Doanh số giao dịch bao thanh toán quốc tế

Một phần của tài liệu phát triển dịch vụ bao thanh toán quốc tế tại ngân hàng thương mại cổ phần á châu thực trạng và giải pháp phát triển (Trang 35 - 62)

Theo thống kê chính thức của FCI, năm 2007 thì lượng giao dịch bao thanh toán nội địa của Việt Nam mới dừng lại là 2 triệu EURO và lượng giao dịch bao thanh toán quốc tế là 0. Trong năm này thì doanh số giao dịch bao thanh toán nội địa tại ACB là 30 tỷ đồng chiếm khoảng 75% tổng giao dịch bao thanh toán của cả nước.

Năm 2009, doanh số bao thanh toán xuất khẩu đã có và đạt mức là 1 triệu USD, doanh số bao thanh toán trong nước là 1000 tỷ đồng.

( Nguồn: Báo cáo thường niên của FCI năm 2009 )

Với doanh số giao dịch như trên thì tổng dư nợ của dịch vụ bao thanh toán tại ACB 3 năm qua là:

Bảng 2: Tổng dư nợ của dịch vụ bao thanh toán tại ACB

Năm Tổng dư nợ Tốc độ tăng Tỷ trọng trong tổng dư nợ

2007 5 tỷ đồng 0.05%

2008 35 tỷ đồng 700% 0.21%

2009 100 tỷ đồng 285,7% 0.32%

(Nguồn: Báo cáo hoạt động bao thanh toán của ACB năm 2007-2009)

Tuy tốc độ tăng dư nợ của dịch bao thanh toán nói chung và của dịch vụ bao thanh toán quốc tế nói riêng là rất cao nhưng tỷ trọng trong tổng dư nợ tín dụng thì vẫn còn thấp. Sở dĩ có điều này là do dịch vụ bao thanh toán mới được triển khai và số lượng khách hàng tham gia dịch vụ này cón chưa nhiều. Nhưng nhìn vào tốc độ tăng trưởng như trên thì ta có thể thấy tiềm năng phát triển dịch vụ bao thanh toán nói chung và thanh toán quốc tế nói riêng là lớn nhất.

2.2.2.2. Số lượng khách hàng

Với những tiện ích mà dịch vụ bao thanh toán nói chung và bao thanh toán quốc tế đem lại, các doanh nghiệp Việt Nam ngày càng biết đến dịch vụ này nhiều hơn, đặc biệt là các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Ngân hàng ACB ngay từ khi ra đời đã hướng tới mục tiêu trở thành ngân hàng bán lẻ hàng đầu tại Việt Nam, phục vụ chủ yếu cho các cá nhân và các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Do đó các dịch vụ ngân hàng đưa ra cũng hướng tới đối tượng khách hàng này. Dịch vụ bao thanh toán cũng không ngoại lệ. Với định hướng rõ ràng từ đầu nên số lượng các doanh nghiệp sử dụng dịch vụ này ngày càng tăng. Cụ thể là: Năm 2005 có 5 doanh nghiệp, năm 2007 là 60 doanh nghiệp và năm 2009 là hơn 150 doanh nghiệp tăng 30 lần so với lúc triển khai dịch vụ này. Hầu

hết các doanh nghiệp này là những doanh nghiệp nhỏ và vừa, có số vốn lưu động ít nhưng có quan hệ thương mại với những doanh nghiệp lớn trên một số thị trường lớn như

Mỹ, Singapore, Đài Loan, Nhật, Hồng Kông

(Nguồn: Báo cáo hoạt động bao thanh toán của ACB năm 2009)

2.2.2.3. Thu nhập từ dịch vụ bao thanh toán

Thu nhập từ dịch vụ bao thanh toán gồm phí bao thanh toán và lãi suất ứng trước là chủ yếu.

