Các loại hình cư trú ở thành thị

Một phần của tài liệu Địa lý Việt Nam (Trang 98 - 100)

- Di dân tự do nông thô n nông thôn

2.6.3.Các loại hình cư trú ở thành thị

1995 1997 1999 2001 2003 2005 2008 Cán bộ ngành y

2.6.3.Các loại hình cư trú ở thành thị

Thành thị là loại hình quần cư thứ 2 của xã hội, khác với nông thôn ở chỗ dân cư tập trung đông; hoạt động chính là công nghiệp, dịch vụ, thương mại; có kiểu cấu trúc, qui hoạch đặc biệt. Trong QĐ ngày 05/05/1990 của HĐBT: “Đô thị là các điểm dân cư

với các yếu tố sau: Là trung tâm tổng hợp (hay trung tâm chuyên ngành), có vai trò thúc đẩy sự phát triển nền kinh tế - xã hội của vùng lãnh thổ nhất định. Qui mô dân số phải từ

4.000ng (vùng núi có thể ít hơn). Tỉ lệ lao động phi nông nghiệp 60% trong tổng số lao động; Là nơi sản xuất, dịch vụ thương mại hàng hoá phát triển; Có cơ sở hạ tầng và các công trình công cộng phục vụ dân cư đô thị; Mật độ dân cư được xác định theo từng loại đô thị với đặc điểm của từng vùng”. Ở nước ta, đô thị xuất hiện sớm nhất là thành Cổ

Loa (có thể coi là đô thị đầu tiên). Thế kỷ XI, thành Thăng Long ra đời. Đến thế kỷ XVI - XVIII hình thành một số điểm dân cư được coi là đô thị như Phú Xuân, Hội An, Đà Nẵng, Phố Hiến, Gia Định. Từ đó cho đến nay, cùng với sự phát triển kinh tế, số lượng đô thị và tỉ lệ dân đô thị ngày càng tăng.

Căn cứ vào chức năng chính của đô thị, ở Việt Nam có một số loại đô thị chủ yếu sau:

▪ Đô thị là trung tâm kinh tế, chính trị, quân sự có tầm quan trọng đối với cả nước.

Thuộc nhóm này có thủ đô Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh .

+ Thành phố Hà Nội là thủ đô của nước CHXHCNVN. Được hình thành từ mùa

Thu năm 1010, khi Lý Công Uẩn lên ngôi dời kinh đô từ Hoa Lư ra thành Đại La. Vị trí nằm ở trung tâm ĐBSH, có địa thế rất thuận lợi. Trong Chiếu dời đô của Lý Công Uẩn, đã viết: ” Thành Đại La ở vào trung tâm Trời Đất, được cái thể rồng cuộn, hổ ngồi, đã

đúng ngôi Nam - Bắc – Đông - Tây, đất đai cao lại thoáng, dân cư khỏi chịu cảnh khốn khổ ngập lụt, muôn vật cũng rất mực phong phú, tốt tươi. Xem khắp đất Việt ta, chỉ có nơi này là thắng địa”. Hà Nội trở thành trung tâm kinh tế, chính trị, văn hóa, khoa học và đầu

mối giao thông quan trọng nhất của nước ta. Hà Nội có “36 phố phường”(phạm vi tương đương quận Hoàn Kiếm hiện nay). Các phường ngoài rìa chủ yếu là trồng rau, hoa, cây cảnh. Các phường trung tâm là sản xuất thủ công, buôn bán. Tên các phố của Hà Nội thời kỳ này thường bắt đầu bằng chữ “Hàng” nói lên các mặt hàng chủ yếu của các phường thợ thủ công (Hàng Bạc, Hàng Nón, Hàng Chiếu, Hàng Vải, Hàng Giày ...). Thời Pháp thuộc, Hà Nội được mở rộng nhanh chóng, nhiều nhà máy, khu thương mại mọc lên (nhà

máy điện, bia, nước ngọt, nhà Gô Đa). Các trường học như (Anbe Xarô, trường Bưởi, trường Đồng Khánh, trường Đại học tổng hợp Đông Dương); các bệnh viện (Bạch Mai, Phủ Doãn...); Viện Đông bác cổ, Nhà hát lớn... cũng được xây dựng trong thời kỳ này. Sau 1954 đến nay, Hà Nội được qui hoạch và phát triển rất nhanh, là một TP công nghiệp quan trọng của cả nước. Hà Nội có các khu công nghiệp tập trung như Minh Khai, Vĩnh Tuy, Thượng Đình, Đông Anh, Trương Định, Đuôi Cá, Pháp Vân-Văn Điển, Cầu Diễn- Nghĩa Đô, Gia Lâm-Yên Viên, Chèm, Cầu Bươu và khu chế xuất, khu công nghệ cao như Sóc Sơn, Sài Đồng-Gia Lâm, Đông Anh, Nam Thăng Long. Hà Nội còn là trung tâm thương mại, du lịch, ngân hàng lớn của cả nước. Tập trung các đầu mối giao thông quan trọng. Có sân bay quốc tế thuộc loại lớn nhất nước ta. Hà Nội tập trung nhiều trường Cao đẳng, Đại học, các trung tâm nghiên cứu khoa học, văn hoá, nghệ thuật... Diện tích là 921,8 km2 (nội thành 82,87 km2, ngoại thành 844,61km2). Dân số (2005) là 3.149.800 người, mật độ dân số 3.406 ng/km2. Về mặt hành chính, là TP trực thuộc TW, gồm 9 quận nội thành (Ba Đình, Hoàn Kiếm, Hai Bà Trưng, Tây Hồ, Đống Đa, Thanh Xuân, Cầu Giấy, Long Biên và Hoàng Mai với 128 phường), 5 huyện ngoại thành là Sóc Sơn, Đông Anh, Gia Lâm, Thanh Trì, và Từ Liêm với 98 xã và 6 thị trấn. Tuy thành phố chỉ chiếm 0,28% diện tích và 3,5% dân số cả nước, nhưng chiếm 7,8% TNQD, 9,4% giá trị sản lượng công nghiệp và trên 9,0% doanh số bán ra của cả nước năm 2002.

