4. TỔ CHỨC THỰC HIỆN ĐTM
4.1. BIỆN PHÁP PHÒNG NGỪA, GIẢM THIỂU CÁC TÁC ĐỘNG XẤU
4.1.1. Biện pháp giảm thiểu tác động trong quá trình tiền thi công
Sau khi dự án được phê duyệt, cấp vốn để triển khai thực hiện, Công ty TNHH Dịch vụ Kinh doanh Việt Thành cam kết sẽ phối hợp với chính quyền địa phương, các ban, ngành liên quan, đặc biệt là hợp đồng với Trung tâm Phát triển Quỹ đất huyện Đức Phổ để thực hiện các nội dung trong công tác đền bù, GPMB như: khảo sát, thống kê, xác định chính xác thiệt hại của Dự án đến nhân dân trong khu vực, từ đó áp dụng mức đền bù, hỗ trợ thỏa đáng, phù hợp với quy định của pháp luật hiện hành. Việc bồi thường thiệt hại được thực hiện dân chủ, công khai.
- Các nội dung bồi thường chính:
+ Bồi thường đất sản xuất nông, lâm nghiệp. + Bồi thường cây cối, hoa màu.
- Cơ chế và chính sách đền bù được thực hiện theo các văn bản sau:
+ Nghị định số 22/1998/NĐ-CP ngày 24 tháng 4 năm 1998 của chính phủ về việc đền bù thiệt hại khi nhà nước thu hồi đất để sử dụng vào mục đích quốc phòng, an ninh, lợi ích quốc gia, lợi ích công cộng.
+ Nghị định 69/2009/NĐ-CP ngày 13 tháng 8 năm 2009 của Chính Phủ về việc quy định bổ sung về quy hoạch sử dụng đất, giá đất, thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ và tái định cư.
+ Thông tư số 14/2009/TT-BTN&MT ngày 01/10/2009 của Bộ Tài Nguyên và Môi trường quy định chi tiết về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư và trình tự thủ tục thu hồi đất, giao đất, cho thuê đất.
+ quyết định số 08/2013/QĐ-UBND ngày 28 tháng 01 năm 2013 của UBND tỉnh Quảng Ngãi về việc ban hành quy định về bồi thường, hỗ trợ tái định cư khi nhà
nước thu hồi đất áp dụng trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi.
+ Quyết định số 49/2012/QĐ-UBND ngày 27 tháng 12 năm 2012 của UND tỉnh Quảng Ngãi về việc ban hành quy định về các loại giá đất trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi năm 2013.
+ Quyết định số 07/2012/QĐ-UBND ngày 10 tháng 4 năm 2012 của UBND về việc ban hành Quy định về đơn giá bồi thường nhà, vật kiến trúc khi Nhà nước thu hồi đất áp dụng trên địa bản tỉnh Quảng Ngãi.
- Về chất thải rắn trong quá trình thu dọn mặt bằng được chủ dự án tập trung tại vị trí nhất định, phơi khô và đốt.
4.1.2. Biện pháp phòng ngừa, giảm thiểu tác động trong quá trình thi công
4.1.2.1. Biện pháp giảm thiểu ô nhiễm không khí
Để hạn chế được lượng bụi thải vào môi trường trong quá trình xây dựng công trình, một số biện pháp sẽ được áp dụng như sau:
- Các phương tiện tham gia vận chuyển nguyên vật liệu phục vụ thi công phải chở với tải trọng phù hợp, nguyên vật liệu phải được che, phủ bạt kín nhằm hạn chế bụi rơi vãi trên các tuyến đường vận chuyển.
- Các vật liệu như xi măng, sắt thép sẽ được tập kết vào kho, lán trại kín.
- Trong trường hợp phải tập kết tại công trường thì đối với các vật liệu như cát sạn, đá, đất... phải giảm chiều cao đổ vật liệu để hạn chế bụi phát tán, các bãi tập kết vật liệu phải được bố trí ở chỗ khuất gió và che phủ bạt nhằm hạn chế bị gió cuốn lên, từ đó giảm thiểu khả năng phát tán bụi cũng như các chất ô nhiễm khác ra môi trường. - Nhà thầu xây dựng phải có kế hoạch thi công và bố trí thời gian, phân tuyến đường vận chuyển hợp lý nhằm hạn chế tác động do bụi đến người dân khu vực.
- Thi công theo hình thức cuốn chiếu, dứt điểm từng hạng mục để dễ kiểm soát và hạn chế ô nhiễm trên diện rộng.
- Trang bị đầy đủ bảo hộ lao động cho cán bộ và công nhân làm việc trên công trường như khẩu trang, kính bảo vệ mắt, mũ nón, áo quần bảo hộ... nhằm hạn chế ảnh hưởng của bụi đến sức khoẻ của người lao động và bảo đảm an toàn lao động.