Biểu đồ 3: Thu nhập từ dịch vụ bao thanh toán qua các năm 2007 – 2009

( Nguồn: Báo cáo hoạt động bao thanh toán của ACB qua các năm 2007 - 2009)

Năm 2008 đánh dấu một mức tăng trưởng khá mạnh về thu nhập của dịch vụ bao thanh toán, tăng 5 lần so với năm 2007. Sở dĩ có mức tăng trưởng mạnh như vậy là do năm 2008 ACB đã có thêm một lượng thu nhập khá lớn từ hoạt động bao thanh toán xuất khẩu. Hoạt động này đã đem lại 3 tỷ đồng thu nhập cho tổng thu nhập của dịch vụ bao thanh toán, chiếm 30 %. Thu nhập từ bao thanh toán xuất khẩu cao là do phí bao thanh toán xuất khẩu cao hơn hẳn so với bao thanh toán trong nước. Đây là cơ sở và là khởi đầu tốt cho việc phát triển hoạt động bao thanh toán xuất khẩu nói riêng và bao thanh toán quốc tế nói chung tại ACB trong tương lai.

2.3 ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ ỨNG DỤNG DỊCH VỤ BAO THANH TOÁN QUỐC TẾ TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN Á CHÂU TẾ TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN Á CHÂU

2.3.1 Những tồn tại chủ yếu

Thứ nhất, “Quy định bao thanh toán xuất khẩu có truy đòi” của ACB ban hành kèm theo quyết định số 1096/QĐ-NHNN ngày 06.09.2004 của Ngân hàng Nhà nước còn nhiều thiếu sót, chưa phù hợp với tình hình thực tế.

Thứ hai, theo số liệu thống kê về thực trạng bao thanh toán tại ACB, thì doanh số bao thanh toán trong nước vẫn chiếm tỷ trọng lớn hơn rất nhiều doanh số bao thanh toán quốc tế.

Thứ ba, số lượng doanh nghiệp sử dụng dịch vụ bao thanh toán quốc tế còn chưa nhiều.

Các doanh nghiệp Việt Nam chưa mặn mà với dịch vụ bao thanh toán quốc tế. Theo ý kiến của lãnh đạo một số doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam, hiện ở Việt Nam dịch vụ bao thanh toán quốc tế vẫn chưa thật tiện lợi. Ngân hàng thường đòi hỏi cao đối với khách hàng. Chẳng hạn:

 Yêu cầu về tài sản thế chấp, do yêu cầu của Ngân hàng Nhà nước về đảm bảo

an toàn tín dụng, ACB thường đòi hỏi một cách chặt chẽ các doanh nghiệp vay vốn phải có tài khoản thế chấp cho các khoản vay, điều mà các doanh nghiệp này khó đáp ứng được.

 Về hạn mức cho vay, hiện nay chưa có một phương pháp thống nhất về định

giá tài sản thế chấp cho nên các quyết định về mức cho vay thường dao động lớn, hạn mức cho vay thường thấp hơn nhiều so với tài sản thế chấp. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Hơn nữa, đối với dịch vụ bao thanh toán quốc tế, ngoài các yêu cầu trên các doanh nghiệp xuất khẩu phải chứng minh được với ngân hàng về uy tín của bên mua hàng. Đây thực sự là khó khăn lớn cho nhà sản xuất, bởi sự về thị trường xuất khẩu còn hạn chế. Ban lãnh đạo ACB cũng thừa nhận, sự thiếu thông tin về thị trường xuất khẩu thường là mối lo chính đối với xuất khẩu khi phải giải quyết bán hàng theo điều kiện trả chậm.

Thứ tư, chi phí cho dịch vụ bao thanh toán quốc tế khá tốn kém đối với nhà xuất khẩu.

