Tại Liên Xô cũ ngay từ năm 1931 đã ban hành tiêu chuẩn tổ hợp các bài tập "Sẵn sàng lao động và bảo vệ Tổ quốc". Nội dung và các yêu cầu đã được điều chỉnh và thay đổi đã phản ánh sự thay đổi các điều kiện khách quan của cuộc sống, phản ánh tiến trình nhanh chóng hoàn thiện thể chất của các thế hệ công dân và sự phát triển logic của hệ thống GDTC chất Xô viết. Các chỉ tiêu thể lực được xác định dựa trên các nguyên tắc và cơ sở khoa học GDTC và mức độ đánh giá cho các thành viên trong xã hội thực hiện, các tiêu chuẩn này
32
được xác định theo lứa tuổi, năm học và giới tính. Nội dung và yêu cầu tiêu chuẩn phụ thuộc vào hệ thống GDTC của mỗi quốc gia.
Trong tổ hợp: "Sẵn sàng lao động và bảo vệ Tổ quốc" đã thể hiện rõ các nguyên tắc cơ bản của hệ thống GDTC Xô Viết như nguyên tắc liên hệ với thực tiễn lao động và quốc phòng, nguyên tắc phát triển cân đối toàn diện, nguyên tắc nâng cao sức khoẻ. Các tiêu chuẩn trong tổ hợp đã là cơ sở cho mọi -tiêu chuẩn thể hiện các chương trình GDTC ở Liên Xô cũ. Trong tổ hợp "Sẵn sàng lao động và bảo vệ Tổ quốc" có 5 cấp: cấp 1, 2, 3 là các cấp dành cho thanh thiếu niên, nhi đồng, cấp 4 là cấp "hoàn thiện thể chất dành cho các lứa tuổi 19 - 28 và 29 - 39 (nam) 19 - 28 tuổi và 29 - 34 tuổi (nữ).
Tổ hợp các bài tập này bao quát hầu hết các giai đoạn phát triển của con người qua các lứa tuổi và sự chuyển biến từ cấp này sang cấp khác chỉ rõ mức độ chuẩn bị thể lực theo lứa tuổi, sự tăng tiến theo yêu cầu và các tiêu chuẩn đó tăng từ cấp này sang cấp khác cho tới khi các yếu tố tự nhiên và thoái biến theo lứa tuổi bắt đầu tác động tới cơ thể. Trong các tiêu chuẩn và yêu cầu của mỗi cấp còn xét đến các chỉ số phát triển và năng lực thể chất và các chỉ số về thành tích, về mức độ tiếp thu kiến thức kỹ năng, kỹ xảo quan trọng trong cuộc sống con người.
Nhiều nước trên thế giới dã thực hiện tiêu chuẩn về các chỉ tiêu thể lực tại Mỹ trong thập niên 70 đã sử dụng test Cooper để kiểm tra đánh giá thể lực trong lực lượng Hải quân (chạy 12 phút tính quãng đường chạy). Tại Singapore năm 1992 đã hoàn chỉnh 6 nội dung kiểm tra thể chất học sinh, sinh viên từ 12 đến 24 tuổi và cho các đối tượng nhân dân từ 24 - 55 tuổi. Tại Nhật Bản từ năm 1993 cũng đã xây dựng hoàn chỉnh các test kiểm tra thể chất cho mọi người với các nội dung cho học sinh từ tuổi "mẫu giáo" (4 tuổi) đến sinh viên (24 tuổi) và đối tượng nhân dân từ 24 - 65 tuổi. Các nội dung đó bao gồm: Bật xa không đà (cm) ngồi gập thân (số lần trong
33
30s) nằm sấp co duỗi tay (số lần tối đa không hạn chế thời gian) và chạy 5 phút quãng đường đạt được.
