Thời kỳ từ năm 1995 đến nay

Một phần của tài liệu nghiên cứu giải pháp nâng cao chất lượng công tác giáo dục thể chất cho sinh viên đại học tây bắc (Trang 30 - 101)

Ngày 14-1-1994 tại công văn 59/ĐH Bộ Giáo dục và đào tạo đã yêu cầu: "Các chuyên gia cần phát hiện những nội dung chung nhất, những yếu tố hợp lý nhất để sắp xếp lại chương trình đào tạo... "và ngày 4/10/1994 Bộ Giáo dục và đào tạo đã tổ chức hội thảo về hướng cải tiến chương trình. Qua đó đã xác định chương trình GDTC chia thành 2 giai đoạn (150 tiết) [19].

Giai đoạn I: Gồm 3 học phần tương ứng với qúa trình đào tạo Đại học đại cương cho sinh viên, giai đoạn này Bộ Giáo dục và Đào tạo đã có bộ đề cương chi tiết về nội dung và phân bố chương Trình.

Chương trình môn học thể dục ở giai đoạn này được tiến hành giảng dạy liên tục trong toàn khoá học, tạo sự hoà nhịp chung giữa các trường để khi sang giai đoạn II sinh viên có thể chuyển trường theo học các ngành chuyên môn phù hợp mà không bị hẫng về kiến thức và kỹ năng. Ở

24

giai đoạn này tiếp tục giảng dạy theo phân loại sức khoẻ và có kiểm tra định kỳ hàng năm để có thể chuyển từ nhóm sức khoẻ yếu lên bình thường và ngược lại.

Giai đoạn II: Tuỳ thuộc vào khả năng giáo viên, cơ sở vật chất và yêu cầu của các trường mà Bộ Giáo dục - Đào tạo cho phép các trường có thể đưa vào giảng dạy một số môn thể thao tự chọn của học sinh. Ở đây phải đa dạng nội dung để các trường có thể chọn từ một đến nhiều nội dung để giảng dạy cho sinh viên ở giai đoạn này.

Trong quá trình hoạt động của mình mặc dù đã có nhiều cố gắng trong việc nghiên cứu cải tiến chương trình GDTC trong các trường Đại học nhằm không ngừng nâng cao chất lượng môn học. Bộ Giáo dục và Đào tạo đã đạt được những thành tựu đáng kể rất đáng trân trọng trong lĩnh vực này. Tuy vậy qua công tác đánh giá thực trạng của các nhà chuyên gia hàng đầu trong lĩnh vực này (Nguyễn Kỳ Anh, Vũ Đức Thu - Vụ GDTC - Bộ Giáo dục và Đào tạo) [48] cho thấy thực tế của công tác GDTC trong các trường Đại học trong những năm qua còn tồn tại một số hạn chế cơ bản sau việc dạy và học thể dục thể thao ở nhiều trường mới chỉ dừng ở hình thức chủ yếu cho có được điểm số đánh giá mà chưa chú trọng đến thực tế và sự phát triển thể lực của sinh viên, khâu tổ chức, quản lý còn lỏng lẻo, chưa quan tâm đúng mức đến việc tạo các điều kiện đảm bảo về cán bộ, cơ sở vật chất và kinh phí.

Về tình trạng sức khoẻ và thể lực của sinh viên có 4,1% và 5,9% sinh viên các trường trong và ngoài khối kỹ thuật xếp loại sức khoẻ và thể lực yếu cần được quan tâm đặc biệt trong quá trình GDTC. Hàng năm có tới 38,8% trường hợp sinh viên mắc các bệnh thông thường phải nghỉ hoặc ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình học tập.

Đội ngũ giáo viên thể dục thể thao thiếu và yếu không đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ ngày càng cao trong việc tiến hành GDTC theo qui trình mới ở

25

bậc Đại học. Nhiều trường chưa đủ số lượng giáo viên với tỷ lệ 1/200 sinh viên theo qui định của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

- Về chất lượng giáo viên: Trong số 390 giáo viên chỉ có 10% có trình độ thực tập sinh sau đại học, có trên 20% trình độ cao đẳng, trung học chuyên nghiệp và đào tạo ngắn hạn. Trong các trường không chuyên về thể dục thể thao còn chưa có học vị tiến sĩ và học hàm phó giáo sư, số giáo viên có trình độ đại học lâu không được bồi dưỡng nghiệp vụ một cách thường xuyên và có nề nếp, nên trình độ lạc hậu và yếu.

