Hiện trạng tài nguyên sinh học khu vực dự án

Một phần của tài liệu Báo cáo ĐTM dự án “trang trại chăn nuôi heo giống” (Trang 41 - 113)

4. TỔ CHỨC THỰC HIỆN ĐTM

2.1.4. Hiện trạng tài nguyên sinh học khu vực dự án

Tài nguyên sinh học tại khu vực dự án khá đơn giản, thành phần và số lượng loài thấp, chủ yếu là các loài thích nghi với môi trường sống nông thôn.

- Thảm thực vật: Xung quanh khu vực dự án có một số loại cây trồng của người dân như keo, bạch đàn, chuối, bắp, mì, cỏ voi và một số loại cây mọc tự nhiên như ổi, cỏ tranh và các loài cỏ dại.

- Động vật: Xung quanh khu vực dự án có các loài động vật như chim sẻ, chim sâu, chim bìm bịp và các loài khác như chuột, sóc sinh sống.

2.2. ĐIỀU KIỆN KINH TẾ – XÃ HỘI 2.2.1. Điều kiện kinh tế

2.2.1.1. Sản xuất nông – lâm nghiệp a. Trồng trọt

* Cây lúa:

Tổng diện tích 1.600 ha, sản lượng 7.405 tấn, đạt 114% so với Nghị quyết HĐND xã, trong đó:

- Diện tích sản xuất lúa vụ Đông – Xuân 2011 – 2012: 850 ha, năng suất bình quân 50 tạ/ha, sản lượng 3.655 tấn.

- Diện tích sản xuất vụ Hè – Thu năm 2012: 750 ha, năng suất bình quân 50 tạ/ha, sản lượng 3.750 tấn.

* Cây mía:

- Thu hoạch 66 ha mía niên vụ 2011 – 2012, năng suất bình quân 40,9 tấn/ha, sản lượng 2.700 tấn, chữ đường đạt 10,2 CCS.

- Niên vụ mía 2012 – 2013: trồng mới 8,6 ha, phá gốc trồng lại 21,4 ha. Tổng diện tích cây mía 69 ha.

* Các cây hoa màu khác:

- Cây đậu phụng: diện tích 55,5 ha, năng suất 18 tạ/ha, sản lượng 100 tấn - Cây mì: diện tích 68 ha, năng suất 35 tấn/ha, sản lượng 2.380 tấn

- Cây dưa hấu: diện tích 38,5 ha, năng suất 20 tấn/ha, sản lượng 770 tấn

b. Chăn nuôi

- Tổng đàn trâu bò: 2.310 con, đạt tỷ lệ 88,8% so với Nghị quyết. Bò lai chiếm tỷ lệ 65%.

- Tổng đàn heo: 1.400 con (trong đó có 150 con heo rừng nuôi tại hộ gia đình), đạt tỷ lệ 93,3% so với Nghị quyết.

Ngoài ra còn có 02 hộ nuôi dê (thôn Mỹ Trang và Lâm Bình) với số lượng 135 con. Tổng đàn gia súc không tăng do giá cả thịt hơi không ổn định nên chưa khuyến khích được các hộ chăn nuôi.

- Tổng đàn gia cầm: 12.540 con. - Công tác tiêm phòng:

+ Tổ chức tiêm 1.500 liều vắc-xin tụ huyết trùng và 4.200 liều vắc-xin lở mồm long móng vụ Xuân và Thu cho đàn trâu bò, đạt tỷ lệ 90%.

+ Tiêm 4.600 liều vắc-xin cúm gia cầm cho vịt đàn chạy động (không tiêm đến hộ gia đình vì lượng vắc – xin phân bổ hạn chế).

Ngoài ra, nhân viên Thú y còn tổ chức tiêm 120 liều vắc-xin phòng bệnh dại. Trên địa bàn xã không xảy ra dịch bệnh lây lan đối với gia súc, gia cầm, chỉ xảy ra một số trường hợp bệnh tụ huyết trùng ở gia súc nhưng nhân viên Thú y đã kịp thời khoanh vùng và điều trị.

