Các tác động trong giai đoạn vận hành dự án

Một phần của tài liệu Báo cáo ĐTM dự án “trang trại chăn nuôi heo giống” (Trang 56 - 73)

4. TỔ CHỨC THỰC HIỆN ĐTM

3.1.3. Các tác động trong giai đoạn vận hành dự án

Đối với dự án chăn nuôi, tư vấn cần lưu ý:

- Tác động từ nước thải - Tác động từ phân, mùi hôi - Rũi ro trong dịch bệnh

Những phần này cần cụ thể, tương đối chính xác, không nói chung chung. Ví dụ

Giảm thiểu mùi hôi:

Ngoài công tác quản lý nội vi tốt, thì việc giảm thiểu mùi hôi còn liên quan đến + Dãi cây xanh cách ly dự án với khu vực xung quanh

+ Công nghệ sử dụng: chuồng nuôi sinh thái hay chuồng công nghiệp + Sử dụng chế phẩm sinh học: cụ thể tên chế phẩm, hướng dẫn sử dụng

Tư vấn nên nổ lực tốt trong chương 1, cụ thể các thông số đầu vào Ngoài thuyết minh về hạ tầng cơ bản, cần xem xét cụ thể:

- Quy mô đàn heo: số đầu heo từng loại trung bình của trang trại

- Nhu cầu nguyên nhiên liệu, phụ liệu (chất sát trùng, thuốc thú y). Cần lập bảng tính chi tiết cho từng loại heo: Nái mang thai, Nái sinh sản, Heo con cai sữa, Heo nọc giống, các loại heo này nhu cầu dinh dưỡng, chất thải rất khác nhau

- Nhu cầu nước, điện

Vì các chương 3, 4 đều lấy tư liệu từ chương 1

Các phần điều chỉnh bổ sung khác theo như các ĐTM trước đã có dịp góp ý.

3.1.3.1. Các tác động tích cực

Việc Dự án Trang trại chăn nuôi heo giống Việt Thanh đi vào hoạt động sẽ thu hút một số lao động của địa phương, góp phần giải quyết việc làm, tăng thu nhập cho người dân trong khu vực, từ đó nâng cao mức sống của người dân.

Dự án đi vào hoạt động sẽ góp phần đưa tiến bộ khoa học kỹ thuật vào chăn nuôi nhằm tăng năng suất lao động, tạo ra giá trị hàng hóa lớn với chất lượng cao.

Dự án còn chuyển giao công nghệ, kinh nghiệm chăn nuôi từ những mô hình sản xuất tập trung với quy mô đầu tư lớn, góp phần xây dựng nông thôn Quảng Ngãi nói chung cũng như huyện Đức Phổ nói riêng không ngừng phát triển theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa.

3.1.3.2. Các tác động tiêu cực a. Các chất ô nhiễm không khí

Ô nhiễm mùi

Nguồn phát sinh mùi

Mùi là một trong những nguồn gây ô nhiễm đặc trưng phát sinh từ các trại chăn nuôi nói chung. Mùi hôi phát sinh chủ yếu từ phân heo và từ nguồn thức ăn. Ngoài ra, còn có mùi của thuốc thú y, thuốc sát trùng, mùi từ hệ thống thoát nước, khu xử lý nước thải và mùi từ các hoạt động sinh hoạt của con người.

- Do đặc thù của loại hình chăn nuôi gia súc, hàng ngày một lượng lớn chất thải (phân, nước tiểu của heo) và các loại nguyên liệu phế thải có nguồn gốc hữu cơ bị thải bỏ. Chúng được thu gom hoặc rửa trôi trong quá trình vệ sinh chuồng trại, các chất này bị các loại vi sinh vật yếm khí phân hủy tạo thành các chất khí gây mùi hôi, thối như: Sunfua hydro (H2S), metan (CH4), amoniac (NH3), mecaptan, các chất hữu cơ bay hơi (THC)… ảnh hưởng đến môi trường không khí của khu vực nếu không được vệ sinh thường xuyên hoặc lượng nước thải vệ sinh chuồng trại không được xử lý triệt để; trường hợp vệ sinh thường xuyên chuồng trại hoặc nước thải vệ sinh được xử lý triệt để thì mùi hôi từ loại nước thải này sẽ không cao. Phương trình chuyển hóa các chất như sau :

