Từ tháng 3 năm 1941 trong chương trình cứu của Mặt trận Việt minh, Đảng ta đã xác định: "Cần phải khuyến khích và giúp đỡ nền thể thao quốc dân, làm nòi giống ngày thêm khoẻ mạnh". Sau khi Cách mạng tháng 8 - 1945 thành công Đảng và Nhà nước ta luôn quan tâm tới công tác thể dục thể thao nói chung và GDTC trong nhà trường các cấp nói riêng, coi sức khoẻ là một trong những vốn quý nhất của con người. Tháng 3 - 1946, Nha thanh niên và thể dục được thành lập nằm trong Bộ quốc gia giáo dục, do Bác Hồ ký sắc lệnh, một trong các nhiệm vụ của Nha là chăm lo phát triển việc GDTC trong
20
nhà trường các cấp. Sau hoà bình lập lại năm 1954, Đảng ta rất quan tâm tới việc phát triển các trường Đại học và một trong các mối quan tâm đó là công tác GDTC cho sinh viên. Từ năm 1958 trong các trường Đại học đã bắt đầu tiến hành giảng dạy chính khoá môn thể dục thể thao. Khi đó chương trình được qui định là 150 tiết nhưng còn mang tính chất tạm thời và chưa phải là văn bản chính thức. Ngày 28-9-1962 để chỉ đạo phong trào thể dục thể thao, lần đầu tiên Hội đồng Chính phủ ra chỉ thị 110/TTg ban hành "Điều lệ tạm thời về tiêu chuẩn rèn luyện thân thể cho các lứa tuổi nam từ 18 - 45 tuổi, nữ từ 13 - 38 tuổi". Hưởng ứng chỉ thị này trong các trường Đại học đã dấy lên phong trào học tập và rèn luyện thể dục thể thao sôi nổi và bắt đầu xây dựng các tiêu chuẩn kiểm tra, đánh giá thể lực cho sinh viên dựa trên cơ sở tiêu chuẩn rèn luyện thân thể. Thời kỳ này phong trào thể dục thể thao quần chúng trong sinh viên, học sinh và cả các cán bộ quản lý, giảng dạy và phục vụ đã hăng hái luyện tập và kiểm tra đạt tiêu chuẩn rèn luyện thân thể theo lứa tuổi. Giờ học thể dục thể thao chính khoá đã bắt đầu được đưa vào nề nếp và được các trường quan tâm hơn.
Nhằm khắc phục những thiếu sót nảy sinh trong quá trình thực hiện hoàn thiện dần chương trình môn học và nâng cao hiệu quả công tác GDTC trong các trường Đại học theo tinh thần chỉ thị 62/TD - QS và 63/TD-QS ngày 14 và 15/9/1962 của Bộ Đại học và trung học chuyên nghiệp (nay là Bộ Giáo dục và đào tạo) Bộ đã nghiên cứu và ban hành chương trình GDTC trong các trường Đại học và trung học chuyên nghiệp ở nước ta, trong đó qui định có giờ nội khoá bắt buộc trong kế hoạch giảng dạy và học tập của các trường.
Đặc điểm nội dung chương trình thời kỳ này hầu như dịch từ chương trình của nước ngoài, kết hợp với tri thức ít ỏi và kinh nghiệm của một số cán bộ chuyên môn cũ được đào tạo từ thời Pháp thuộc. Vì vậy nội dung chương trình còn thiếu thực tiễn, chưa phù hợp với điều
21
kiện và thể chất người Việt Nam, dù vậy dù sao đó cũng là những cơ sở ban đầu quí báu và đáng trân trọng.