- Về cơ sở vật chất và kinh phí. Có tới 60% số trường không có đủ điều kiện về sân bãi và dụng cụ thiết bị tối thiểu phục vụ dậy và học thể dục thể thao. Hiện nay công suất các công trình thể dục thể thao của các trường chỉ đảm bảo cho khoảng 10% sinh viên có điều kiện tập luyện 2 giờ 1 tuần.

Trên cơ sở quán triệt chỉ thị 36/CT-TW ngày 24-3-1994 của Ban Bí thư Trung ương Đảng, ngày l - 8 - 1994, Bộ Giáo Dục và Đào tạo đã ban hành thông tư 11/TT-GD-ĐT hướng dẫn thực hiện chỉ thị 36/CT-TW về công tác thể dục thể thao trong giai đoạn mới đối với ngành giáo dục và đào tạo.[6]

Thông tư đã chỉ rõ phải "Xây dựng phong trào thể dục thể thao quần chúng trong trường học... Qui hoạch và có kế hoạch đào tạo bồi dưỡng đội ngũ cán bộ và giáo viên thể dục thể thao đồng thời củng cố hệ thống cán bộ quản lý chỉ đạo GDTC... Cùng với các ngành hữu quan xây dựng định mức, định chuẩn và các điều kiện đảm bảo về cán bộ, cơ sở vật chất, kinh phí để quản lý tốt công tác GDTC... Trong qui hoạch xây dựng và nâng cấp trường sở phải đảm bảo sân chơi, bãi tập cho học sinh, sinh viên... Nghiên cứu đề xuất với Bộ tiêu chuẩn rèn luyện thân thể cho học sinh, sinh viên phù hợp với đặc điểm sinh lý lứa tuổi, giới tính và sự phát triển thể lực của học sinh theo vùng, lãnh thổ. Nghiên cứu xây dựng điểm tiến

26

tới phát triển thành hệ thống các câu lạc bộ, trung tâm thể dục thể thao của học sinh, sinh viên của địa phương mình" [38].

Trước sự phát triển ngày càng cao với những yêu cầu, nhiệm vụ tương ứng của ngành Giáo dục và đào tạo. Tại công văn số 2869/GDTC về việc hướng dẫn thực hiện chỉ thị 133/TTg của Thủ tướng Chính phủ. Bộ Giáo dục và đào tạo đã nhấn mạnh tới việc cải tiến nội dung giảng dạy thể dục thể thao nội, ngoại khoá và tiêu chuẩn rèn luyện thân thể cho học sinh, sinh viên trong đó chỉ rõ:[24]

- Trên cơ sở xác định rõ mục tiêu, tiến hành rà soát lại toàn bộ chương trình giảng dạy, sách giáo khoa thể dục thể thao trong nhà trường các cấp Tổ chức nghiên cứu bổ sung và hoàn chỉnh chương trình, sách giáo khoa, nội dung tiêu chuẩn đánh giá về GDTC.

- Tổ chức nghiên cứu cải tiến nội dung tiêu chuẩn rèn luyện thân thể cho học sinh, sinh viên các cấp học. Nội dung và phương pháp đánh giá cần đảm bảo cơ sở lý luận và thực tiễn, đảm bảo phát triển thể chất toàn diện, nhưng đơn giản dễ tập luyện và phù hợp với điều kiện cụ thể trong các nhà trường.

- Nghiên cứu cải tiến hệ thống tổ chức phát hiện, bồi dưỡng ban đầu tài năng thể thao học sinh phổ thông và nâng cao thành tích thể thao học sinh, sinh viên các cấp học.

Mục tiêu GDTC giai đoạn 200l - 2005 cũng được xác định, cụ thể là: - Có bước phát triển vững chắc về GDTC và TDTT quần chúng trong học sinh, sinh viên đạt 70% trường học các cấp thực hiện GDTC có chất lượng, 20% số trường có hoạt động TDTT ngoại khóa thường xuyên.

- Mở rộng và nâng cao chất lượng các câu lạc bộ trường chuyên, lớp chọn về thể thao, nhằm tạo điều kiện thuận lợi nâng cao thành tích thể thao của học sinh, sinh viên. Phấn đấu đạt thứ 5 trở lên trong các giải thể thao học sinh, sinh viên Đông Nam Á (ASEAN).

27

- Tiếp tục củng cố tổ chức quản lý Nhà nước về TDTT của cấp giáo dục; đồng thời tăng cường các tổ chức xã hội về thể thao của học sinh, sinh viên.

- Xây dựng các công trình TDTT theo quy hoạch, nâng cao chất lượng xây dựng và trang thiết bị các công trình cơ bản ở các khu vực trường và cơ sở trường: Bảo đảm các điều kiện cần thiết, để tổ chức các cuộc thi đấu quốc gia và quốc tế của học sinh, sinh viên về một số môn thể thao.