+ Nitơ bài tiết ra ngoài theo nước tiểu và phân dưới dạng ure, sau đó ure nhanh chóng chuyển hoá thành NH3 theo phương trình sau:

(NH2)2CO + H2O → NH4 + OH - + CO2 ↔ NH3↑ + CO2 + H2O

+ Khi nước tiểu và phân bài tiết ra ngoài, vi sinh vật sẽ tiết ra enzime ureaza chuyển hoá ure thành NH3, NH3 phát tán vào không khí gây mùi hôi.

- Các nguyên liệu thức ăn đã chế biến thành viên và đạt tiêu chuẩn chất lượng thường có mùi thơm. Trong quá trình chăn nuôi, mặc dù chủ đầu tư đã tính toán để cung cấp vừa đủ lượng thức ăn cho heo nhằm tránh tình trạng rơi vãi nhưng vẫn có 1 lượng thức ăn rơi vãi trong chuồng. Do chuồng nuôi có độ ẩm cao cộng với điều kiện khí hậu nóng ẩm của nước ta dễ làm cho thức ăn dư ra bị ôi, thiu, hư hỏng. Bên cạnh đó, thức ăn hỗn hợp là những sản phẩm giàu chất dinh dưỡng nên sẽ góp phần thúc đẩy quá trình phân hủy. Quá trình phân huỷ kỵ khí các chất hữu cơ tạo nên các loại khí gây mùi như NH3, H2S, mercaptan, và khí gây hiệu ứng nhà kính như CH4 và CO2...

Phương trình phản ứng như sau:

Các hợp chất hữu cơ CH4 + CO2 + H2 + NH3 + H2S

Dưới tác động của vi khuẩn trong môi trường yếm khí sản phẩn khí bao gồm CH4: 60-70%, CO2: 30-40%, phần còn lại là một lượng nhỏ khí NH3, H2, CO... Lượng khí phát sinh tính toán trên 1 tấn phân ủ ở điều kiện nhiệt độ 300C là: CH4 = 101,6 m3/tấn, CO2 = 88,9m3/tấn(Nguồn: Intergrated Solid waste Management, Mc Hill).

Đánh giá tác động:

Tính chất độc hại của khí NH3, H2S chủ yếu như sau:

- NH3: Tác dụng chủ yếu của khí NH3 là kích ứng các đường hô hấp trên như mũi, họng, thanh quản, khí quản, khí NH3 kích ứng rất mạnh đối với mắt. Nồng độ NH3 trên 100 mg/m3 gây kích ứng đường hô hấp 1 cách rõ rệt (Hoàng Văn Bính, Độc chất học công nghiệp, trang 152).

Bảng 3.11. Tác hại của amoniac đến sức khỏe và năng suất của gia súc

Stt Nồng độ NH3 Tác hại

1 Nồng độ > 10 ppm Gia tăng tỷ lệ gia súc bị ho

2 50 – 100 ppm Giảm tăng trọng/ngày: 12 - 13%

3 61 ppm Giảm 5% lượng thức ăn

Nguồn: Hồ Thị Kim Hoa, 2003

yếm khí enzime ureaza

- H2S : là một khí độc, ở nồng độ thấp nó có mùi trứng ung, nồng độ cao không còn phát hiện được mùi của nó nữa vì khứu giác đã bị tê liệt. Khứu giác có thể nhận biết được mùi của H2S ở nồng độ 0,025 ppm. Khi tiếp xúc với cơ thể, H2S có thể gây kích ứng các niêm mạc và các đường hô hấp.

Với một lượng lớn các khí này nếu không có biện pháp thu gom và xử lý hiệu quả sẽ gây nên những tác động trực tiếp đối với sức khoẻ của đàn gia súc, nhân viên của trang trại, dân cư sống lân cận và còn có khả năng làm gia tăng hiệu ứng nhà kính.

