Nguyên nhân chủ quan

Một phần của tài liệu phát triển dịch vụ bao thanh toán quốc tế tại ngân hàng thương mại cổ phần á châu thực trạng và giải pháp phát triển (Trang 39 - 42)

* Một là, Ngân hàng ACB hiện nay tuy vẫn là một trong những ngân hàng có tổng nguồn vốn lớn ở Việt Nam nhưng mức vốn tự có của ACB còn thấp hơn rất nhiều so với các ngân hàng trong khu vực cũng như trên thế giới.

Mức vốn tự do có thấp là nguyên nhân làm yếu sức mạnh tài chính và rủi ro kinh doanh lớn.

Quy mô của ngân hàng còn chưa cao, làm giảm khả năng mở rộng tín dụng, cung cấp dịch vụ bao thanh toán của ngân hàng và đồng thời tăng rủi ro tín dụng, rủi ro trong bao thanh toán của ACB.

* Hai là, cơ cấu tổ chức của ngân hàng mặc dù có nhiều đổi mới nhưng vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu hội nhập.

Mô hình tổ chức ngân hàng vẫn còn có tính truyền thống là tổ chức theo nghiệp vụ cơ bản như phòng thanh toán xuất nhập khẩu, phòng tín dụng, phòng ngân quỹ… giữa các phòng ban lại chưa thực sự liên kết và chỉ đạo thống nhất một cách chặt chẽ để đáp ứng tốt hơn nhu cầu của khách hàng do đó có tình trạng là:

 Các khách hàng, đặc biệt là khách hàng lớn, có nhu cầu đa dạng hoá về dịch vụ

lại phải tiếp xúc với nhiều đầu mối.

 Ngân hàng không chủ động nắm bắt được nhu cầu của khách hàng tiếp thị sản

phẩm của mình

 Cán bộ không có điều kiện để chuyên sâu nghiệp vụ và nắm bắt rõ khách hàng

vì phải làm việc với nhiều loại khách hàng…

* Ba là, năng lực quản lí điều hành của phòng tín dụng doanh nghiệp nói chung và của bộ phận bao thanh toán còn hạn chế và chưa đáp ứng được nhu cầu tín dụng của khách hàng.

Do mới thực hiện cho vay trên cơ sở thương mại trong một thời gian tương đối ngắn và có nhiều thay dổi về các quy định liên quan đến cho vay, nên ngân hàng cũng như cac nhân viên ngân hàng về cơ bản vẫn còn ở giai đoạn học hỏi nhằm tiếp thu cái mới để bổ xung và hoàn thiện kỹ năng, chính sách cho vay.

Với sự tăng trưởng tín dụng nhanh chóng và sự mở rộng cấp tín dụng cho các khu vực khác nhau cuả nền kinh tế như hiện nay, các bộ phận tín dụng và các nhân viên ngân hàng ACB đang phải chịu rất nhiều áp lực, thậm chí vượt quá năng lực của

họ để thực hiện việc đánh giá chính xác các khoản cho vay mới, theo dõi năng lực của người vay cũng như khả năng đáp ứng các nghĩa vụ của họ.

Các nguyên tắc kiểm tra, giám sát hoạt động của ngân hàng còn yếu, hệ thống phân loại các khoản vay cũng chưa hợp lý, vẫn dựa trên thời gian phát triển nợ quá hạn mà chưa phân loại dưa trên cơ sở rủi ro của các khoản vay. ACB vẫn thường xuyên coi những tài sản thế chấp là cơ sở đảm bảo tiền vay, kể cả đối với tín dụng ngắn hạn, xem nhẹ đảm bảo theo dự án, trong khi việc xử lý theo tài sản thế chấp để thu hồi nợ là vấn đề khó khăn vướng mắc về mặt pháp lý, vì vậy khó thu hồi được vốn vay.

Việc quản lý các rủi ro tín dụng còn thiếu quy trình, quy chế cụ thể, các rủi ro khác như rủi ro lãi suất, rủi ro ngoại hối, rủi ro hoạt động kinh doanh và rủi ro thanh toán thì lại do chính các phòng ban nghiệp vụ tương ứng tự chịu trách nhiệm vì vậy mà chúng chưa được đo lường kịp thời, chính xác.

Vì vậy, việc phát triển loại hình bao thanh toán quốc tế, trên cơ sở đó cũng gặp nhiều khó khăn.

* Bốn là, công tác tuyên truyền quảng bá cho sản phẩm dịch vụ Bao thanh toán quốc tế còn yếu.

Chi phí cho quảng cáo chiếm tỷ trọng thấp hơn trong tổng số chi phí của ngân hàng. Đây là một trong những nguyên nhân chủ yếu làm cho dịch vụ bao thanh toán quốc tế trở nên kém phổ biến, các doanh nghiệp xuất khẩu không biết đến dịch vụ này.

* Năm là, công nghệ ngân hàng tuy đổi mới cơ bản nhưng vẫn còn một khoảng cách khá xa so với hệ thống ngân hàng của các nước trong khu vực.

Điều này thể hiện ở các dịch vụ ngân hàng hiện đại đã trở nên quan thuộc và phổ biến đối với các nước trong khu vực, thì đối với ACB hoặc chưa có hoặc mới bắt đầu

đưa vào áp dụng mang tính chất thí điểm trong phạm vi hẹp, các đối tượng khách hàng sử dụng chưa mang tính phổ biến. Dịch vụ bao thanh toán quốc tế cũng nằm trong số này.

Một phần của tài liệu phát triển dịch vụ bao thanh toán quốc tế tại ngân hàng thương mại cổ phần á châu thực trạng và giải pháp phát triển (Trang 39 - 42)