Như đã phân tích ở trên, chi phí bao thanh toán thường bao gồm lãi và phí. Lãi được tính trên số tiền mà đơn vị bao thanh toán tạm ứng cho các doanh nghiệp bán hàng phù hợp với lãi suất thị trường, khách hàng thường ít quan tâm đến lãi phải trả. Phí bao thanh toán được tính trên giá trị khoán phải thu để bù đắp rủi ro tín dụng, chi phí quản lý sổ sách và các chi phí quản lý khác… Nói chung, chi phí này thường không cố định, phụ thuộc rất nhiều vào khả năng tài chính của người mua, năng lực kinh doanh của người bán, thị trường xuất khẩu, các rủi ro về chính sách, tỷ giá… Bên cạnh đó, môi trường kinh doanh của Việt Nam hiện nay còn nhiều khó khăn như: chi phí thông tin liên lạc đắt đỏ, hệ thống thông tin tín dụng yếu kém, nền kinh tế quốc gia chưa ổn định. Tất cả các yếu tố trên dẫn đến chi phí bao thanh toán thường khá cao. Dịch vụ khoảng 1-2%, tuỳ thuộc vào tổng doanh số xuất khẩu, giá trị bình quân của mỗi hoá đơn, thời hạn thanh toán và uy tín của nhà nhập khẩu. Phí chuyển nhượng mỗi hoá đơn thường từ 10-20 USD. Điều này thực sự ngây khó khăn cho các doanh nghiệp Việt Nam khi tham gia dịch vụ bao thanh toán. Nhận xét về vấn đề này, ông Karl-Joachim Lubitz, Chủ tịch Hiệp hội bao thanh toán quốc tế (FCI) cũng thừa nhận chi phí cho dịch vụ bao thanh toán hiện còn khá cao. Ông cũng khuyến cáo các đơn vị thực hiện bao thanh toán cần tính toán kỹ lưỡng đối với những mặt hàng nhiều rủi ro như nông sản thực phẩm bởi đây là sản phẩm khó bảo quản và rất dễ hỏng.

2.3.2. Nguyên nhân

2.3.2.1. Nguyên nhân chủ quan

* Một là, Ngân hàng ACB hiện nay tuy vẫn là một trong những ngân hàng có tổng nguồn vốn lớn ở Việt Nam nhưng mức vốn tự có của ACB còn thấp hơn rất nhiều so với các ngân hàng trong khu vực cũng như trên thế giới.

Mức vốn tự do có thấp là nguyên nhân làm yếu sức mạnh tài chính và rủi ro kinh doanh lớn.

Quy mô của ngân hàng còn chưa cao, làm giảm khả năng mở rộng tín dụng, cung cấp dịch vụ bao thanh toán của ngân hàng và đồng thời tăng rủi ro tín dụng, rủi ro trong bao thanh toán của ACB.

* Hai là, cơ cấu tổ chức của ngân hàng mặc dù có nhiều đổi mới nhưng vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu hội nhập.

Mô hình tổ chức ngân hàng vẫn còn có tính truyền thống là tổ chức theo nghiệp vụ cơ bản như phòng thanh toán xuất nhập khẩu, phòng tín dụng, phòng ngân quỹ… giữa các phòng ban lại chưa thực sự liên kết và chỉ đạo thống nhất một cách chặt chẽ để đáp ứng tốt hơn nhu cầu của khách hàng do đó có tình trạng là:

 Các khách hàng, đặc biệt là khách hàng lớn, có nhu cầu đa dạng hoá về dịch vụ

lại phải tiếp xúc với nhiều đầu mối.

 Ngân hàng không chủ động nắm bắt được nhu cầu của khách hàng tiếp thị sản

phẩm của mình

 Cán bộ không có điều kiện để chuyên sâu nghiệp vụ và nắm bắt rõ khách hàng

vì phải làm việc với nhiều loại khách hàng…

* Ba là, năng lực quản lí điều hành của phòng tín dụng doanh nghiệp nói chung và của bộ phận bao thanh toán còn hạn chế và chưa đáp ứng được nhu cầu tín dụng của khách hàng.