Khí thải từ các hoạt động giao thông vận tải

Khi dự án đi vào hoạt động, để đảm bảo cho việc đi lại của công nhân và vận chuyển, lưu thông thực phẩm, thuốc… trong chăn nuôi cũng như vận chuyển sản phẩm kinh doanh (bán heo) được thuận lợi thì tất yếu sẽ cần có một số phương tiện giao thông. Ước tính trung bình một ngày có khoảng 3 xe vận chuyển ra vào khu vực dự án. Và khi hoạt động các phương tiện vận tải sử dụng nhiên liệu chính là xăng và dầu diesel, thải vào môi trường một lượng lớn các khí thải chứa các chất ô nhiễm không khí như COx, NOx, CxHy…

Bảng 3.12. Thành phần khí độc hại từ các phương tiện giao thông

Loai xe/nhiên liệu SO2 (g/km) NOx (g/km) CO (g/km) CO2 (g/km) Bụi (g/km) Xe 2 bánh/xăng 0,03 0,23 17,00 15,45 0,2 Xe hơi/xăng 0,18 0,30 3,8 189,00 0,07 Xe bus/diesel 0,18 3,26 110,05 110,05 1,40

Nguồn: Đinh Xuân Thắng – Ô nhiễm không khí – NXB Đại học Quốc gia TP.HCM – 2003.

Tuy nhiên, mức độ ô nhiễm còn phụ thuộc nhiều vào chất lượng đường xá, lưu lượng phương tiện và chất lượng phương tiện cũng như lượng nhiên liệu được sử dụng của các loại phương tiện.

Bảng 3.13. Thành phần khí độc hại trong khói thải tùy thuộc vào chế độ vận hành của các phương tiện giao thông

Thành phần khí độc hại

(%)

Chế độ làm việc của động cơ

Chạy chậm Tăng tốc độ Ổn định Giảm tốc độ Xăng Diezen Xăng Diezen Xăng Diezen Xăng Diezen

Khí CO Hydrocacbon NOx (ppm) Aldehyde 7,0 0,5 30 30 Vết 0,04 60 10 2,5 0,2 1050 20 0,1 0,02 850 20 1,8 0,1 650 10 Vết 0,01 250 10 2,0 1,0 20 300 Vết 0,03 30 30

Nguồn: Đinh Xuân Thắng – Ô nhiễm không khí – NXB Đại học Quốc gia TP.HCM – 2003

Tuy nhiên, khu vực dự án cách xa khu dân cư, số xe vận chuyển không nhiều (3 chuyến/ngày) nên lượng chất ô nhiễm sinh ra trong khói thải không nhiều và có thể hạn chế bằng các biện pháp kỹ thuật nên tác động này đến môi trường và con người là không đáng kể.

Khí thải từ máy phát điện dự phòng

Để đảm bảo yêu cầu cấp điện liên tục của trang trại, chủ đầu tư sử dụng 02 máy phát điện dự phòng có công suất 125 KVA để sử dụng trong trường hợp mất điện.

Nhiên liệu sử dụng cho máy phát điện là dầu DO, khi sử dụng mức tiêu hao nhiên liệu khoảng 15,6 lít/h, tỷ trọng của dầu DO là 0,845kg/l. Vậy khối lượng dầu DO tiêu thụ trong 1 giờ là 13,18kg/h.

Quá trình đốt dầu DO vận hành máy phát điện sẽ tạo ra khí thải có chứa các chất ô nhiễm như: Bụi, SO2, NOx, CO2… gây ô nhiễm cho môi trường không khí. Dựa trên hệ số ô nhiễm và lượng nhiên liệu tiêu thụ, có thể ước tính tải lượng và nồng độ các chất ô nhiễm trong khí thải của máy phát điện như sau:

Bảng 3.14. Tải lượng các chất ô nhiễm của máy phát điện STT Các chất ô

nhiễm

Hệ số ô nhiễm (kg/tấn dầu)

Tải lượng ô nhiễm (g/h) (Chọn dầu DO có S = 0,05%)

1 Bụi 0,71 9,36

2 SO2 20S 13,18

3 NOx 9,6 126,5

4 CO 2,19 28,9

Nguồn: Assessment of Sources of Air, Water, and Land Pollution – Park I – WHO, Geneva, 1993

Căn cứ vào Sổ tay xử lý ô nhiễm môi trường trong sản xuất tiểu thủ công nghiệp, Sở Khoa học công nghệ & Môi trường Tp. Hồ Chí Minh thì lưu lượng khí thải được tính theo công thức:

( ) [ ] 2732733600 1 0 20 0 × + × − + × =B V V T L α =0,623, m3/s Trong đó:

B: Lượng dầu DO đốt trong 1 giờ (13,18 kg).