- Bên cạnh các giải pháp nêu trên, chủ đầu tư yêu cầu đơn vị thi công bố trí một xe bồn chở nước chuyên dụng, có hệ thống tưới theo kiểu dàn mưa thường trực sẵn tại công trình đang thi công. Vào các giờ cao điểm, xe bồn này có nhiệm vụ tưới nước dọc các tuyến đường mà xe chuyên chở vật liệu đi qua (gần khu vực dự án) và tưới
ngay tại vị trí thi công lúc phát sinh nhiều bụi, có thể nhận dạng bằng cảm quan.
Hình 4.1. Xe bồn tưới nước giảm bụi và xe ben chở vật liệu được phủ bạt
Nhận xét:
Biện pháp phun ẩm và che phủ bạt trên các xe vận chuyển là rất dễ triển khai, chi phí thấp và giảm bụi rất hữu hiệu, hiện nay rất nhiều đơn vị thi công các công trình xây dựng đang áp dụng.
4.1.2.2. Biện pháp giảm thiểu ô nhiễm do rác thải a. Chất thải rắn xây dựng
- Sinh khối thực vật phát sinh trong quá trình thi công sẽ được tiến hành thu gom và xử lý như sau:
+ Đối với các cây thân gỗ nhỏ và vừa thì được tận dụng làm lán trại cho công nhân và bán hoặc cho người dân sử dụng làm củi đốt.
+ Các thân cây bụi, trảng cỏ và dứa dại được thu gom tập kết tại các vị trí bãi thải đất đào sau đó cho người dân mang về sử dụng làm củi hoặc phân bón.
- Đá, cát, vôi vữa... thải được tận dụng để san lấp mặt bằng. Đối với các loại chất thải như: bao bì xi măng, sắt thép vụn... sẽ được thu gom về khu lán trại và định kỳ bán phế liệu.
b . Chất thải rắn sinh hoạt
- Bố trí thùng rác tại khu vực xây dựng để thu gom rác thải sinh hoạt và hợp đồng với Đội vệ sinh môi trường huyện Đức Phổ đến thu gom, vận chuyển, xử lý.
- Bên cạnh đó, Chủ đầu tư và Nhà thầu xây dựng sẽ tuyên truyền, giáo dục ý thức công nhân giữ gìn vệ sinh môi trường chung sạch sẽ, không vứt rác bừa
bãi. Hình 4.2. Thùng thu gom rác thải
sinh hoạt của công nhân
c
. Đối với chất thải rắn nguy hại
Đối với chất thải rắn là giẻ lau nhiễm dầu mỡ và một số chất độc hại khác sẽ được thu gom riêng vào thùng chứa có nắp đậy kín, định kỳ thuê các đơn vị có chức năng thu gom và xử lý theo quy định quản lý chất thải nguy hại.
4.1.2.3. Biện pháp phòng ngừa, giảm thiểu tác động do nước thải a. Đối với nước thải sinh hoạt
- Giảm thiểu lượng nước thải bằng việc tăng cường tuyển dụng công nhân xây dựng là người địa phương.
- Tại các khu vực gần khu dân cư, đơn vị thi công sẽ bố trí thuê nhà dân tại chỗ để tiện cho việc sinh hoạt của công nhân.
- Ngoài ra, Chủ dự án sẽ xây dựng nhà vệ sinh để công nhân sử dụng trong suốt quá trình thi công xây dựng cũng như hoạt động dự án sau này. Nước thải sinh hoạt của công nhân được xử lý bằng bể tự hoại 3 ngăn, định kỳ hợp đồng với đơn vị có chức năng đến hút cặn đi xử lý.
- Bể tự hoại là công trình đồng thời thực hiện 2 chức năng: lắng và phân hủy cặn lắng, cặn lắng được giữ lại trong bể từ 3 - 6 tháng, định kỳ được hút ra và vận chuyển đến nơi xử lý. Dưới tác dụng của vi sinh vật kỵ khí, các chất hữu cơ bị phân hủy, một phần tạo thành các chất khí và một phần tạo thành các chất vô cơ hòa tan. Hiệu quả xử lý nước thải sinh hoạt bằng bể tự hoại đạt 60 – 65% cặn lơ lửng SS và 20
- 40% BOD5. Nước thải sau khi qua xử lý tại bể tự hoại sẽ được cho thấm đất.