- Hình thành một bộ phận cán bộ, giáo viên TDTT có trình độ cao (trên Đại học) trong các trường, đặc biệt là các trường sư phạm và cơ quan quản lý nghiên cứu giáo dục. Đào tạo giáo viên TDTT đạt tỷ lệ bình quân 350-400 học sinh có một giáo viên chuyên trách TDTT

Mục tiêu GDTC giai đoạn 2006-2025 được định hướng, cụ thể như sau: - Mục tiêu GDTC giai đoạn 2006-2025 mang tính chất dự báo theo sự phát triển của đất nước. Theo dự báo cuối giai đoạn 2006-2025 đất nước ta trở thành một nước công nghiệp, cơ sở vật chất kỹ thuật hiện đại, đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân đạt mức khá cao, GDP bình quân đầu người tăng ít nhất 10 lần so với hiện nay. Đến khi đó, GDTC và TDTT càng có vị trí quan trọng trong đời sống của nhân dân để thích ứng với điều kiện của một nước công nghiệp.

- Quy mô và chất lượng của phong trào TDTT quần chúng trong học sinh, sinh viên được mở rộng và nâng cao, cơ sở hạ tầng của TDTT trường học được phát triển đồng bộ theo nhiều cấp độ khác nhau, nhằm đảm bảo có chất lượng và hiệu quả cao trong GDTC, bồi dưỡng và phát triển tài năng thể thao của đất nước.

- Đạt 100% trường học thực hiện GDTC có chất lượng 80% số trường có hoạt động TDTT ngoại khóa thường xuyên.

28

- Phát triển lực lượng vận động viên và học sinh, sinh viên đạt trình độ cao ở khu vực Đông Nam Á. Thể thao học sinh, sinh viên trở thành lực lượng chính của thể thao Việt Nam.

- Hệ thống tổ chức GDTC và thể thao học đường được xã hội hóa ở trình độ cao, trên cơ sở mục tiêu giáo dục theo pháp luật và các văn bản dưới luật của Nhà nước.

- Các công trình TDTT trường học được hiện đại hóa, ngang tầm với nhà trường của các nước tiên tiến trong khu vực.

- Đội ngũ cán bộ, giáo viên TDTT có khả năng sáng tạo về lý luận và phương pháp GDTC, vận dụng công nghệ tiên tiến trong công tác GDTC và thể thao học đường; tham gia hoạt động có hiệu quả trong các tổ chức thể thao học sinh, sinh viên ở khu vực và thế giới. Đào tạo đủ giáo viên TDTT cho trường học, theo tiêu chuẩn 300 - 400 học sinh có một giáo viên TDTT chuyên trách.

Để đáp ứng yêu cầu xây dựng lực lượng cho chiến lước đào tạo con người phát triển toàn diện, góp phần thực hiện mục tiêu dân giàu, nước mạnh xã hội công bằng, dân chủ và văn minh, với quan điểm TDTT là công tác cách mạng, Đảng - Chính phủ luôn quan tâm đền công tác TDTT nói chung GDTC nói riêng, thấm nhuần quan điểm của Đảng với TDTT - GDTC, hai ngành GD - ĐT và TDTT đã phối kết hợp, chỉ đạo nội dung công tác GDTC trong tình hình mới, phục vụ đắc lực mục tiêu đào tạo con người phát triển toàn diện góp phần tích cực vào sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.

Tóm lại, tuy còn có những vấn đề tồn tại trong lĩnh vực GDTC ở các trường Đại học. Song những thành tích mà Bộ Giáo dục và đào tạo đã đạt được trong gần 50 năm qua đã đóng góp một phần to lớn trong sự nghiệp trồng người, bồi dưỡng thế hệ trẻ của đất nước. Qua từng thời kỳ cách mạng

29

của nước nhà việc đề ra được những giải pháp khắc phục những vấn đề còn tồn tại của các chuyên gia khoa học đã tạo ra hành lang định hướng cho các nhà chuyên môn GDTC có những hướng giải quyết đúng đắn và kịp thời để ngày càng nâng cao chất lượng GDTC trong nhà trường các cấp.

1.4. Các chỉ tiêu thể lực một nội dung cơ bản đánh giá chất lƣợng giáo dục thể chất

Giáo dục thể chất là một bộ phận cơ bản quan trọng trong hệ thống giáo dục toàn diện của Đảng nhà nước ta. Xuất phát từ mục tiêu và những hoạt động của mình, cùng với những khái niệm cơ bản của các mặt giáo dục chung thì việc đánh giá chất lượng GDTC được xác định bởi khả năng thực hiện được mục đích và nhiệm vụ chương trình. Ở Liên xô (cũ) việc kiểm tra đánh giá chất lượng GDTC được áp dụng theo các nội dung cơ bản sau:

- Thời gian tham gia học tập lý thuyết cũng như thực hành theo thời khoá biểu của chương trình.