V0: Lượng không khí cần để đốt cháy 1kg dầu DO (9,074 m3/kg). V020: Lượng khói (200C) sinh ra khi đốt 1 kg dầu DO (11,85 m3/kg).

α: Hệ số thừa không khí, lấy bằng 1,25.

T: Nhiệt độ khí thải, lấy bằng 1500C (ước tính theo tài liệu đã nêu ở trên).

Bảng 3.15. Nồng độ các chất ô nhiễm khi đốt dầu DO

Stt Chất ô nhiễm Nồng độ (mg/m3) TCVN 05:2009 (mg/m3) 1 Bụi 4,17 0,3 2 SO2 5,88 0,35 3 NOx 56,4 0,2 4 CO 12,9 30 Nhận xét:

Kết quả trên cho thấy nồng độ các chất bụi, SO2, NOx trong khí thải của máy phát điện đều vượt giá trị quy định tại QCVN 05:2009/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về chất lượng không khí xung quanh lần lượt là: 13,9; 16,8; 281 lần.

Tuy nhiên, hoạt động của máy phát điện không thường xuyên (chỉ hoạt động khi mất điện), khu vực đặt máy phát điện dân cư thưa thớt nên không ảnh hưởng lớn đến người dân.

Khí thải từ hệ thống thoát nước và khu xử lý nước thải

Tại khu xử lý nước thải của dự án, các chất ô nhiễm không khí cũng phát sinh từ các công trình xử lý như hầm biogas, hố ga thu gom nước thải... Thành phần của các chất ô nhiễm không khí rất đa dạng như NH3, H2S, Metan, Mercaptan...

Khí thải từ các sinh hoạt khác của con người

Hoạt động sinh hoạt của con người cũng sản sinh ra nhiều chất thải gây ô nhiễm không khí như sản phẩm cháy do đốt nhiên liệu phục vụ bữa ăn, bụi và khói thải do hoạt động vận tải, khói thuốc do hút thuốc lá, mùi xú uế từ toilet...

b. Ô nhiễm do phát sinh nước thải

Trong giai đoạn hoạt động, nguồn phát sinh nước thải chủ yếu là:  Nước thải sản xuất chăn nuôi

- Nước thải sản xuất chủ yếu phát sinh từ các quá trình tắm heo, vệ sinh chuồng trại, nước tiểu của heo, nước uống cho heo bị rơi vãi ra ngoài. Ngoài ra, nước thải còn phát sinh từ các khu chế biến thức ăn cho heo và nước thải từ việc vệ sinh các thiết bị.

- Lưu lượng nước thải tắm heo và nước thải vệ sinh chuồng phát sinh là 245,4m3/ngđ.

- Tính chất của nước thải rửa chuồng:

Nước thải từ hoạt động sản xuất chăn nuôi bị ô nhiễm nặng về mặt hữu cơ vì có chứa nhiều cặn bã, các chất rắn lơ lửng (SS), các chất hữu cơ, các chất dinh dưỡng (N, P) và vi sinh vật. Cụ thể, trong nước thải chăn nuôi heo hợp chất hữu cơ chiếm từ 70÷80% gồm cellulose, protit, acid amin, chất béo, hydratcacbon và các dẫn xuất của chúng trong phân và các thức ăn dư thừa, hầu hết là các hợp chất hữu cơ dễ phân hủy. Các hợp chất vô cơ chiếm 20÷30%, bao gồm: đất, cát, muối, urê, amonium, muối Chlorua phân hủy.

Nước thải chăn nuôi còn chứa các loại vi trùng, virus, và trứng giun sán gây bệnh như Salmonella, E.coli… có thể xâm nhập vào mạch nước ngầm. Salmonella có thể thấm sâu xuống lớp đất bề mặt từ 30÷40 cm. Trứng giun sán có thể lan truyền đi rất nhanh và khi bị nhiễm vào nước bề mặt sẽ tạo thành dịch bệnh cho người và động vật.