Do mới thực hiện cho vay trên cơ sở thương mại trong một thời gian tương đối ngắn và có nhiều thay dổi về các quy định liên quan đến cho vay, nên ngân hàng cũng như cac nhân viên ngân hàng về cơ bản vẫn còn ở giai đoạn học hỏi nhằm tiếp thu cái mới để bổ xung và hoàn thiện kỹ năng, chính sách cho vay.

Với sự tăng trưởng tín dụng nhanh chóng và sự mở rộng cấp tín dụng cho các khu vực khác nhau cuả nền kinh tế như hiện nay, các bộ phận tín dụng và các nhân viên ngân hàng ACB đang phải chịu rất nhiều áp lực, thậm chí vượt quá năng lực của

họ để thực hiện việc đánh giá chính xác các khoản cho vay mới, theo dõi năng lực của người vay cũng như khả năng đáp ứng các nghĩa vụ của họ.

Các nguyên tắc kiểm tra, giám sát hoạt động của ngân hàng còn yếu, hệ thống phân loại các khoản vay cũng chưa hợp lý, vẫn dựa trên thời gian phát triển nợ quá hạn mà chưa phân loại dưa trên cơ sở rủi ro của các khoản vay. ACB vẫn thường xuyên coi những tài sản thế chấp là cơ sở đảm bảo tiền vay, kể cả đối với tín dụng ngắn hạn, xem nhẹ đảm bảo theo dự án, trong khi việc xử lý theo tài sản thế chấp để thu hồi nợ là vấn đề khó khăn vướng mắc về mặt pháp lý, vì vậy khó thu hồi được vốn vay.

Việc quản lý các rủi ro tín dụng còn thiếu quy trình, quy chế cụ thể, các rủi ro khác như rủi ro lãi suất, rủi ro ngoại hối, rủi ro hoạt động kinh doanh và rủi ro thanh toán thì lại do chính các phòng ban nghiệp vụ tương ứng tự chịu trách nhiệm vì vậy mà chúng chưa được đo lường kịp thời, chính xác.

Vì vậy, việc phát triển loại hình bao thanh toán quốc tế, trên cơ sở đó cũng gặp nhiều khó khăn.

* Bốn là, công tác tuyên truyền quảng bá cho sản phẩm dịch vụ Bao thanh toán quốc tế còn yếu.

Chi phí cho quảng cáo chiếm tỷ trọng thấp hơn trong tổng số chi phí của ngân hàng. Đây là một trong những nguyên nhân chủ yếu làm cho dịch vụ bao thanh toán quốc tế trở nên kém phổ biến, các doanh nghiệp xuất khẩu không biết đến dịch vụ này.

* Năm là, công nghệ ngân hàng tuy đổi mới cơ bản nhưng vẫn còn một khoảng cách khá xa so với hệ thống ngân hàng của các nước trong khu vực.

Điều này thể hiện ở các dịch vụ ngân hàng hiện đại đã trở nên quan thuộc và phổ biến đối với các nước trong khu vực, thì đối với ACB hoặc chưa có hoặc mới bắt đầu

đưa vào áp dụng mang tính chất thí điểm trong phạm vi hẹp, các đối tượng khách hàng sử dụng chưa mang tính phổ biến. Dịch vụ bao thanh toán quốc tế cũng nằm trong số này.

2.3.2.2 Nguyên nhân khách quan

* Một là, các văn bản pháp luật còn chưa đáp ứng được sự phát triển của dịch vụ Bao thanh toán quốc tế. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Các văn bản pháp luật điều chỉnh hoạt động bao thanh toán nói chung và bao thanh toán quốc tế nói riêng còn thiếu và còn nhiều bất cập, chưa sát với thông lệ quốc tế và bao thanh toán quốc tế.