- Tổ chức phun thuốc tiêu độc khử trùng tại Chợ Cung, Chợ Đàn, các lò ấp trứng, lò mổ heo, bò và các điểm chăn nuôi gia cầm tập trung.

c. Lâm nghiệp

- Kiện toàn Ban chỉ huy phòng cháy, chữa cháy rừng năm 2012. Xây dựng Phương án và triển khai công tác phòng cháy, chữa cháy rừng mùa khô năm 2012.

- Phối hợp với Hạt kiểm lâm huyện Đức Phổ tổ chức tập huấn công tác phòng cháy chữa cháy rừng cho Ban chỉ huy phòng cháy chữa cháy rừng của xã và tổ đội phòng cháy chữa cháy rừng ở các thôn.

- Giải ngân đợt 3 đối với các hộ trồng rừng dự án KFW6 tại thôn Bàn Thạch. Tổ chức trồng dặm đối với diện tích rừng dự án trồng năm 2011.

- Khai thác rừng trồng: 85,1 ha với trữ lượng gỗ là 3.228 m3.

- Trong năm đã xảy ra một vụ cháy rừng trồng với diện tích 1.100 m2 tại khu vực Đèo Ải, thôn Xuân Thành, nguyên nhân do chủ rừng bất cẩn khi đốt dọn thực bì chuẩn bị khai thác gây cháy lan.

2.2.1.2. Công tác quản lý các HTXNN

- Chỉ đạo các HTXNN tổ chức kiểm kê, thanh quyết toán tài chính năm 2011. Các Hợp tác xã nông nghiệp 1, 3, 4, 6, 7 đã tổ chức hội nghị thường niên (nhưng chỉ có HTXNN 7 tổ chức hội nghị đúng thời gian quy định), Hợp tác xã nông nghiệp 2 đã

hết nhiệm kỳ nhưng chỉ tổ chức hội nghị tổng kết, chưa tổ chức đại hội được do chưa có nhân sự Ban Quản trị.

- Các HTX đã bàn giao hệ thống điện cho Công ty cổ phần dịch vụ điện Đức Phổ quản lý kể từ ngày 19/3/2012.

2.2.2. Điều kiện xã hội

a. Công tác Văn hóa – Xã hội và Giáo dục

- Tổ chức chấm điểm thi đua năm 2011 đối với UBND xã, tổng kết công tác thi đua năm 2011 và ký kết giao ước thi đua năm 2012 tại Cụm thi đua số 3.

- Tổ chức cho các cá nhân, tập thể đăng ký thi đua năm 2012.

- Tổ chức lễ đón nhận “ Bằng công nhận trường Trung học cơ sở Phổ Cường đạt chuẩn Quốc gia”.

- Tổ chức lễ đón nhận di tích lịch sử cấp tỉnh: Mộ và Nhà thờ Phan Long Bằng tại thôn Thanh Sơn.

- Tổ chức đêm văn nghệ chào mừng kỷ niệm 40 năm ngày xã Phổ Cường được phong tặng danh hiệu anh hùng.

- Tham gia các hoạt động thể dục, thể thao, văn hóa nghệ thuật như giải bóng chuyền Bông lúa vàng, giải bóng đá, hội thi nữ công nhân viên chức tài năng thanh lịch do huyện tổ chức.

- Năm 2012, trên địa bàn xã đã xây dựng 03 nhà sinh hoạt KDC và nhà văn hóa thôn Xuân Thành. Đến nay toàn xã có 6/7 thôn xây dựng nhà Văn hóa thôn, 10/40 khu dân cư xậy dựng nhà sinh hoạt với tổng kinh phí trên 4,5 tỷ đồng từ nguồn đóng góp của nhân dân tại địa phương và con em đi làm xa.

- Toàn xã có 2.605 hộ đạt danh hiệu “Gia đình văn hóa” năm 2012, đạt tỷ lệ 82,9%. Xét và đề nghị cấp thẩm quyền công nhận danh hiệu “Thôn văn hóa” cho 5/7 thôn và danh hiệu “Cơ quan đạt chuẩn văn hóa”.

