Thời kỳ từ 1989 đến 1994

Một phần của tài liệu nghiên cứu giải pháp nâng cao chất lượng công tác giáo dục thể chất cho sinh viên đại học tây bắc (Trang 29 - 30)

Là thời kỳ phát triển hoà nhập theo qui trình đào tạo mới ở nấc thang cao hơn. Ngày 23/1/1989 Bộ Đại học, trung học chuyên nghiệp và dậy nghề ban hành quyết định số 203/QĐ - TDTT về chương trình GDTC trong các trường Đại học thay thế cho các chương trình đã ban hành trước đây và được áp dụng ngay từ năm học 1989 - 1990. So với chương trình cũ, chương trình này có những cải tiến sau:[36]

Công tác GDTC được tiến hành trong suốt quá trình học tập của sinh viên trong trường (4 năm). Giờ học nội khoá bao gồm 150 tiết, trong đó 120 tiết trong 2 năm đầu với nội dung 4 học phần (giai đoạn I) và 30 tiết trong 2 năm tiếp theo với 1 học phần (giai đoạn II) [36].

- Xây dựng chỉ tiêu đánh giá thể lực dựa vào trình độ thể lực, nhóm sức khoẻ giới tính và nhóm trường.

- Trong giảng dạy nội khoá chú ý đối đãi cá biệt với sinh viên theo hướng phân loại sức khoẻ nhằm đảm bảo tính khoa học trong luyện tập thể dục thể thao và thực hiện tốt mục đích của công tác GDTC trong trường Đại học.

- Chương trình đã thực hiện cơ bản được tính kế thừa về nội dung học tập một cách có hệ thống và liên hệ chặt chẽ với chương trình môn học thể dục ở các trường phổ thông trunghọc.

- Qua thực tế thực hiện theo chương trình trên và qua tiến hành trao đổi mạn đàm với giáo viên giảng dậy môn học thể dục thể thao ở trong trường và ở một số trường Đại học khác, chúng tôi nhận thấy chương trình này còn một số điểm tồn tại sau:

- Các trường Đại học phần lớn đều chia một năm học thành 2 học kỳ riêng biệt mà theo phụ lục 1, nếu chia tất cả các nội dung của một năm học thành 2 học kỳ đều nhau dẫn tới chương trình bị dàn trải, sinh viên tiếp thu chưa sâu, chưa định hình tốt động tác môn học này đã chuyển sang học môn khác.

23

- Công tác thi, kiểm tra đánh giá kết quả học tập của sinh viên mất nhiều thời gian nếu phải kiểm tra tất cả các nội dung ảnh hưởng tới chương trình và kết quả học tập của cả môn học.

- Trong năm học thứ 3 và thứ 4 chỉ có 30 tiết nhưng lại dàn trải trong suốt 2 năm học (14 tiết ở năm thứ 3 và 16 tiết ở năm thứ 4) bao gồm 2 môn là điền kinh và tự chọn là chưa khoa học, không đáp ứng được nhu cầu hoạt động thể dục thể thao đa dạng của sinh viên.

- Hoạt động thể dục thể thao ngoại khoá tương đương với giờ học chính khoá trong 2 năm đầu và tăng rất cao trong 2 năm tiếp theo là hợp lý nhưng trên thực tế rất khó thực hiện được do ý thức của giáo viên và sinh viên. Sau khi kết thúc chương trình học tập chính khoá chỉ có một số ít sinh viên có nhận thức tốt, có khả năng hoạt động tập luyện, thi đấu ở một số môn thể thao nhất định nào đó mới có thể tiếp tục hoạt động thể dục thể thao ngoại khóa.

Một phần của tài liệu nghiên cứu giải pháp nâng cao chất lượng công tác giáo dục thể chất cho sinh viên đại học tây bắc (Trang 29 - 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(101 trang)