Về GDP/Ngườ

Một phần của tài liệu Địa lý Việt Nam (Trang 83 - 85)

- Di dân tự do nông thô n nông thôn

2.4.2.Về GDP/Ngườ

b. Kết cấu dân số theo trình độ văn hoá

2.4.2.Về GDP/Ngườ

Trong những năm qua, công cuộc đổi mới của nước ta đã thu được những thành tựu to lớn trên mọi lĩnh vực cả kinh tế, chính trị xã hội. Trong khoảng trên 10 năm trở lại đây chúng ta đều duy trì được nhịp độ tăng trưởng GDP khá cao ở mức > 7%/năm, đời sống của nhân dân đã được cải thiện. GDP bình quân/đầu người/năm tăng ~ 6%.

TNBQ/Ng có sự phân hoá giữa các vùng và theo các nhóm thu nhập. Các vùng có mức TNBQ/Ng thấp hơn mức TB của cả nước là Miền núi – trung du Bắc Bộ, Duyên hải miền Trung, Tây Nguyên, ĐB sông Cửu Long . Vùng có mức TNBQ/ng cao nhất là Đông Nam Bộ.

Bảng 2.21. Thu nhập BQ/người/tháng thời kỳ 1996 - 2006 (nghìn đồng)

Các vùng 1996 1999 2002 2004 2006 Cả nước 226,7 295,0 356,8 484,4 636,0 Thành thị 516,7 622,1 815,4 1058,0 Nông thôn 225,0 275,1 378,1 506,0 Tây Bắc 223,3 280,0 353,3 265,7 442,0 Đông Bắc 195,9 379,9 Đồng bằng sông Hồng 173,8 210,0 269,2 488,2 666,0 Bắc Trung Bộ 174,1 212,4 235,5 317,1 476,0 DH Nam Trung Bộ 194,7 252,8 306,0 414,9

Tây Nguyên 265,6 344,7 239,7 390,2 552,0

Đông Nam Bộ 378,1 527,8 623,0 833,0 1146,0

ĐB sông Cửu Long 242,3 342,1 373,2 471,1 628,0

Theo báo cáo của Ngân hàng TG: GDP/Ng nước ta năm 1999 là 310 USD; năm

2002 là 440 USD (mức TB của TG là 5.120 USD, các nước phát triển 20.670 USD, các nước đang phát triển 1.230 USD). Như vậy, so với nhóm các nước đang phát triển thì TNBQ/Ng của nước ta chỉ bằng 1/4. Điều này cũng dễ dàng lý giải, bởi vì Việt Nam là nước có nền kinh tế chưa phát triển vững chắc, hiệu quả và sức cạnh tranh còn thấp, còn nhiều yếu tố chưa đảm bảo tăng trưởng cao và bền vững. Nhưng từ sau đổi mới, tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế nước ta khá cao, đời sống của nhân dân đã được cải thiện, TNBQ/người liên tục tăng (năm 2005 GDP/người đã tăng lên 640,0 USD).

Để xác định chỉ tiêu đói - nghèo và hoạch định chính sách xoá đói - giảm nghèo của Nhà nước, thì chỉ tiêu thu nhập được coi là quan trong nhất (thu nhập được tính bằng tiền). Tuy nhiên, hiện nay giá cả không ổn định lại có sự khác nhau giữa các vùng. Vì vậy, có thể dùng hình thức phổ biến là hiện vật được qui ra gạo, đây cũng là sự tính toán truyền thống của nhân dân ta; mặt khác ở các vùng nông thôn, nhu cầu thiết yếu của người nghèo là gạo, chỉ tiêu lượng gạo BQ/ng/tháng có ý nghĩa đầu tiên là đủ ăn.

Bảng 2.22. Tiêu chuẩn được coi là nghèo - đói ở nước ta 2001-2002 (Do Bộ LĐ& TBXH đưa ra)

Loại hộ Địa bàn TNBQ/người/tháng

Gạo/người/tháng Đồng/người/tháng

Đói Cả nước < 15kg < 60.000đ

Nghèo

- Nông thôn, miền núi, hải đảo. - Nông thôn, đồng bằng, TD - Thành thị < 20kg < 25kg < 35kg < 80.000đ < 100.000đ < 150.000đ

Chương trình xoá đói-giảm nghèo được Chính phủ đề ra và được thực hiện có hiệu quả từ năm 1992, với các hình thức như xây dựng cơ sở hạ tầng, xắp xếp lại dân cư, cho vay vốn với lãi suất thấp, hướng dẫn cách làm ăn,.v.v. Kết quả năm 1992, cả nước có 3,8 triệu hộ nghèo, thì đến năm 1998 chỉ còn 2,4 triệu hộ (TB mỗi năm giảm 2% hộ đói nghèo ~ 25 - 30 vạn hộ/năm).

Bảng 2.23. Tỉ lệ nghèo chung (*) và nghèo LT - TP (**) của các vùng năm 2006 (%):

2002 2004 2002 2004

CẢ NƯỚC DHNTBộ

Tỷ lệ nghèo chung 28,9 19,5 Tỷ lệ nghèo chung 25,2 19,0 Tỷ lệ nghèo LT - TP 9,9 6,9 Tỷ lệ nghèo LT - TP 10,7 7,6

ĐBS Hồng Tây Nguyên

Tỷ lệ nghèo chung 22,4 12,1 Tỷ lệ nghèo chung 51,8 33,1 Tỷ lệ nghèo LT - TP 6,5 4,6 Tỷ lệ nghèo LT - TP 17,0 12,3

Đông Bắc Đông Nam Bộ

Tỷ lệ nghèo chung 38,4 29,4 Tỷ lệ nghèo chung 10,6 5,4 Tỷ lệ nghèo LT - TP 14,1 9,4 Tỷ lệ nghèo LT - TP 3,2 1,8

Tây Bắc ĐB sông Cửu Long

Tỷ lệ nghèo chung 68,0 58,6 Tỷ lệ nghèo chung 23,4 19,5 Tỷ lệ nghèo LT - TP 28,1 21,8 Tỷ lệ nghèo LT - TP 7,6 5,2

Bắc Trung Bộ Nguồn: Tổng cục Thống kê, 2007

Tỷ lệ nghèo chung 43,9 31,9 Tỷ lệ nghèo LT - TP 17,3 12,2

(*) Tỷ lệ nghèo chung được tính theo chi tiêu BQ / người/ tháng và chuẩn nghèo chung của TCTK và ngân hàng TG với chi tiêu BQ/người/tháng qua các năm: Năm 2002 là 160.000 đồng; Năm 2004: 173.000 đồng.

(**) Tỷ lệ nghèo LT-TP được tính theo TNBQ/người/tháng và chuẩn nghèo LT-TP với mức TNBQ/người/tháng qua các năm như sau: Năm 2002 (thành thị 146.000 đồng nông thôn: 112.000 đồng); Năm 2004 ( thành thị 163.000 đồng, nông thôn: 124.000 đồng) (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu Địa lý Việt Nam (Trang 83 - 85)