- Tỷ lệ học sinh xét đỗ tốt nghiệp Trung học cơ sở: 99,5%

- Năm học 2011 – 2012 có 08 học sinh bỏ học (trường Trung học cơ sở), chiếm tỷ lệ 0,4%.

- Năm học 2012 – 2013 toàn xã có 1.830 học sinh, trong đó: + Trường THCS: 714 học sinh

+ Trường tiểu học số 1: 401 học sinh + Trường tiểu học số 2: 415 học sinh

+ Trường mầm non: 300 cháu

b. Công tác Lao động – Thương binh và xã hội, Gia đình – Trẻ em

- Xây dựng kế hoạch đào tạo nghề cho lao động nông thôn giai đoạnh 2011 – 2020. UBND xã phối hợp với Trung tâm Giáo dục thường xuyên tỉnh Quảng Ngãi mở lớp dạy nghề nấu ăn, có 30 học viên tham gia, đã hoàn thành khóa học và sẽ thi tốt nghiệp vào đầu tháng 1 năm 2013.

- Điều tra cung cầu lao động và tai nạn lao động trên địa bàn xã.

- Thăm và tặng quà gia đình chính sách, gia đình cán bộ chủ chốt của huyện đã từ trần và hộ nghèo đặc biệt khó khăn nhân dịp Tết Nguyên đán Nhâm Thìn năm 2012. Chỉ đạo các thôn tổ chức họp mặt gia đình chính sách trước Tết Nguyên đán Nhân Thìn. Tổ chức đặt vòng hòa và viếng Nghĩa trang liệt sỹ.

- Tổ chức xét duyệt hồ sơ đối tượng tham gia chiến tranh bảo vệ tổ quốc, làm nghĩa vụ quốc tế ở Cam-pu-chia, giúp bạn Lào sau ngày 30 tháng 4 năm 1975 đã phục viên, xuất ngũ, thôi việc, kết quả đợt 1 có 79 hồ sơ đủ điều kiện chuyển cấp thẩm quyền giải quyết chế độ.

- Bình xét hộ nghèo, hộ cận nghèo cuối năm 2012, kết quả toàn xã có: + 324 hộ nghèo, chiếm tỷ lệ 9,7%

+ 82 hộ cận nghèo, chiếm tỷ lệ 2,4%

- Điều tra khảo sát thực trạng trẻ em trên địa bàn xã, kết quả có 2.970 em có hoàn cảnh khó khăn.

- Nhân ngày Quốc tế Thiếu nhi 1/6, UBND xã trích ngân sách 1.400.000đ, tặng quà cho 7 em có hoàn cảnh đặt biệt khó khăn và chi 12.000.000đ hỗ trợ các khu dân cư tổ chức Tết trung thu năm 2012. Ngoài ra, các đơn vị, nhà hảo tâm và hộ gia đình đóng góp trên 66.605.000đ tổ chức Tết trung thu cho các cháu thiếu nhi.

c. Công tác Y tế, Dân số - Kế hoạch hóa gia đình

- Xây dựng kế hoạch, phối hợp với Phòng Y tế huyện Đức Phổ tổ chức tập huấn cho Ban chỉ đạo và đội ngũ y tế trong công tác phòng, chống bệnh tay chân miệng và các bệnh lây nhiễm khác ở người, có trên 70 lượt người tham gia.

- Công tác hiến máu tình nguyện: 42/30 đơn vị máu, vượt 40% so với chỉ tiêu huyện giao.

- Công tác khám chữa bệnh: có trên 13.500 lượt người khám bệnh, trong đó có trên 450 người điều trị nội trú.

- Toàn xã có 648 trẻ em dưới 5 tuổi, trong đó có 586 trẻ được cân. - Toàn xã có 181 người tham gia bảo hiểm y tế tự nguyện.

- Ban Dân số - Kế hoạch hóa gia đình phối hợp với trung tâm Dân số - KHHGĐ và Bệnh xá Đặng Thùy Trâm tổ chức các đợt chiến dịch sức khỏe sinh sản – kế hoạch hóa gia đình, kết quả thực hiện các biện pháp tránh thai đạt tỷ lệ 106,5%. Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên 0,52%, mức giảm tỷ suất sinh 2‰.

