Phân tích chất lượng lao động.

Một phần của tài liệu Phân tích kinh tế hoạt động sản xuất kinh doanh tại Tổng công ty cổ phần xây lắp dầu khí Việt Nam PVC (Trang 43 - 45)

a. Phân tích tuổi đời và giới tính.

2.4.3. Phân tích chất lượng lao động.

Chất lượng lao động có ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Một doanh nghiệp có nhiều lao động có trình độ , có tay nghề cao thì doanh nghiệp đó sẽ phát triển cả về chiều sâu và chiều rộng.

Phân tích chất lượng lao động sẽ thấy được khả năng đáp ứng về năng lực chuyên môn của lao động so với yêu cầu, đồng thời thấy được kết quả của công tác đào tạo đội ngũ lao động của doanh nghiệp và sự quan tâm đến việc nâng cao trình độ văn hóa, tay

nghề của người lao động.

Sự thay đổi rõ rệt qua từng năm, số lao động có trình độ học vấn cao có xu hướng tăng đảm bảo cho công tác quản lý, giám sát ngày càng được nâng cao và chuyên nghiệp hơn. Số công nhân kỹ thuật là lực lượng lao động trực tiếp chiếm số lượng lớn nhất, giữ vai trò là lực lượng chủ lực cho quá trình thực hiện các hoạt động sản xuất kinh doanh của Tổng công ty/đơn vị.

Bảng cơ cấu lao động.

ĐVT: Người Bảng 2-13

Cơ cấu lao động (Người) Năm 2011 Năm 2012 TH2012/2011 TH/KH2012 KH TH +/- % +/- % Lao động phổ thông 544 907 226 -318 41,54 -681 24,92 Công nhân kỹ thuật 3494 3821 2612 -882 74,76 -1209 68,36 Cao đẳng+ Trung cấp 1006 1822 617 -389 61,33 -1205 33,86

Đại học 3159 3520 2451 -708 77,59 -1069 69,63

Trên Đại học 129 230 122 -7 94,57 -108 53,04

Số lao động nữ 962 1450 1299 337 135 -151 89,59 Tổng số 8227 12000 6028 -2199 73,27 -5972 50,23

Cơ cấu lao động chưa hợp lý, tỷ trọng của lao động trực tiếp còn rất thấp so với yêu cầu. Đặc biệt, là nhóm các Đơn vị trong lĩnh vực xây lắp, tỷ trọng lao động trực tiếp chỉ chiếm 49% trên tổng số CBCNV, đây là tỷ trọng thấp trong lĩnh vực xây lắp. Hiện tại, đội ngũ công nhân kỹ thuật, lao động trực tiếp của các Đơn vị còn rất thiếu, chiếm tỷ lệ chưa tương xứng với yêu cầu SXKD đặt ra, thiếu về số lượng và yếu về chất lượng.

Tại một số Công trường/dự án Tổng công ty, lao động trực tiếp phần lớn là lao động thuê ngoài, đội ngũ lao động nòng cốt chỉ chiếm 25-26% trên tổng số lao động, thậm trí tại một số công trình chỉ có bộ máy quản lý, cán bộ kỹ thuật còn đội ngũ công nhân kỹ thuật, lao động trực tiếp đều thuê ngoài.

Khắc phục dần tình trạng nêu trên, PVC không ngừng nâng cao các hoạt động tuyển dụng, đào tạo và PTNL của mình. Năm 2010, số lượt lao động được đào tạo là

5.045 lượt người với kinh phí là 14,719 tỷ đồng và năm 2011 có 11.411 lượt người được đào tạo với chi phí là 21,8 tỷ đồng, trong đó công ty mẹ là 1060 lượt người với hơn 4,11 tỷ đồng kinh phí. Năm 2012 là 5,69 tỷ đồng và 6070 lượt người. Các khoá đào tạo cơ bản đáp ứng chất lượng theo yêu cầu về chuyên môn, thời lượng và tiết kiệm tối đa chi phí có liên quan. Hình thức tuyển dụng của PVC theo quy trình quy định và cũng đảm bảo sự linh hoạt cần thiết. Tuỳ theo tính chất công việc, ngành nghề, vị trí cần tuyển, số lượng ứng viên, Hội đồng tuyển dụng có thể quyết định hình thức tuyển dụng là: thi tuyển hoặc xét tuyển.

Nguồn nhân lực của PVC là một đội ngũ cán bộ được đào tạo cơ bản và có trình độ tương đương với các đơn vị xây dựng hàng đầu Việt Nam. Một trong những nhân tố không thể thiếu trong Tổng công ty Xây lắp Dầu khí Việt Nam, đó là nguồn nhân sự.Đây là yếu tố hàng đầu trong việc điều hành, quản lý, thực hiện hoạt động sản xuất kinh doanh vô cùng quan trọng. Do đặc điểm của sản phẩm xây lắp mang hàm lượng cao, phụ thuộc nhiều vào điều kiện tự nhiên, nên đội ngũ lao động cần phải có trình độ kỹ thuật nhất định, đồng thời nguồn lao động trực tiếp có nhu cầu không ổn định. Thời điểm trúng thầu nhiều công trình dự án nhu cấu về nguồn lao động tăng cao. Ngược lại nhu cầu lao đông về giai đoạn cuối của dự án/ công trình rất thấp, dẫn đến tình trạng thiếu việc làm tạm thời và giảm thu nhập cho người lao động. Công tác hạch toán kế toán tiền lương, tiền thưởng cho người lao động cũng trở nên vô cùng phức tạp.

Nhìn chung cơ cấu lao động của công ty có sự thay đổi rõ rệt. Số lao động có trình độ học vấn cao có xu hướng tăng đảm bảo cho công tác quản lý, giám sát ngày càng được nâng cao và chuyên nghiệp hơn. Đồng thời số công nhân kỹ thuật vẫn là lực lượng lao động rực tiếp chiếm số lượng lớn nhất, đảm bảo vai trò là lực lượng chủ lực cho quá trình sản xuất trực tiếp chiếm số lượng lớn nhất.

Một phần của tài liệu Phân tích kinh tế hoạt động sản xuất kinh doanh tại Tổng công ty cổ phần xây lắp dầu khí Việt Nam PVC (Trang 43 - 45)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(72 trang)
w