Trong thời kỳ 1955 -1965 nươc ta đã ban hành Tiêu chuẩn rèn luyện thân thể tạm thời theo lứa tuổi trong sinh viên các trường Đại học và trung học chuyên nghiệp. Ngày 24-6-1971 Bộ Đại học và trung học chuyên nghiệp ra chỉ thị số 14/TD-QS về việc thực hiện Tiêu chuẩn rèn luyện thân thể theo lứa tuổi, giới tính và qui định sinh viên tốt nghiệp đại học phải đạt tiêu chuẩn rèn luyện thân thể cấp II.
Để đáp ứng được yêu cầu phát triển thể lực sinh viên phù hợp với giai đoạn mới của đất nước. Bộ Đại học và trung học chuyên nghiệp (nay là Bộ Giáo dục và đào tạo) đã ra quyết định số 203/QĐ-TDTT ngày 23/1/1989 và các văn bản pháp qui khác ban hành về nội dung tiêu chuẩn rèn luyện thân thể theo năm học, giới tính cho sinh viên. Nội dung của tiêu chuẩn đó bao gồm: Chạy 50m tốc độ xuất phát cao, Chạy 1000m (nam) 500m (nữ), Bật xa không đà (cm), Nằm sấp chống đẩy trên bục (nữ tính số lần đạt được), Co tay trên xà đơn (nam tính số lần đạt được). Treo co tay và giữ trên xà đơn (nữ - giây) yêu- cầu sinh viên phải đạt các nội dung tiêu chuẩn theo từng năm học.
Không dừng lại ở đó, ngày 18/9/2008 Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ban hành Quyết định số 53/2008/QĐ-BGDĐT [28], quy định về việc đánh giá, xếp loại thể lực học sinh, sinh viên (Thay thế tiêu chuẩn rèn luyện thân thể). Văn bản này áp dụng đối với học sinh, sinh viên của các học viện, trường đại học, trường cao đẳng, trường trung cấp chuyên nghiệp, trường tiểu học, trường trung học cơ sở, trường trung học phổ thông và trường phổ thông có nhiều cấp học; Không áp dụng đối với học sinh, sinh viên khuyết tật, tàn tật; học sinh, sinh viên mắc các loại bệnh không thể vận động với cường độ và khối lượng cao, được cơ sở y tế có thẩm quyền từ cấp huyện trở lên xác nhận.
34
Việc đánh giá, xếp loại thể lực học sinh, sinh viên được phân theo lứa tuổi từ 6 tuổi đến 20 tuổi. Học sinh, sinh viên từ 21 tuổi trở lên sử dụng các chỉ số đánh giá của lứa tuổi 20.
Khi đánh giá xếp loại thể lực học sinh, sinh viên cần dựa trên 6 nội dung, cụ thể là: Lực bóp tay thuận, Nằm ngửa gập bụng 30 giây, Bật xa tại chỗ, Chạy 30 m XPC, Chạy con thoi 4 x 10m, Chạy tuỳ sức 5 phút. Mỗi học sinh, sinh viên được đánh giá tối thiểu 4 trong 6 nội dung; trong đó nội dung Bật xa tại chỗ và Chạy tuỳ sức 5 phút là bắt buộc.
Xếp loại thể lực theo 3 loại:
- Tốt: Kết quả kiểm tra các chỉ tiêu theo lứa tuổi có 3 chỉ tiêu Tốt và một chỉ tiêu Đạt trở lên
- Đạt: Kết quả kiểm tra các chỉ tiêu theo lứa tuổi từ mức Đạt trở lên. - Chưa đạt: Kết quả kiểm tra các chỉ tiêu theo lứa tuổi có 1 chỉ tiêu
dưới mức Đạt.
Tóm lại: Căn cứ mục đích, yêu cầu của chương trình GDTC theo quyết định 203/QĐ-TDTT và những cơ sở lý luận đánh giá chất lượng giáo dục chung trong toàn bộ hệ thống giáo dục quốc dân. Việc đánh giá chất lượng GDTC sinh viên được tiến hành với các nội dung sau:
- Kiến thức lý luận về GDTC được qui định theo chương trình. - Kỹ năng thực hiện kỹ thuật các môn thể thao
- Thực hiện các chỉ tiêu thể lực theo nội dung tiêu chuẩn rèn luyện thân thể theo năm học.