CHƯƠNG 3

ĐÁNH GIÁ CÁC TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG 3.1. ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG

3.1.1. Các tác động trong giai đoạn chuẩn bị

Công tác đo đạc địa hình, khoan địa chất, khảo sát địa hình, đền bù không phát sinh chất thải gây ô nhiễm môi trường. Chỉ có chất thải rắn phát sinh từ công tác thu dọn mặt bằng. Hầu hết cây cối đã được người dân đốn, hạ và bán cho các đơn vị thu mua gỗ trên địa bàn, lúc này trong khu vực dự án chỉ có cây bụi, gai, chà là, cỏ dại... và một số ít cây bạch đàn, keo chưa được chặt bỏ với tổng khối lượng khoảng 100 m3. Tác động chủ yếu của giai đoạn này là hoạt động thu hồi đất sẽ làm ảnh hưởng đến một số quyền lợi của người dân. Nếu các công tác khảo sát, đo đạc, thống kê và xác định các thiệt hại của người dân không chính xác và mức giá đền bù không thỏa đáng thì sẽ ảnh hưởng đến quyền lợi của người dân và có thể phát sinh khiếu kiện.

3.1.2. Các tác động trong giai đoạn thi công

3.1.2.1. Tác động có liên quan đến chất thải

a . Tác động gây ô nhiễm do phát sinh bụi và khí thải

Nguồn phát sinh

- Do hoạt động vận chuyển nguyên, vật liệu xây dựng. - Do hoạt động thi công xây dựng các hạng mục công trình.

Lưu lượng, thành phần và nồng độ chất thải

Bụi và khí thải sinh ra từ hoạt động vận chuyển nguyên, vật liệu

 Khí thải

Theo ước tính mỗi ngày có khoảng 10 xe vận chuyển nguyên vật liệu. Các phương tiện này đều sử dụng nhiên liệu là dầu DO, khi hoạt động sẽ thải ra môi trường lượng khói thải chứa nhiều chất ô nhiễm như bụi, CO, SO2, NOx... sẽ góp phần làm ô nhiễm môi trường không khí tại khu vực.

Bảng 3.1. Hệ số ô nhiễm không khí do hoạt động xây dựng

TT Chất ô nhiễm Hệ số phát thải (kg/tấn DO) 1 Bụi 4,3 2 SO2 0,1 3 NOx 55 4 CO 0,1

Nguồn: Tài liệu đánh giá nhanh của Tổ chức Y tế Thế giới, 1993.

Lượng nhiên liệu tiêu thụ là 20 lít DO/100km cho mỗi xe. Quãng đường đi của các xe vận chuyển tính trung bình là 10 km. Lượng nhiên liệu sử dụng của dự án là 10×0,2×10 = 20 lít DO. Trọng lượng riêng của DO là 0,8kg/lít. Trọng lượng dầu sử dụng trong ngày là 0,8×20 = 16 kg dầu. Dựa vào Bảng 3.1 ta tính được lượng chất ô nhiễm phát sinh từ các phương tiện vận chuyển nguyên vật liệu xây dựng.

Bảng 3.2. Tải lượng chất ô nhiễm trong khí thải từ phương tiện vận chuyển

STT Chất ô nhiễm Lượng phát thải (g/ngày)

01 Bụi 68,8

02 SO2 1,6

03 NOx 880

04 CO 1,6

Nguồn: Công ty TNHH TM & CN Môi trường MD tính toán.

 Bụi

Các loại xe lưu thông trên đường trong mùa nắng thường làm tung bụi trên đường, nhất là trên những đoạn đường chưa được trải nhựa. Bụi từ mặt đất bị gió cuốn bay lên và phát tán ra các vùng xung quanh. Ngoài ra, còn có lượng bụi phát sinh do hoạt động xếp, dỡ nguyên vật liệu lên xuống xe với hệ số phát thải 0,1-1 g/m3. Bụi không những làm ô nhiễm môi trường trong khu vực công trường mà còn làm ô nhiễm toàn bộ tuyến đường mà các loại xe vận chuyển đi qua. Tuy nhiên, các hạt bụi này là bụi khô, có tỷ trọng lớn nên dễ xử lý bằng biện pháp cơ học.