Bảng 4.1. Hiệu quả xử lý nước thải của bể tự hoại Các chỉ tiêu ô nhiễm đặc trưng Hàm lượng trước xử lý (mg/l) Hàm lượng sau xử lý (mg/l) Hiệu quả xử lý (%)
Nhu cầu oxy sinh học
(BOD5) 112 ÷ 135 44,8÷54 60
Tổng chất lơ lửng (TSS) 175 ÷ 363 70÷145,2 65
Nguồn: Xử lý nước thải sinh hoạt quy mô nhỏ và vừa, Trần Đức Hạ, NXB KH&KT, 2002
Tính toán dung tích tổng cộng của bể tự hoại:
Tổng dung tích của bể tự hoại V(m3) được tính bằng tổng dung tích ướt (dung tích hữu ích) của bể tự hoại Vư, cộng với dung tích phần không lưu tính từ mặt nước lên tấm đan nắp bể Vk.
V = Vư + Vk
Với Vư được tính theo công thức: Vư = Vn + Vb + Vt + Vv
Trong đó:
+ Vùng tách cặn (vùng lắng) Vn;
+ Vùng chứa cặn tươi, đang tham gia quá trình phân hủy Vb; + Vùng tích lũy bùn cặn đã phân hủy Vt;
+ Vùng tích lũy váng - chất nổi Vv * Vn = N×qo×tn /1000 = 2,4 (m3)
+ N = số người sử dụng bể, 60 người (tính cho trường hợp trang trại đi vào hoạt động)
+ qo - tiêu chuẩn thải nước, 40l/người.ngày. + tn Thời gian lưu nước tối thiểu, 1 ngày * Vb = 0,5×N×tb/1.000 = 0,99 (m3)
+ N = số người sử dụng bể, 60 người.
+ Tb: Thời gian phân hủy cặn với nhiệt độ nước thải là 300C, 33 ngày * Vt = r×N×T/1.000 = 0,9 (m3)
+ r - lượng cặn đã phân hủy tích lũy của 1 người/năm, 30 l/người.năm. + T - khoảng thời gian giữa 2 lần hút cặn, 6 tháng (0,5 năm)
+ Vv = 0,5×Vt = 0,45 (m3)
Thể tích phần ướt:Vư = Vn + Vb + Vt + Vv = 4,74 (m3)
Dung tích phần lưu không trên mặt nước của bể tự hoại Vk được lấy bằng 20% dung tích ướt, hoặc theo cấu tạo bể, với chiều cao phần lưu không (tính từ mặt nước đến nắp bể) không nhỏ hơn 0,2 m. Phần lưu không giữa các ngăn của bể tự hoại phải được thông với nhau và có ống thông hơi.
Vk = 0,2× Vư (m3) = 0,2× 4,74 = 0,95 (m3)
Tổng dung tích của bể tự hoại: V = 4,74 + 0,95 = 5,69 (m3) chọn V = 6 m3
Kích thước của bể tự hoại: L x B x H = 3 x 2 x 1m.
Hình 4.3. Cầu tạo bể tự hoại
Ghi chú : I- Ống nước vào II- Ống nước ra III- Ống thoát khí IV- Nắp vệ sinh 1. Ngăn chứa 2. Ngăn lên men
3. Ngăn lắng cặn 4. Ngăn thấm đất
b . Nước mưa chảy tràn
- Chủ đầu tư và nhà thầu thi công sẽ có kế hoạch thi công hợp lý, hạn chế thi công vào những ngày mưa và thi công theo hình thức cuốn chiếu theo từng hạng mục công trình nhằm hạn chế nước mưa chảy tràn cuốn đất, đá và các chất thải trên bề mặt xây dựng làm ô nhiễm môi trường.
- Thu gom, xử lý triệt để lượng chất thải phát sinh hàng ngày.
- Đất, đá sau khi đào lên sẽ được tận dụng hoặc vận chuyển đi đổ thải kịp thời, nhằm tránh mưa sẽ cuốn theo.
- Các địa điểm thi công, sau khi hoàn thành phải được dọn dẹp sạch sẽ, gọn gàng đảm bảo thoát nước mặt, tránh ứ đọng nước.
- Chủ dự án sẽ chú ý tới các đường thoát nước mưa tại các bãi tập kết vật liệu và bãi thải khu vực dự án, tạo các rãnh thoát nước mưa tạm thời nhằm tránh tồn đọng
nước mưa đồng thời tạo khả năng lắng cặn trước khi nước mưa thoát ra nguồn tiếp nhận.
Hình 4.4. Rãnh thoát nước mưa tạm thời
Chú thích:
1. Rãnh thoát nước mưa tạm thời. 2. Nền đất.
3. Đống nguyên vật liệu.
c. Nước thải xây dựng
Các biện pháp giảm thiểu tác động của nước thải xây dựng như sau:
- Quá trình nhào trộn bê tông phải thực hiện bằng máy trộn bê tông đạt tiêu chuẩn chất lượng, tránh hiện tượng nước rỉ ra từ bồn trộn gây ảnh hưởng tới môi trường nước và môi trường đất gần khu vực.