Trong đó nội dung thực hiện các chỉ tiêu thể lực rèn luyện thân thể là một yêu cầu bắt buộc và rất quan trọng trong nâng cao thể lực và chất lượng GDTC trong các trường Đại học.
35
Kết kuận chƣơng:
Qua tổng quan vấn đề nghiên cứu, đề tài đi đến một số nhận xét sau: 1. Công tác TDTT nói chung và GDTC cho thế hệ trẻ luôn được Đảng và Nhà nước quan tâm, với mục đích góp phần giáo dục con người phát triển toàn diện, tạo nên nguồn nhân lực chất lượng cao cho công cuộc công nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nước.
2. GDTC là một bộ phận của nền TDTT nước nhà. GDTC là một nội dung, biện pháp quan trọng giúp sinh viên phát triển hài hoà về trí tuệ và thể chất, tinh thần và đạo đức. Đồng thời, xây dựng mỗi nhà trường thành những cơ sở phong trào TDTT quần chúng của sinh viên.
3. Quá trình xây dựng và phát triển của chương trình GDTC ở các trường Đại học trải qua từng thời kỳ cách mạng của nước nhà, mỗi thời kỳ đều có đặc điểm riêng biệt gắn liền với công cuộc bảo vệ và xây dựng đất nước. Trên cơ sở đó phải tìm ra những những giải phát triển công tác GDTC trong sinh viên cho phù hợp để không ngừng nâng cao chất lượng GDTC trong nhà trường các cấp.
4. Các chỉ tiêu đánh giá, xếp loại thể lực là một trong những nội dung cơ bản để đánh giá chất lượng giáo GDTC và phải được tiến hành theo từng học kỳ và năm học trong quá trình học tập của sinh viên.
36
Chƣơng 2
THỰC TRẠNG CÔNG TÁC GIÁO DỤC THỂ CHẤT CHO SINH VIÊN ĐẠI HỌC TÂY BẮC
2.1. Thực trạng các nhân tố ảnh hƣởng tới công tác giáo dục thể chất
Các nhân tố ảnh hưởng tới công tác GDTC Đại học Tây Bắc bao gồm các nhân tố khách quan và chủ quan. Sau đây là trình bày các nhân tố cơ bản có sự ảnh hưởng nhiều nhất đối với công tác GDTC ở Đại học Tây Bắc.
Đại học Tây Bắc gồm những khoa như: Khoa Thể dục Thể thao, khoa Sử địa, khoa Sinh hóa, khoa Nông lâm, khoa Ngữ văn, khoa Ngoại ngữ, khoa Toán-Lý-Tin, khoa Tiểu học-Mầm non và bộ môn Tâm lý.
Các hệ Cao đẳng của Đại học Tây Bắc đã hình thành và phát triển nhiều năm nay. Còn hệ Đại học của Đại học Tây Bắc thì mới được hình thành cách đây 13 năm. Do đó Đại học Tây Bắc về mọi mặt còn rất non trẻ, nên còn nhiều mặt hạn chế và khó khăn. Hiện nay Đại học Tây Bắc vừa phải tiến hành đào tạo vừa phải xây dựng trường sở, cơ sở vật chất để đáp ứng cho công tác đào tạo.
Hiện nay Đại học Tây Bắc gồm các chuyên ngành đào tạo ở bậc đại học: Cử nhân Giáo dục Thể chất, Cử nhân Toán, Cử nhân Vật lý, Cử nhân Mầm nom, Cử nhân Tiểu học, Cử nhân Hoá học, Cử nhân Địa lý, Cử nhân khoa học Môi trường, Cử nhân sinh, Cử nhân Công nghệ sinh học, Cử nhân Văn học, Cử nhân Lịch sử, Cử nhân khoa học Quản lý, Cử nhân Ngoại ngữ... Đại học Tây Bắc đã tiến hành nghiên cứu và cải tiến nội dung quy trình giảng dạy mục tiêu đào tạo cho phù hợp với tình hình phát triển của đất nước, nhằm phấn đấu trở thành trung tâm đào tạo chất lượng cao về các mặt của tỉnh.