Bụi và khí thải sinh ra do hoạt động thi công xây dựng

Trong quá trình thi công xây dựng dự án sử dụng các loại máy móc, thiết bị phát sinh khói thải có chứa các tác nhân gây ô nhiễm như NOx, SOx, CO, chất hữu cơ bay hơi và bụi. Hầu hết máy móc, thiết bị đều sử dụng dầu DO. Ước tính khi đốt 1 lít dầu DO thải ra 38 m3 khí thải. Như vậy lượng khí thải hàng ngày của dự án phát sinh là 20×38 = 760 m3/ngày. Nồng độ khí thải phát sinh mỗi ngày là:

Bảng 3.3. Tải lượng khí thải từ phương tiện thi công

STT Chất ô nhiễm Đơn vị Nồng độ

02 SO2 mg/Nm3 2

03 NOx mg/Nm3 1.157

04 CO mg/Nm3 2

Nguồn: Công ty TNHH TM & CN Môi trường MD tính toán.

Nồng độ chất ô nhiễm phụ thuộc vào loại nhiên liệu sử dụng, tình trạng vận hành, tuổi thọ của động cơ, phân khối động cơ, chất lượng và năng suất làm việc của động cơ. Tuy nhiên, số lượng máy móc sử dụng trong hoạt động thi công dự án ít nên lượng bụi và khí thải phát sinh do hoạt động xây dựng không nhiều.

Đây là các nguồn thải di động, rất khó quản lý. Các nguồn thải này ảnh hưởng trực tiếp đến công nhân thi công trên công trường và người dân trên tuyến đường vận chuyển. Chủ dự án cần phối hợp với đơn vị thi công đề ra các biện pháp giảm thiểu hợp lý nhằm hạn chế ảnh hưởng của nguồn tác động này đến công nhân và người dân xung quanh.

b . Tác động gây ô nhiễm do phát sinh chất thải rắn

Chất thải rắn xây dựng

- Sinh khối thực vật phát sinh trong quá trình giải phóng mặt bằng, bao gồm: Các loại chất thải rắn từ quá trình san ủi mặt bằng, chặt bỏ lớp thực vật. Thực vật chủ yếu là các cây bụi, cỏ; cây lấy gỗ như keo, bạch đàn, tre… ; cây ăn quả như chuối, cam… ; hoa màu như lúa, đậu, ngô...

- Các loại vật liệu dư thừa như cát, đá, xi măng, bê tông rơi vãi, đất, đá thải...

Các chất thải rắn này nếu không được thu gom, xử lý triệt để sẽ chiếm chỗ, cản trở giao thông, gây mất cảnh quan khu vực và làm ô nhiễm môi trường.

Chất thải rắn sinh hoạt của cán bộ, công nhân

- Số lượng công nhân: Dự kiến bố trí khoảng 30 người.

- Khối lượng CTR trung bình mỗi công nhân thải: 0,65 kg/người.ngày. - Tổng lượng chất thải sinh hoạt hàng ngày là: 19,5kg/ngày.

Trong đó: Rác hữu cơ chiếm từ 60÷70% về khối lượng, gồm các loại rác thải như thức ăn thừa, cành cây; 30÷40% rác vô cơ như túi nilông, vỏ chai lọ, đồ hộp bằng nhựa hay kim loại...

Chất thải rắn sinh hoạt nếu không được thu gom, quản lý đúng cách sẽ gây ảnh hưởng nhất định tới môi trường như: để lâu sẽ phân hủy, tạo ra các khí thải có mùi hôi

khó chịu như H2S, CH4… là nơi phát sinh các mầm bệnh cho con người và ảnh hưởng

Một phần của tài liệu Báo cáo ĐTM dự án “trang trại chăn nuôi heo giống” (Trang 41 - 113)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(113 trang)
w