Sơ đồ nguyên lý và sơ đồ truyền công suất các tay số

Một phần của tài liệu Nghiên cứu xây dựng quy trình kiểm tra chẩn đoán, sửa chữa hộp số tự động u340e trên động cơ TOYOTA 1NZ (Trang 37 - 42)

a. sơ đồ nguyên lý

Hình 2.37:Sơ đồ nguyên lý và sơ đồ truyền công suất các tay số

- Dãy số và hoạt động của các bộ phận:

Bảng 2.3 Bảng hoạt động của các dãy số

Vị trí cần số Tay số Van chuyển số Ly hợp phanh Khớp một chiều S1 S2 C1 C2 C3 B1 B2 B3 F1 F2 P Đỗ ON ON R Lùi ON ON x N N ON ON D Số 1 ON ON x x x Số 2 ON OF x x x X Số 3 OF OF x x x Số 4 OF ON x x x 3 Số 1 ON ON x x x Số 2 ON OF x X Số 3 OF OF x x x 2 Số 1Số 2 ONON ONOF xx x x X x L Số 1 ON ON x x x

b. Sơ đồ truyền công suất các tay số

Hình 2.38: Sơ đồ truyền công suất ở tay số 1 dãy D

Nguyên lý hoạt đông: Trục sơ cấp làm quay bánh răng bao của bộ truyền hành tinh trước theo chiều kim đồng hồ nhờ C1. Bánh răng hành tinh của bộ truyền hành tinh trước quay và chuyển động xung quanh làm cho bánh răng mặt trời quay ngược chiều kim đồng hồ. Trong bánh răng hành tinh sau, cần dẫn sau được F2 cố định, nên bánh răng mặt trời làm cho bánh răng bao của bộ truyền hành tinh sau quay theo chiều kim đồng hồ thông qua bánh răng hành tinh của bộ truyền hành tinh sau. Cần dẫn trước và bánh răng bao của bộ truyền hành tinh sau làm cho trục thứ cấp quay theo chiều kim đồng hồ. Bằng cách này tạo ra được tỷ số giảm tốc lớn.

- Tay số 2 dãy “D”: Các ly hợp C1, Phanh B2 và khớp một chiều F1 hoạt động:

Hình 2.39:Sơ đồ truyền công suất ở tay số 2 dãy D

Trục sơ cấp làm quay bánh răng bao cả bộ truyền hành tinh trước theo chiều kim đồng hồ nhờ C1. Do bánh răng mặt trời bị B2 và F1 cố định nên công suất không được truyền tới bộ truyền bánh răng hành tinh sau. Cần dẫn trước làm cho trục thứ cấp quay theo chiều kim đồng hồ. Tỷ số giảm tốc thấp hơn so với số 1.

- Tay số 3 dãy “D” : Các ly hợp C1, C2 hoạt động:

Hình 2.40: Sơ đồ truyền công suất ở tay số 3 dãy D

Trục sơ cấp làm quay bánh răng bao của bộ hành tinh trước theo chiều kim đồng hồ nhờ C1, và đồng thời làm quay bánh răng mặt trời theo chiều kim đồng hồ nhờ C2. Do bánh răng bao của bộ truyền hành tinh trước và bánh răng mặt trời quay với nhau cùng một tốc độ nên toàn bộ truyền bánh răng hành tinh cũng quay với cùng tốc độ và công suất được dẫn từ cần dẫn phía trước tới trục thứ cấp. Khi gài số ba, tỉ số giảm tốc là 1. Tuy ở số 3 tại dãy "D" phanh động cơ có hoạt động, nhưng do tỉ số giảm tốc là 1 lực phanh động cơ tương đối nhỏ.

- Tay số 4 dãy “D” : Các ly hợp C2, Phanh B1, B2 và khớp một chiều F1 hoạt động:

Hình 2.41: Sơ đồ truyền công suất ở tay số 4 dãy D

Hình 2.42:Sơ đồ truyền công suất ở tay số 1 dãy 2

Nguyên lý hoạt đông: Trục sơ cấp làm quay bánh răng bao của bộ truyền hành tinh trước theo chiều kim đồng hồ nhờ C1. Bánh răng hành tinh của bộ truyền hành tinh trước quay và chuyển động xung quanh làm cho bánh răng mặt trời quay ngược chiều kim đồng hồ. Trong bánh răng hành tinh sau, cần dẫn sau được F2 cố định, nên bánh răng mặt trời làm cho bánh răng bao của bộ truyền hành tinh sau quay theo chiều kim đồng hồ thông qua bánh răng hành tinh của bộ truyền hành tinh sau. Cần dẫn trước và bánh răng bao của bộ truyền hành tinh sau làm cho trục thứ cấp quay theo chiều kim đồng hồ. Bằng cách này tạo ra được tỷ số giảm tốc lớn, ở tay số này có chế độ phanh động cơ.

- Tay số 2 dãy “2”: Các ly hợp C1, phanh B2và khớp một chiều F1 hoạt động:

Hình 2.43: Sơ đồ truyền công suất ở tay số 2 dãy 2

Nguyên lý hoạt động: Trục sơ cấp làm quay bánh răng bao cả bộ truyền hành tinh trước theo chiều kim đồng hồ nhờ C1. Do bánh răng mặt trời bị B2 và F1 cố định nên công suất không được truyền tới bộ truyền bánh răng hành tinh sau. Cần dẫn trước làm cho trục thứ cấp quay theo chiều kim đồng hồ. Tỷ số giảm tốc thấp hơn so với số 1.

- Tay số 1 dãy “L” : Các ly hợp C1 và khớp một chiều F2 hoạt động:

Hình 2.44:Sơ đồ truyền công suất ở tay số 1 dãy L

Nguyên lý hoạt đông: Trục sơ cấp làm quay bánh răng bao của bộ truyền hành tinh trước theo chiều kim đồng hồ nhờ C1. Bánh răng hành tinh của bộ truyền hành tinh trước quay và chuyển động xung quanh làm cho bánh răng mặt trời quay ngược chiều kim đồng hồ. Trong bánh răng hành tinh sau, cần dẫn sau được F2 cố định, nên bánh răng mặt trời làm cho bánh răng bao của bộ truyền hành tinh sau quay theo chiều kim đồng hồ thông qua bánh răng hành tinh của bộ truyền hành tinh sau. Cần dẫn trước và bánh răng bao của bộ truyền hành tinh sau làm cho trục thứ cấp quay theo chiều kim đồng hồ. Bằng cách này tạo ra được tỷ số giảm tốc lớn, ở tay số này có chế độ phanh động cơ.

- Tay số lùi “R” : Các ly hợp C3 và phanh B3 hoạt động:

Hình 2.45: Sơ đồ truyền công suất ở tay số R

Nguyên lý hoạt động: Trục sơ cấp làm quay bánh răng mặt trời theo chiều kim đồng hồ nhờ C2. Ở bộ truyền bánh răng hành tinh sau do cần dẫn sau bị B3 cố định nên bánh răng bao của bộ truyền hành tinh sau quay ngược chiều kim đồng hồ thông qua bánh răng hành tinh của bộ truyền hành tinh sau, và trục thứ cấp được quay ngược

tỉ số giảm tốc lớn. Việc phanh bằng động cơ xảy ra khi hộp số tự động được chuyển sang số lùi, vì số lùi không sử dụng khớp một chiều để truyền lực dẫn động.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu xây dựng quy trình kiểm tra chẩn đoán, sửa chữa hộp số tự động u340e trên động cơ TOYOTA 1NZ (Trang 37 - 42)