- Quá trình thi công cần tận dụng tối đa các nguồn nước để phục vụ cho bảo dưỡng các công trình.
- Cần phải tiết kiệm nước trong quá trình trộn bê tông, vữa, hạn chế tối đa việc thất thoát ra môi trường...
d. Đối với nước thải chứa dầu mỡ
- Phương tiện ô tô tham gia vận chuyển phải đảm bảo về chất lượng, máy móc phải được cấp giấy xác nhận của cơ quan đăng kiểm.
- Không tiến hành sửa chữa, thay thế thiết bị máy móc trên công trường.
- Dầu mỡ thải phát sinh tại khu vực dự án (nếu có) phải được thu gom vào các thùng chứa thích hợp và được xử lý tuân thủ theo các quy định hiện hành của nhà nước.
4.1.2.4. Biện pháp giảm thiểu tác động do tiếng ồn và độ rung
- Sử dụng các phương tiện thi công đạt tiêu chuẩn cho phép về độ ồn, rung để ít ảnh hưởng đến công nhân xây dựng, khu dân cư gần dự án.
- Thường xuyên bảo dưỡng thiết bị nhằm hạn chế tiếng ồn do phương tiện thi công cơ giới tạo ra theo đúng tiêu chuẩn môi trường quy định.
- Không sử dụng các máy móc, phương tiện quá cũ gây ồn lớn vượt quá mức tiêu chuẩn cho phép.
- Nhắc nhở, khuyến khích tài xế không quá lạm dụng còi xe ô tô.
- Hạn chế việc thi công xây dựng vào ban đêm, vào giờ nghỉ tránh ảnh hưởng đến giờ nghỉ ngơi của người dân trong khu vực.
- Trang bị dụng cụ bảo hộ lao động cho công nhân vận hành các máy móc phương tiện phát sinh độ ồn cao.
4.1.2.5. Biện pháp giảm thiểu tác động đến môi trường đất
- Không để vật liệu xây dựng thừa rơi vãi trên đất, đảm bảo công trình luôn được vệ sinh gọn gàng sau khi kết thúc ngày làm việc;
- Không vứt rác bừa bãi ra môi trường gây ảnh hưởng đến mỹ quan khu vực; - Hoàn thổ trả lại mặt bằng phần diện tích chiếm đất tạm thời sau khi xây dựng xong dự án.
4.1.2.6. Biện pháp giảm thiểu tác động đến hệ sinh thái trong khu vực
Các biện pháp giảm thiểu tác động trên cũng góp phần đáng kể các tác động đến môi trường sinh thái khu vực. Bên cạnh đó, thì Chủ dự án cũng như nhà thầu thi công cam kết sẽ thực hiện các biện pháp như sau:
- Chỉ được GPMB, chặt bỏ cây cối trong khu vực thực hiện dự án, không được chặt phá tràn lan các loại cây cối xung quanh.
- Tăng năng suất thi công để hoàn thành khối lượng công việc diễn ra trong thời gian ngắn.
- Thi công xong phải tiến hành thu dọn sạch sẽ nhằm trả lại mặt bằng.
4.1.2.7. Biện pháp giảm thiểu tác động đến các tuyến đường vận chuyển trong quá trình triển khai Dự án
Để giảm thiểu tác động đến giao thông đi lại, cần thực hiện:
- Chủ dự án và nhà thầu thi công xây dựng phải bố trí thời gian, phân luồng, tuyến hợp lý trong quá trình tập kết nguyên vật liệu phục vụ thi công, tránh tập trung vận chuyển trên một tuyến cố định vừa làm xuống cấp các tuyến đường, vừa ảnh hưởng đến hoạt động đi lại của người dân trong vùng do các tuyến đường liên xã, liên thôn thường nhỏ hẹp.
- Giảm thiểu tác động đến các tuyến đường liên thôn, liên xã: Đây là các tuyến đường có tải trọng thấp nên Chủ Dự án và Nhà thầu sẽ hạn chế vận chuyển bằng các ô tô có tải trọng lớn. Đối với các tuyến đường liên thôn thì sẽ vận chuyển nguyên vật liệu bằng các xe thô sơ.
- Bố trí công nhân chuyên làm nhiệm vụ vệ sinh, quét dọn đất đá, cát sạn,… rơi vãi trong quá trình vận chuyển của xe cơ giới trên các tuyến đường liên thôn, liên xóm.
4.1.2.8. Biện pháp giảm thiểu tác động đến đời sống kinh tế - xã hội
- Thực hiện tốt công tác đền bù, giải phóng mặt bằng.