Bảng 3.16. Thành phần đặc tính của nước thải chăn nuôi heo

Thông số Đơn vị Giá trị

Nhiệt độ 0C 26 ÷ 30 pH 5,5 ÷ 7,8 COD mg/l 500 ÷ 680 BOD5 mg/l 300 530 DO mg/l 0 0,3 NH4+ mg/l 15 ÷ 28,4 NO2 mg/l 0,3 ÷ 0,7 Độ mặn mg/l 200 ÷ 500 E.coli MPN/100ml 12,6.106 ÷ 68,3.107 S.feacalis MPN/100ml 3.102 ÷ 3,5.103 Trứng giun sán trứng/lít 28 ÷ 280

Nguồn: Kết quả nghiên cứu của trường Đại học Nông Lâm Tp. HCM

Đặc trưng của nước thải chăn nuôi vốn chứa nhiều chất hữu cơ. Do đó, nếu không được thu gom và xử lý thích hợp sẽ dẫn đến khả năng gây ô nhiễm nguồn tiếp nhận cũng như ảnh hưởng đến vệ sinh môi trường tại khu vực. Vì vậy, chủ đầu tư dự án sẽ có biện pháp khống chế thích hợp nguồn ô nhiễm này.

Nước thải sinh hoạt

Nước thải sinh hoạt phát sinh từ nhu cầu sinh hoạt, ăn, uống, tắm rửa, vệ sinh... của cán bộ và công nhân của trang trại. Theo tính toán, lượng nước thải sinh hoạt ước tính khoảng 9m3/ngày (Chương 1).

Như tính toán ở giai đoạn xây dựng Dự án, tải lượng chất ô nhiễm do mỗi người thải ra hàng ngày như sau:

Bảng 3.17. Giá trị về nồng độ chất ô nhiễm của nước thải sinh hoạt TT Chỉ tiêu ô nhiễm Định mức (g/người.ng) Tải lượng (kg/ng.đ) Nồng độ ô nhiễm (mg/l) QCVN 14:2008/BTNMT 1 BOD5 45 ÷ 54 1,8 ÷ 2,2 112 ÷ 135 60 2 COD 72 ÷ 102 2,9 ÷ 4,1 180 ÷ 255 - 3 Chất rắn lơ lửng 70 ÷ 145 2,8 ÷ 5,8 175 ÷ 363 120 4 Tổng Nitơ 6 ÷ 12 0,2 ÷ 0,5 15 ÷ 30 - 5 Tổng photpho 0,8 ÷ 4,0 0,03 ÷0,16 2 ÷ 10 - 6 Dầu mỡ 10 ÷ 30 0,4 ÷ 1,2 25 ÷ 75 24

Nguồn: Công ty TNHH TM & CN Môi trường MD tính toán từ số liệu của WHO. Ghi chú:

QCVN 14:2008/BTNMT (cột B, với K = 1,2): Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải sinh hoạt. Áp dụng đối với nước thải sinh hoạt khi thải vào các nguồn nước không dùng cho mục đích cấp nước sinh hoạt.

Đánh giá tác động

Nồng độ các chất ô nhiễm trong nước thải sinh hoạt (thường là vi sinh vật và các chất hữu cơ) thường vượt giới hạn cho phép theo QCVN 14:2008/BTNMT khoảng 2÷3 lần.

Nước thải này gây mùi hôi khó chịu do sự phân huỷ các hợp chất hữu cơ và có thể phát sinh các dịch bệnh như tả, tiêu chảy cấp… Ngoài ra, còn làm mất mỹ quan khu vực, gây ô nhiễm môi trường không khí, nước, đất của khu vực thực hiện dự án.

Nước mưa chảy tràn

Nước mưa chảy tràn qua các khu vực mặt bằng của trang trại sẽ cuốn theo đất cát và các chất rơi vãi theo dòng chảy xuống nguồn tiếp nhận. Nếu lượng nước mưa này không được quản lý tốt cũng sẽ gây tác động đến môi trường.

Một phần của tài liệu Báo cáo ĐTM dự án “trang trại chăn nuôi heo giống” (Trang 56 - 73)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(113 trang)
w