37
2.2. Thực trạng cơ sở vật chất thể dục thể thao
Do mới thành lập cho nên nói chung cơ sở vật chất và cơ sở vật chất TDTT nói riêng của Đại học Tây Bắc còn nghèo nàn. Diện tích đất đai tương đối tốt, song việc hoàn thiện cơ sở hạ tầng theo quy hoạch cần phải được đầu tư đủ kinh phí.
Cơ sở vật chất là một trong những yếu tố quan trọng góp phần nâng cao chất lượng giảng dạy và học tập môn GDTC. Có sân bãi, dụng cụ đảm bảo chất lượng thì giảng dạy mới đầy đủ nội dung theo chương trình và học sinh mới thực hiện được các yêu cầu mà môn học đưa ra.
Mặc dù đã được sự quan tâm của Bộ GD - ĐT, Đảng ủy, Ban Giám Hiệu nhà trường, song cơ sở vật chất TDTT của Đại học Tây Bắc hiện chưa đáp ứng đủ cho nhu cầu học tập của sinh viên số lượng ngày càng gia tăng. Thúc đẩy cho việc xây dựng thêm cơ sở vật chất TDTT là điều cấp thiết để đảm bảo chất lượng dạy và học môn GDTC.
Để làm sáng tỏ vấn đề này đề tài tiến hành khảo sát và đánh giá thực trạng cơ sở vật chất. kết quả khảo sát được chúng tôi trình bày ở bảng 2.1.
Qua bảng 2.1 cho thấy, hiện nay cơ sở vật chất phục vụ giảng dạy môn học GDTC của Trường Đại học Tây Bắc còn nhiều thiếu thốn và hạn chế.
Số lượng sân bãi chưa đáp ứng được về số lượng và chất lượng phục vụ cho công tác giảng dạy cũng như yêu cầu chuyên môn. Việc triển khai kế hoạch đào tạo còn gặp nhiều khó khăn do số lượng lớp học nhiều và số lượng sinh viên trong một lớp học rất đông mà sân bãi lại không đáp ứng được. Do thiếu về sân bãi giảng dạy và chất lượng không đảm bảo dẫn đến chưa tạo được hứng thú cho người học, hoạt động còn bị gò bó, mất tập trung ... dẫn đến chất lượng môn học không cao.
38
Bảng 2.1. Thực trạng sân bãi dụng cụ TDTT của Đại học Tây Bắc TT Các loại cơ sở
vật chất TDTT
Số
lƣợng Chất lƣợng Chất liệu
1 Sân bóng đá 1 Trung bình Mặt sân đất nện
2 Sân bóng chuyền 3 Khá Mặt sân bê tông
3 Sân bóng rổ 1 Khá Mặt sân bê tông
4 Sân cầu lông 3 khá Mặt sân bê tông
5 Sân bóng ném 1 khá Mặt sân bê tông
6 Đường chạy 100m 2 Trung bình Mặt sân đất nện 7 Đường chạy cự ly trung bình 1 Trung bình Mặt sân đất nện
8 Sân đẩy tạ 2 Trung bình Mặt sân đất nện
9 Đệm nhảy cao 5 Khá Đệm 10 Hố nhảy xa 2 Trung bình Cát 11 Xà đơn 2 Trung bình Sắt 12 Xà kép 3 Trung bình Sắt 13 Xà lệch 1 Trung bình Sắt 14 Bàn bóng bàn 5 Khá Gỗ tổng hợp
2.3. Thực trạng đội ngũ giảng viên thể dục thể thao của Đại học Tây Bắc
Trong quá trình sây dựng và phát triển của trường Đại học Tây Bắc, nhà trường luôn chú trọng đến công tác tuyển dụng và đào tạo đội ngũ giáo viên TDTT nhằm phát triển cả về số lượng và chất lượng của đội ngũ giảng viên, hiện nay cán bộ giáo viên trong khoa có 26 giảng viên và 2 chuyên viên (1 trợ lý khoa, 1 quản lý kho).