Tháng 08/2008, Hà Nội được mở rộng thêm toàn bộ diện tích của tỉnh Hà Tây, H.Mê Linh (Vĩnh Phúc), 4 xã Đông Xuân, Đông Tiến, Yên Bình và Yên Trung (H.Lương Sơn – Hoà Bình); như vậy diện tích của Hà Nội 3344,70,02 km2 và dân số là 6,23 triệu người. Tháng 12/2008, TP Hà Đông được đổi thành quận Hà Đông – Hà Nội có 10 quận nội thành

+ TP Hồ Chí Minh. Là thành phố lớn nhất, trung tâm kinh tế, văn hóa, chính trị

quan trọng của cả nước. Thành phố được thành lập 7/1976 trên cơ sở Đô thành Sài Gòn, tỉnh Gia Định, phần đất Củ Chi (Hậu Nghĩa), Bến Cỏ (Bình Dương) và một phần tỉnh Đồng Nai. Thành phố có lịch sử trên 300 năm, là trung tâm thương mại sầm uất, nơi giao lưu với nước ngoài rất nhộn nhịp, các ngành công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp rất phát triển. Ngành công nghiệp quan trọng trong thời kỳ Pháp thuộc là xưởng đóng tàu thuyền với công trường lớn nhất là Ba Son, nhờ sớm tiếp xúc với nước ngoài, Thành phố là nơi đón nhận kỹ thuật của châu Âu đầu tiên vào nước ta.

Cuối 1859, Pháp chiếm đóng Thành phố và đã xây dựng ở đây các xí nghiệp (xay xát, rượu, bia, thuộc da, ép dầu...); mở rộng các khu dân cư, số dân Sài Gòn - Chợ Lớn từ 10,0 vạn người (1880 - 1897) lên 24,8 vạn người (1913), lên 34,7 vạn người (1926) và 54,0 vạn người (1928). Sài Gòn trở thành thủ phủ của Nam Kỳ.

Trong kháng chiến chống Pháp, số dân Sài Gòn - Chợ Lớn tăng rất nhanh từ 1,0 triệu người (1945) lên 1,9 triệu người (1954). Nhà cửa, khách sạn, cửa hàng, các cơ sở dịch vụ mọc lên khắp nơi phục vụ cho bộ máy chiến tranh của Pháp.

Trong chiến tranh chống Mỹ, nơi đây là sào huyệt của bộ máy chính quyền cũ, rất ồn ào, lộn xộn, dân cư đông đúc.

Sau 30/04/1975, TP được vinh dự mang tên Bác Hồ, là Thành phố trực thuộc TW

và dần dần trở thành trung tâm kinh tế - thương mại - dịch vụ - du lịch lớn nhất ở miền Nam và cả nước. Thành phố có diện tích 2.098,7 km2 (nội thành 442,1 km2, ngoại thành 1.655,6 km2). Dân số 6.105.800 người (2005), mật độ dân số 2.909 ng/km2. Về mặt hành chính, bao gồm 19 quận ( 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10, 11, 12, Gò Vấp, Tân Bình, Phú Nhuận, Bình Thạnh, Thủ Đức... (chiếm 21,6% diện tích, 81,7% dân số) với 245 phường và 5 huyện ngoại thành (Củ Chi, Hoóc Môn, Bình Chánh, Nhà Bè, Cần Giờ), 5 thị trấn và 58 xã. Tuy chỉ chiếm 0,63% diện tích và 6,9% dân số cả nước, nhưng Thành phố chiếm tới 20,3% thu nhập quốc dân, 29,6% giá trị sản lượng công nghiệp và 26,2% doanh số bán ra của cả nước (2002). Thành phố có vị trí đặc biệt quan trọng, góp phần tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển kinh tế - xã hội của Đông Nam Bộ và cả nước.

▪ Đô thị thành phố cảng vừa là trung tâm kinh tế, vừa là đầu mối giao thông vận tải và thương mại. Thuộc loại hình này có (Hải Phòng, Vinh, Đà Nẵng, Qui Nhơn,...). Dân số trung bình ~ 20 - 55 vạn người. Chức năng là sản xuất công nghiệp kết hợp giao thông vận tải, thương mại; đồng thời là trung tâm chính trị, văn hóa của địa phương.

▪ Đô thị công nghiệp với chức năng là sản xuất công nghiệp. Loại hình này gồm có

(Thái Nguyên, Nam Định, Việt Trì, Biên Hoà, Cần Thơ...).

▪ Đô thị du lịch, nghỉ mát: (Đà Lạt, Nha Trang, Vũng Tàu, Hạ Long...).

▪ Đô thị kiểu thị xã, thị trấn. Đây là loại đô thị nhỏ với vai trò là trung tâm tổng

hợp (kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội), hoặc trung tâm chuyên ngành sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp của tỉnh (thị xã), hay huyện (thị trấn). Loại hình này phổ biến ở nhiều địa phương.

Một phần của tài liệu Địa lý Việt Nam (Trang 98 - 100)