Lợi ích của bao thanh toán quốc tế là không cần dùng thương phiếu để tài trợ và giải quyết mọi tranh chấp thương mại, mà chỉ cần có hợp đồng và hoá đơn thương mại đã được đóng dấu chuyển quyền sở hữu. Trong điều kiện Việt Nam chưa có luật thương phiếu để xử lý nợ thì hợp đồng bao thanh toán cũng như những hợp đồng thương mại khác sẽ được xem như là cơ sở pháp lý để trong trường hợp có tranh chấp, sẽ được đưa ra trọng tài kinh tế hoặc toà án thương mại để xét xử. Nhưng ở Việt Nam, hiệu lực hợp đồng và thậm chí là hiệu lực kết quả xét xử của trọng tài kinh tế hay toà án thương mại vẫn còn bị xem nhẹ. Đó là do luật pháp của ta chưa nghiêm, chưa tác động đến các ý thức của các doanh nghiệp.

* Hai là, tâm lý các doanh nghiệp Việt Nam vẫn chưa muốn công khai tình hình hoạt động của mình

Bao thanh toán quốc tế không chỉ tham gia vào công đoạn đầu là cho vay đối với người bán, mà còn đi sâu vào cả quá trình tiếp theo nhằm mục đích để cho đơn vị bao thanh toán có thể kiểm soát được cả bên mua bán và nhất là kiểm soát được mục đích sử dụng vốn của doanh nghiệp. Chính đặc điểm này đã tạo ra rào cản ngăn trở quá

trình đơn vị bao thanh toán tiếp xúc với các doanh nghiệp. Tâm lý các doanh nghiệp Việt Nam vẫn chưa muốn công khai tình hình hoạt động, càng không muốn một tổ chức bất kỳ nào can thiệp vào quá trình kinh doanh của họ. Vì vậy, các đơn vị bao thanh toán gặp nhiều khó khăn khi tiếp thị sản phẩm này với khách hàng.

* Ba là, các doanh nghiệp vẫn quen dùng các phương thức thanh toán truyền thống như L/C

Nhận thức của phần lớn các doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Việt Nam cộng với môi trường kinh tế không ổn định khiến rất khó thuyết phục được các doanh nghiệp nhận biết được những lợi ích mà bao thanh toán nói chung và bao thanh toán quốc tế nói riêng mang lại.

* Bốn là, Ngân hàng Nhà nước vẫn chưa có quỹ dự phòng bù đắp rủi ro.

Bao thanh toán quốc tế cũng như nghiệp vụ tín dụng khác, là loại hình kinh doanh có rủi ro, chưa có quy định cụ thể về tỷ lệ bù đắp rủi ro cho từng loại nghiệp vụ và việc trích lập quỹ rủi ro như thế nào vẫn đang là vấn đề tranh cãi.

* Năm là, môi trường thông tin của nền kinh tế chưa được minh bạch hoá.

Cơ sở thông tin dữ liệu về khách hàng đã có nhưng vẫn còn thiếu, yếu và chưa được tập trung. Hiện nay, mới chỉ có Trung tâm thông tin tín dụng CIC của Ngân hàng nhà nước là đầu mối tập trung thông tin nhiều nhất phục vụ cho hoạt động tín dụng của các ngân hang.

CHƯƠNG 3

GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ BAO THANH TOÁN QUỐC TẾ TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN Á CHÂU

3.1. ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ BAO THANH TOÁN QUỐC TẾ TẠI NGÂN HÀNG TMCP Á CHÂU TRONG THỜI GIAN TỚI NGÂN HÀNG TMCP Á CHÂU TRONG THỜI GIAN TỚI

3.1.1. Mục tiêu phát triển dịch vụ Bao thanh toán toàn hệ thống Ngân hàng thương mại Việt Nam trong thời gian tới thương mại Việt Nam trong thời gian tới

Mục tiêu định tính

- Xây dựng và phát triển thị trường dịch vụ bao thanh toán đa dạng và

Một phần của tài liệu phát triển dịch vụ bao thanh toán quốc tế tại ngân hàng thương mại cổ phần á châu thực trạng và giải pháp phát triển (Trang 35 - 62)