trung bình 4 tháng thay dầu nhớt một lần, tuy nhiên, các loại xe này sẽ được thay dầu tại gara hoặc khu sửa chữa nên không làm phát sinh chất thải nguy hại tại công trường. Trong trường hợp có sự cố xảy ra ngoài ý muốn trên công trường chủ dự án sẽ có biện pháp thu gom hợp lý.

3.1.2.2. Nguồn gây tác động không liên quan đến chất thải a . Tiếng ồn

Giai đoạn này nguồn phát sinh tiếng ồn là do sử dụng các máy móc, thiết bị thi công xây dựng như xe vận tải, máy đào, máy ủi, máy bơm... Tiếng ồn sẽ ảnh hưởng đến cán bộ công nhân thi công trên công trường, người dân sống dọc tuyến đường vận chuyển và gần khu vực dự án. Mức ồn của các máy móc cụ thể như sau:

Bảng 3.6. Mức ồn phát sinh từ hoạt động của các thiết bị, máy móc

Khoảng giá trị Trung bình

1 Máy đào 80 ÷ 93 86,5

2 Xe tải 82 ÷ 94 88

3 Máy đầm 72 ÷ 74 73

Nguồn: Tài liệu Mackernize, L.da,1985

- Mức ồn sẽ giảm dần theo khoảng cách tác động và được xác định theo công thức sau:

LP(x) = LP(x0) + 20.lg(x0/x) [1]

Trong đó:

- LP(x0): Mức ồn cách nguồn 1m (dBA)

- x0 = 1m

- LP(x): Mức ồn tại vị trí tính toán (dBA)

- x: Khoảng cách từ nguồn tới vị trí tính toán (m).

Bảng 3.7. Mức ồn phát sinh từ hoạt động các thiết bị tại khoảng cách x

Stt Thiết bị Mức ồn (dBA), cách nguồn ồn 1m Mức ồn cách nguồn Trung bình 20m 50m 1 Máy đào 86,5 60,5 52,5 2 Xe tải 88,0 62,0 54,0 3 Máy đầm 73,0 47,0 39,0

Nguồn: Công ty TNHH TM & CN Môi trường MD tính toán từ bảng 3.6 và công thức [1].

Bảng 3.8. Giới hạn tối đa cho phép về tiếng ồn, dBA

TT Khu vực Từ 6 giờ đến 21 giờ Từ 21 giờ đến 6 giờ

1 Khu vực đặc biệt 55 45

2 Khu vực thông thường 70 55

Nguồn: QCVN 26:2010/BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về tiếng ồn

Đánh giá tác động

- Tính toán trên cho thấy mức ồn từ khoảng cách 20m trở đi có giá trị thấp hơn tiêu chuẩn cho phép (từ 6 - 21 giờ) theo QCVN 26:2010/BTNMT- Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về tiếng ồn. Nhưng do trên khu vực xây dựng là hoạt động không chỉ tách biệt mà có nhiều thiết bị cùng hoạt động trong một đơn vị thời gian nên tiếng ồn sẽ tác động cộng hưởng do đó, trên thực tế cường độ ồn có thể lớn hơn.

- Các tác động vật lý và tâm lý gây bởi các mức ồn khác nhau trình bày trong bảng sau:

Bảng 3.9. Các tác động vật lý và tâm lý gây bởi các mức ồn khác nhau

STT Mức ồn (dB) Tác động

1 135 Đau

2 110 Đau

3 88 Giảm sức nghe nếu như bị phơi nhiễm dài ngày

4 80 Gây bực tức

5 65 Khó chịu

Nguồn: Bộ Y tế và Viện nghiên cứu Khoa học Kỹ thuật Bảo hộ lao động.

Tiếng ồn lớn sẽ ảnh hưởng đến khả năng làm việc của công nhân và tác động đến cuộc sống sinh hoạt hàng ngày của người dân như: gây các bệnh về thính giác, giảm trí nhớ, gây mất ngủ, đau đầu, tăng strees, ảnh hưởng đến tim mạch, gây tập quán nói to, gây mất tập trung dẫn đến làm giảm hiệu quả lao động và có thể dẫn đến tai nạn lao động. Tuy nhiên, các tác động này chỉ ảnh hưởng trong phạm vi khu vực đang thi công và trong một thời gian ngắn.

b. Tác động do độ rung

Nguồn gốc phát sinh độ rung là từ các phương tiện vận chuyển và quá trình vận hành các máy móc, thiết bị trong thi công xây dựng các hạng mục công trình: Máy ủi, xe lu, máy xúc, máy đào, máy trộn bê tông…

Độ rung ảnh hưởng đến cán bộ công nhân thi công trên công trường, các công trình, nhà cửa, người dân sống dọc theo tuyến đường vận chuyển.

Đánh giá tác động

Rung động được đặc trưng bằng ba đại lượng: biên độ (m), tốc độ (m/s) và gia tốc (m2/s). Mức rung có thể biến thiên lớn phụ thuộc vào nhiều yếu tố và trong đó các yếu tố ảnh hưởng quan trọng nhất là chất đất nền đường và tốc độ khác nhau của xe khi chuyển động. Rung là sự chuyển dịch, tăng và giảm từ một giá trị trung tâm và có thể mô phỏng bằng dạng sóng trong chuyển động điều hoà. Biên độ rung là sự chuyển dịch (m), vận tốc (m/s) hay gia tốc (m/s2).

Gia tốc rung L(dB) được tính như sau: L = 20 log(a/ao), dB.

Trong đó:

- a: Biên độ gia tốc (m/s2).

- ao: Biên độ tiêu chuẩn (ao = 0,00001 m/s2).

Bảng 3.10. Mức rung của một số phương tiện thi công (dB)

cách máy 10 m máy 30 m máy 60 m 1 Máy ủi 79 69 59 2 Máy đầm 82 72 62 3 Máy hàn 75 65 55 4 Xe tải 74 64 54 QCVN27:2010/BTNMT 75* Chú thích:

- QCVN 27:2010/BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về độ rung.

- “*”: Giá trị tại Bảng 1 của QCVN 27: 2010/BTNMT - Giá trị tối đa cho phép về mức gia tốc rung đối với hoạt động xây dựng.

Một phần của tài liệu Báo cáo ĐTM dự án “trang trại chăn nuôi heo giống” (Trang 47 - 56)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(113 trang)
w