Các giảng viên có cả nam và nữ. Tuổi đời và tuổi nghề còn rất trẻ. Nam giảng viên phụ trách khoa nhiều tuổi nhất là 56 tuổi, còn lại là 23 đến 40 tuổi.
39
Tất cả tốt nghiệp đại học TDTT đã dạy được 1 thời gian trong đó 14 giảng viên học ở Đại học TDTT Bắc Ninh, 9 giảng viên học ở Đại học sư phạm TDTT Hà Nội, 1 giảng viên học tại khoa GDTC Đại học sư phạm Hà Nội, 1 giảng viên học tại khoa GDTC Đại học sư phạm Thái Nguyên, 1 giảng viên du học tại Cu Ba, 1 chuyên viên học tại Đại học TDTT Bắc Ninh, 1 chuyên viên học tại Đại học Tây Bắc. Mỗi giảng viên có chuyên sâu khác nhau: Điền kinh, Bóng rổ, Cầu lông, Bóng đá, Bóng chuyền, Bóng ném, Võ. Hiện nay số lượng 26 giảng viên và 2 chuyên viên chưa đủ về số lượng đảm bảo các giờ lên lớp cho sinh viên trong toàn trường.
Hiện nay có 14 giảng viên đã hoc xong Cao học, 4 giảng viên đang học nghiên cứu sinh, 12 giảng viên và 2 chuyên viên đang học Cao học ở Đại học sư phạm Hà Nội. Trong những năm tới lần lượt các giảng viên cũng sẽ đi thi và học nghiên cứu sinh. Đó là sự cố gắng của tất cả các giảng viên khoa TDTT của Đại học Tây Bắc nhằm thể chế hoá chất lượng đội ngũ giảng viên Đại học và nâng cao năng lực, chất lượng giảng dạy.
Đội ngũ giảng viên GDTC của Đại học Tây Bắc rất yêu ngành nghề và đầy nhiệt huyết trong công tác dạy học, vượt qua mọi khó khăn để hoàn thành nhiệm vụ. Tuy tuổi đời và tuổi nghề còn rất trẻ nhưng ý thức và trách nhiệm trong công tác dạy học khá cao.
40
Bảng 2.2. Thực trạng đội ngũ giảng viên thể dục thể thao của Đại học Tây Bắc
TT Trình độ lƣợng Số
Thâm niên
công tác - năm Ghi chú
1 - 5 > 5 - 10 > 10
1 Cử nhân 14 14 0 0 12 GV, 2 CV
đang học cao học
2 Thạc sĩ 14 2 9 3 4 GV đang học
nghiên cứu sinh
3 Tiến sĩ 0 0 0 0
4 Giảng viên chính 1 0 0 1
2.4. Chƣơng trình giáo dục thể chất của Đại học Tây Bắc
2.4.1. Chương trình môn học giáo dục thể chất và tổ chức đào tạo
Khoa TDTT trường Đại học Tây Bắc, đã và đang thực hiện nghiêm túc chủ trương GDTC của Bộ GD - ĐT ban hành, áp dụng cho đối tượng là sinh viên các trường đại học với nội dung gồm:
2.4.2. Nội dung và nhiệm vụ của Giáo dục thể chất trong trường Đại học Tây Bắc
GDTC bao gồm nhiều nội dung và hình thức có liên quan chặt chẽ với nhau: Giờ học môn thể dục, tham gia các hoạt động ngoại khóa TDTT, tự tập luyện của sinh viên.
Chương trình môn học thể dục và các hình thức GDTC khác được sắp xếp phù hợp với trình độ sức khỏe, giới tính và lứa tuổi.