Kiểm tra trình độ thể lực, thực hiện được các yêu cầu tiêu chuẩn cấp 4 của tổ hợp "Sẵn sàng và bảo vệ Tổ quốc" và nâng cao thành tích thể thao.

- Thực hiện được các bài tập và yêu cầu kiểm tra, kiểm tra lý luận GDTC theo chương trình qui định.

1.4.1. Lý thuyết (kiến thức về GDTC)

Kiến thức GDTC có ý nghĩa rất quan trọng trong việc tiếp thu kỹ năng, kỹ xảo vận động. Theo Nôvicốp và Mátvêép thì: "Kiến thức làm tiền đề cho việc tiếp thu kỹ năng, kỹ xảo vận động và sử dụng một cách có hiệu quả các năng lực thể chất trong cuộc sống. Kiến thức chỉ rõ ý nghĩa cá nhân và xã hội của việc GDTC cũng như bản chất của việc giáo dục này, các kiến thức cho phép sử dụng các giá trị của thể dục thể thao với mục đích tự giáo dục " [3].

30

chọn và sử dụng các bài thập thể chất "Cùng một loại bài tập, có thể mang lại hiệu quả hoàn toàn khác nhau căn cứ vào phương pháp sử dụng bài tập đó" [3].

Theo tiến sỹ khoa học giáo dục Liên Xô Pomomarev- 1983 nhận xét: Kiến thức GDTC được xác định bởi những tri thức chung, các hệ thống kỹ năng, kỹ xảo phong phú để điều khiển mọi hoạt động của cơ thể trong không gian và thời gian, biết sử dụng các kỹ năng, kỹ xảo vận động trong mọi điều kiện sống và các hoạt động khác nhau của con người. Nhận thức bao hàm những kiến thức lý luận khoa học, nội dung phương pháp tập luyện thể dục thể thao theo chương trình qui định nhằm giáo dục cho sinh viên về đạo đức xã hội chủ nghĩa, tinh thần tập thể, tính tự giác trong học tập, sử dụng các bài tập thể chất như là phương pháp GDTC nhằm mục đích rèn luyện thân thể cũng như nâng cao sức khoẻ sẵn sàng lao động và bảo vệ Tổ quốc.

Trong công trình "nghiên cứu về khuynh hướng hiện đại của GDTC trong các trường Đại học và cách tiếp cận" tác giả Lê Văn Xem đã đề cập tới các vấn đề "tăng cường chất lượng GDTC về văn hoá thể chất trong khâu dạy và học thể dục thể thao bằng các giải pháp chú trọng hơn về khâu giáo dục nhận thức, hiểu biết và năng lực vận dụng vào thực tiễn hoạt động tự chăm lo sức khoẻ, rèn luyện thể chất hàng ngày".[72]

Trên cơ sở những nhận định khoa học lý luận GDTC, chỉ rõ tầm quan trọng của việc giáo dục. Lê Văn Lẫm, Vũ Đức Thu, Lưu Quang Hiệp, Nguyễn Xuân Sinh, Trương Anh Tuấn đã đề cập một cách có hệ thống những tri thức cơ bản trong cuốn "Lý luận và phương pháp giáo dục thể chất". Sách dùng cho các trường Đại học, cao đẳng và trung học chuyên nghiệp năm 2006 [48],[56],… Dựa trên chương trình GDTC đã được cải tiến nhằm giúp cho các giáo viên và sinh viên trong việc dạy và học cũng như kiểm tra đánh giá chất lượng GDTC.

31

1.4.2. Kỹ năng thực hành

Trong quá trình học tập, tập luyện các kỹ năng vận động cũng như kỹ xảo vận động được hình thành, là kết quả của quá trình tiếp thu các động tác: kỹ năng vận động thể hiện tiêu biểu bằng sự tiếp thu kỹ thuật động tác ở mức độ phải tập trung chú ý cao độ vào các bộ phận tạo thành động tác và ở các cách thức chưa ổn định khi giải quyết nhiệm vụ vận động" [60].

Trong quá trình tập luyện việc lặp đi lặp lại nhiều lần động tác thì

Một phần của tài liệu nghiên cứu giải pháp nâng cao chất lượng công tác giáo dục thể chất cho sinh viên đại học tây bắc (Trang 30 - 101)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(101 trang)